Soạn Văn 7 Lời Giải Hay Ngắn Nhất / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Ghép Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Từ ghép ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? – Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. – Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.

Soạn văn lớp 6 bài Chương trình địa phương

Soạn văn lớp 7 trang 13 tập 1 bài Từ Ghép ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Các loại từ ghép tập 1 trang 13

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?

(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại […].

(Lí Lan)

(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ […].

(Thạch Lam)

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?

– Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.

– Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng […].

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Các loại từ ghép

Trả lời câu 1 soạn văn bài Các loại từ ghép trang 13

→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính

Trả lời câu 2 soạn văn bài Các loại từ ghép trang 14

Các tiếng “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra từ chính, từ phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.

Câu hỏi bài Nghĩa của từ ghép tập 1 trang 14

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Nghĩa của từ ghép

Trả lời câu 1 soạn văn bài Nghĩa của từ ghép trang 14

Nghĩa của từ bà rộng hơn nghĩa của từ bà ngoại

Nghĩa của từ thơm rộng hơn nghĩa của từ thơm phức

→ Từ ghép chính phụ có tình phân nghĩa

Trả lời câu 2 soạn văn bài Nghĩa của từ ghép trang 14

Nghĩa của từ quần hẹp hơn nghĩa của từ quần áo

Nghĩa của từ trầm hẹp hơn nghĩa của từ trầm bổng

→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Từ ghép lớp 7 tập 1 trang 15

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.

Lời giải chi tiết:

bút …

ăn …

thước …

trắng …

mưa …

vui …

làm …

nhát …

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

Từ ghép chính phụ

Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

– núi: núi rừng, núi sông

– mặt: mặt mũi, mặt mày

– ham: ham mê, ham muốn, ham thích

– học: học hành, học hỏi

– xinh: xinh tươi, xinh đẹp

– tươi: tươi đẹp, tươi tốt

Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

Chỉ có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở vì:

– Trong tiếng Việt khi danh từ mang nghĩa cá thể mới có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước.

– Từ sách vở mang nghĩa tổng hợp nên không thể kết hợp với từ cuốn mang nghĩa cá thể được

Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

a, Không thể gọi mọi thứ là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc

b, Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá

c, Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”

d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.

Trả lời câu 6 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng

Một từ ghép đẳng lập: gang thép

Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)

– Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)

– gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được

→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.

Trả lời câu 7 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15

Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng máy, tiếng nước phụ cho tiếng hơi

Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng máy, trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ

Bánh đa nem: tiếng Bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ tiếng đa.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Từ ghép ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Từ ghép siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Thành Ngữ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Soạn văn lớp 7 trang 143 tập 1 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là thành ngữ tập 1 trang 143

Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về cấu tạo các cụm từ lên thác xuống ghềnh trong các câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?

b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.

Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa ( lên – xuống)

– Chúng ta không thể thay thế bất cứ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ, thay đổi vị trí từ trong cụm từ.

→ Cụm từ có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi, trở nên mất cân bằng khi thay đổi

b, Kết luận

– Cấu tạo cố định

– Biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh

Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm

– Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy

– Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.

+ Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì

Câu hỏi bài Sử dụng thành ngữ tập 1 trang 144

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích cái hay của các thành ngữ trên

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ

– Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Cái hay của hai câu thành ngữ trên

– Ngắn gọn, súc tích

– Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Thành ngữ lớp 7 tập 1 trang 145

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây.

a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c)

Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

(Truyện Kiều)

Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn

Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.

– Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): món ăn quý hiếm

– Tứ cố vô thân: chỉ sự đơn độc, không có người thân, nơi nương tựa

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt

– Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ

– Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Lời ăn tiếng nói

– Một nắng hai sương

– Ngày lành tháng tốt

– No cơm ấm áo

– Bách chiến bách thắng

– Sinh cơ lập nghiệp

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Ôn Tập Phần Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về: – Ca dao, dân ca; – Tục ngữ; – Thơ trữ tình; – Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; – Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; – Thơ thất ngôn bát cú Đường luật; – Thơ lục bát;

Soạn văn lớp 7 bài Cách làm bài văn lập luận giải Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập văn nghị luận

Soạn văn lớp 7 trang 127 tập 2 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Ôn tập phần văn tập 2 trang 127

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về:

– Ca dao, dân ca;

– Tục ngữ;

– Thơ trữ tình;

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật;

– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật;

– Thơ thất ngôn bát cú Đường luật;

– Thơ lục bát;

– Thơ song thất lục bát;

– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần đọc chính.

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ , đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 6 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Riêng với các văn bản đọc – hiểu là văn xuôi (trừ phