Soạn Văn 10 Lời Giải Hay Siêu Ngắn / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn 10 (Siêu Ngắn)

Giới thiệu về Soạn văn 10 (siêu ngắn)

Nội dung các bài soạn văn lớp 10:

Tổng quan văn học Việt Nam

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Văn bản

Chiến thắng Mtao-Mxây

Văn bản (Tiếp theo)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Lập dàn ý bài văn tự sự

Uy-Lít-Xơ trở về

Ra-Ma buộc tội

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự

Tấm Cám

Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Tam đại con gà

Nhưng nó phải bằng hai mày

Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự

Soạn văn 10 (siêu ngắn) gồm 85 bài viết là các bài soạn văn siêu ngắn bám sát vào nội dung kiến thức của chương trình Ngữ văn 10.

Tuần 1

Soạn bài: Tổng quan văn học Việt Nam (trang 13 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (trang 14 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 2

Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (trang 19 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (trang 20 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Văn bản (trang 23 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) (trang 26 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 3

Soạn bài: Chiến thắng Mtao-Mxây (trang 36 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Văn bản (Tiếp theo) (trang 37 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 4

Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (trang 42 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự (trang 45 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 5

Soạn bài: Uy-Lít-Xơ trở về (trang 52 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 6

Soạn bài: Ra-Ma buộc tội (trang 59 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự (trang 62 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 7

Soạn bài: Tấm Cám (trang 72 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (trang 73 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 8

Soạn bài: Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày (trang 80 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự (trang 81 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 9

Soạn bài: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (trang 84 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (trang 88 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 10

Soạn bài: Ca dao hài hước (trang 91 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Lời tiễn dặn (trang 96 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Luyện viết đoạn văn tự sự (trang 98 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 11

Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (trang 100 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 12

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (trang 113 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 13

Soạn bài: Tỏ lòng (Thuật hoài) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) (trang 118 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự (trang 121 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự ( trang 123 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 14

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) (trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) (trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Đọc (trang 133 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 15

Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (trang 135 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Vận nước (trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Cáo bệnh, bảo mọi người (trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Hứng trở về (trang 142 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 16

Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Trình bày về một vấn đề (trang 150 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 17

Soạn bài: Lập kế hoạch cá nhân (trang 153 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Thơ Hai-kư của Ba-sô (trang 157 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) (trang 160 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Nỗi oan của người phòng khuê (trang 162 sgk Ngữ văn 10 tập 1)Soạn bài: Khe chim kêu (Vương Duy) (trang 164 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tuần 18

Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (trang 168 sgk Ngữ van 10 tập 1)Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh (trang 169 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn văn lớp 10 Tập 2

Tuần 19

Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) (trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Đại cáo bình Ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi (trang 13 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (trang 15 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tuần 20

Soạn bài: Đại cáo bình Ngô – Phần 2: Tác phẩm (trang 23 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (trang 26 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tuần 21

Soạn bài: Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) (trang 30 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) (trang 32 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (trang 40 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tuần 22

Soạn bài: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) (trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tuần 23

Soạn bài: Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) (trang 47 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Phương pháp thuyết minh ( trang 51 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh (trang 53 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tuần 24

Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) (trang 60 sgk Ngữ văn 10 tập 2)Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (trang 62 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tuần 25

Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (trang 67 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Tuần 26

Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) Soạn bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung) Soạn bài: Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học

Tuần 27

Soạn bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận

Tuần 28

Soạn bài: Truyện Kiều – Phần 1: Tác giả Nguyễn Du Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Tuần 29

Soạn bài: Truyện Kiều – Phần 2 Trao Duyên Soạn bài: Truyện Kiều – Phần Nỗi thương mình Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận

Tuần 30

Soạn bài: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) Soạn bài: Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

Tuần 31

Soạn bài: Văn bản văn học Soạn bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Tuần 32

Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học Soạn bài: Các thao tác nghị luận Soạn bài: Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

Tuần 33

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Soạn bài: Tổng kết phần văn học

Tuần 35

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

Soạn Bài Nhớ Rừng (Siêu Ngắn)

Soạn bài Nhớ rừng

Bài giảng: Nhớ rừng – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 7 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Bài thơ chia làm 5 đoạn:

– Đoạn 1: Lòng uất hận, căm hờn khi bị giam cầm trong cũi sắt

– Đoạn 2: Nỗi nhớ núi rừng và sự oai phong của con hổ

– Đoạn 3: Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.

– Đoạn 4: Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.

– Đoạn 5 : Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.

Câu 2 (trang 7 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

a.

– Cảnh tượng vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt:

+ Đoạn 1: Không gian “cũi sắt”, sống chung với lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Thân phận là chúa sơn lâm nhưng giờ đây lại phải sống trong cũi sắt chật hẹp, tù túng. Sống chung bầy với những kẻ tầm thường, chịu làm trò mua vui cho thiên hạ. Đây là cảnh tượng nhục nhã, buồn chán khiến nó “căm hờn”,khinh bỉ và cay đắng.

+ Đoạn 4: Cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối. Đó là nơi bàn tay con người tạo nên, học đòi cho giống chốn rừng xanh nhưng đâu thể sánh được với cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ ngoài kia. Cảnh tượng đáng khinh, thể hiện sự bất mãn, cao ngạo của con hổ.

– Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ‘ngày xưa”

+ Đoạn 2: Cảnh núi rừng oai linh, cao cả, giàu có. Đó là nơi “bóng cả, cây già”, “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”, “lá gai, cỏ sắc”, “thảo hoa”. Chỉ có nơi này mới xứng với chúa sơn lâm, nơi nó “thét khúc trường ca dữ dội”, nơi nó là “chúa tể muôn loài”.

+ Đoạn 3: Cảnh núi rừng lãng mạn, bi tráng. Đó là cảnh thơ mộng”những đêm vàng bên bờ suối”, con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là cảnh hùng tráng khi “mưa chuyển bốn phương ngàn”, con hổ vẫn mang dáng vẻ của một bậc đế vương “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh của những ngày yên bình “bình minh cây xanh nắng gội”, rộn rã “tiếng chim ca”, con hổ trong giấc ngủ bình yên. Đó là những cảnh dữ dội “chiểu lênh láng máu sau rừng”. Ở đây, con hổ hiện lên với một tư thế lẫm liệt, kiêu hùng

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ đoạn 2 và 3:

– Từ ngữ: chọn lọc, sử dụng nhiều động từ mạnh, tính từ gợi hình, làm nổi vật sự hùng vĩ của núi rừng.

– Hình ảnh: Hình ảnh giàu sức gợi, chủ yếu là những hình ảnh nhân hóa, hình ảnh liên tưởng gợi sự hùng vĩ của đại ngàn, sự oai linh của chúa sơn lâm.

– Giọng điệu: Giọng điệu tự hào, cao ngạo đầy mạnh mẽ xen lẫn giọng điệu nhớ thương, uất hận.

c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm sự của con hổ ở vườn bách thú: Nỗi căm hận cảnh tượng hiện tại, nhớ về rừng xanh với niềm tự hào khôn xiết, từ đó lại càng tiếc thương cho hoàn cảnh của mình. Tâm sự ấy cũng giống như tâm sự của người dân Việt Nam đương thời. Những người dân mất nước, tiếc nhớ một thời oanh liệt, yên bình của đất nước, căm thù hoàn cảnh đô hộ ở thực tại.

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

– Tác dụng của việc mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” là thích hợp vì:

+ Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

+ Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.

+ Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.

+ Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

– Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

Câu 4 (trang 7 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Câu nói của Hoài Thanh đề cao việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu của Thế Lữ:

+ Ngôn ngữ: Động từ mạnh, nhiều điệp từ, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, chính xác.

+ Hình ảnh: Giàu liên tưởng, tưởng tượng, gợi sự mạnh mẽ, hùng tráng

+ Nhịp điệu: đa dạng, ngắt nhịp 5/5, 4/2/2, 3/5 theo dòng cảm xúc của con hổ.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến ” khúc đê này hỏng mất “): Nguy cơ vỡ đê và sự nỗ lực chống đỡ của người dân.

– Đoạn 2 (Tiếp … đến ” điếu mày “): cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê.

– Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

Trả lời câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện ” Sống chết mặc bay “: một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê.

b) Làm rõ sự tương phản:

– Dân hộ đê: hàng trăm nghìn người, làm việc từ chiều, vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Người nào người nấy ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.

– Quan đi hộ đê: Ngồi trong đình cao ráo, vững chãi, nhàn nhã, chơi tổ tôm, không cho phép ai quấy rầy lúc chơi bài, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết ra sao khi mà đê vỡ.

c) Quan đi hộ đê:

– Ngồi nơi an toàn, đẹp đẽ, có người hầu bài.

– Dùng đồ ngon vật lạ, sang trọng.

– Tư thế đường bệ, ung dung, nhàn nhã. Không màng chuyện đê vỡ, thậm chí còn khó chịu. Khi quan vui mừng ù ván bài cũng là lúc nước tràn, nhà cửa trôi, kẻ sống người chết.

d) Dụng ý của tác giả trong việc dựng hai cảnh tương phản này nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập giữa cảnh người dân khốn khổ với cảnh quan phụ mẫu vui sướng vì thắng ván bài.

– Tố cáo sự vô trách nhiệm tham lam lòng lang dạ thú của bọn quan lại.

– Xót thương cho tình cảnh khốn cùng, nghìn sầu muôn thảm của người dân khi chống chọi bão lũ.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 82, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ đê vỡ, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân:

– Mưa mỗi lúc một tầm tã: ” mưa gió ầm ầm “

– Nước sông dâng cao: nước sông Nhị Hà lên to quá, dưới sông thời nước cứ cuồn cuồn bốc lên.

– Âm thanh: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau đi hộ đê mỗi lúc một âm ĩ.

– Sức người ngày càng yếu, sức nước ngày càng to, nguy cơ vỡ đê đến gần, rồi đê vỡ.

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan:

– Mê đến nỗi trước sân đình mưa như trút nước mà không hề hay biết: ” đê vỡ mặc đê, sông nước dù nguy, không bằng nước bài cao thấp “

– Dân phu báo tin đê vỡ vẫn thờ ơ, lên giọng quát nạt.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 82, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện:

– Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan ham mê bài bạc, vô trách nhiệm và nhẫn tâm.

+ Phản ánh tình cảnh khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội phong kiến.

– Giá trị nhân đạo của truyện:

+ Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

+ Lên án sự thờ ơ, vô trách nhiệm đến mức độc ác của bọn quan lại.

Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:

Trả lời câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.

Câu 5

Sống chết mặc bay cho thấy sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực của người dân và cuộc sống sa hoa, sung sướng của bọn cầm quyền mà đứng đầu là tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến mà đứng đầu là tên quan phủ độc ác.

chúng tôi

Soạn Bài Tràng Giang Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

– Ý nghĩa của câu đề từ ( Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài):

+ Mở ra không gian vũ trụ khoáng đạt với nhiều chiều kích (rộng, dài) của các đối tượng lớn lao (trời, sông).

+ Trời và sông bị ở hoàn cảnh xa cách thấm đẫm nỗi nhung nhớ, bâng khuâng.

– Câu đề từ thâu tóm tinh thần của toàn bài thơ:

+ Cảm hứng thiên nhiên sông nước

+Tâm trạng bâng khuâng, sầu nhớ của con người.

Câu 2 Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Âm điệu chung của bài thơ: Âm điệu buồn lặng, triền miên, suy tư, trầm lắng. Âm điệu này được tạo nên bởi:

– Nhịp thơ: chủ yếu là nhịp 4/3 quen thuộc, đều đặn.

– Ngôn ngữ: dùng nhiều từ láy tạo sự lặp âm, nhiều từ Hán Việt gợi sắc suy tư, sâu lắng, cổ kính.

Câu 3 Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Bức tranh thiên nhiên trong bài vừa cổ điển vừa gần gũi, thân thuộc:

– Màu sắc cổ điển:

+ Đề tài quen thuộc: thiên nhiên (cảm hứng về dòng sông).

+ Hình ảnh ước lệ, tượng trưng, quen thuộc: dòng sông, con thuyền cánh chim, mây, núi, khói hoàng hôn.

+ Phong vị Đường thi: nhịp thơ 4/3, thể thơ thất ngôn, bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng thi liệu cổ, nhiều từ Hán Việt cổ kính, tâm thế sầu muộn của con người bé nhỏ trước không gian bao la rợn ngợp…

– Màu sắc hiện đại, gần gũi, thân thuộc:

+ Hình ảnh bình dị, gần gũi: củi một cành khô, tiếng làng xa vãn chợ chiều, bèo dạt.

+ Thiên nhiên hiện lên qua cảm nhận và nỗi niềm của cái tôi hiện đại.

Câu 4 Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Tình yêu thiên nhiên trong bài thấm đượm lòng yêu nước thầm kín:

– Yêu thiên nhiên:

+ Bức tranh thiên nhiên tuy buồn vắng, rợn ngợp nhưng cũng rất đỗi thơ mộng, đẹp đẽ.

+ Ẩn chứa tấm lòng thiết tha của nhà thơ với dòng sông quê hương đất nước.

– Nỗi cô đơn, lạc lõng của cái tôi cá nhân giữa không gian vũ trụ bao la và tấm lòng “nhớ nhà” của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 5 Câu 5 (trang 30 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ:

– Thể thơ thất ngôn được sử dụng nhuần nhuyễn với cách ngắt nhịp, gieo vần, đăng đối hài hòa, tròn trịa.

– Thủ pháp tương phản: thuyền về nước lại, nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng, cánh chim nhỏ bé – bóng chiều mênh mông → vừa gợi sự chia cách (những động từ ngược hướng đi kèm), vừa gợi không gian rợn ngợp đa chiều kích của vũ trụ, từ đó nhấn mạnh sự bé nhỏ, lạc lõng của con người.

– Hệ thống từ láy: tràng giang, điệp điệp, song song, đìu hiu, lớp lớp, dợn dợn … tạo âm điệu triền miên như những con sóng.

– Các biện pháp tu từ: tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, đối, cách kết hợp từ lạ ” sâu chót vót”, “buồn điệp điệp “.

– Hình ảnh chọn lọc, gợi cảm; Ngôn ngữ cô đọng, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Luyện tập Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Cách cảm nhận không gian, thời gian trong bài thơ có những điểm đáng chú ý như:

– Không gian: mênh mông, rộng lớn, mang tầm vũ trụ: trời rộng, sông dài.

+ Hình ảnh con thuyền cứ khuất dần rồi xa mờ hẳn, nước đành chia ” Sầu trăm ngả ” không gian giờ đã được mở rộng ra đến trăm ngả, vô tận mênh mang không có lấy một điểm tựa nào,…

+ Hai câu thơ cuối của khổ 2 đã mở ra một không gian ba chiều: chiều sâu, xa và cao. Từ chiều dọc không gian mở ra chiều ngang, lan tỏa đôi bờ. Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở ra bầu trời sâu chót vót.

+ Không gian luôn mang một màu buồn man mác, trôi xa, vẫn hắt hiu, vẫn xa vắng lạ lùng

– Giữa không gian mênh mông, buồn như vậy thì thời gian cũng như được kéo dài ra, trải dài hơn.

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Câu thơ cuối: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

(Tản Đà dịch)

– Cũng là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương trong buổi chiều tàn nhưng hai câu thơ của Huy Cận không phải lặp lại hoàn toàn ý thơ của Thôi Hiệu. Thôi Hiệu buồn, nhớ quê vì ngoại cảnh (khói sóng trên sông). Còn Huy Cận, không cần mượn tới khói sóng, lòng nhà thơ đã sầu buồn rồi. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn vạn cổ của con người cô đơn giữa vũ trụ rợn ngợp, bao la.

Bố cục Bố cục: 2 phần

– Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

– Hai khổ thơ cuối : Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

ND chính

Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.

chúng tôi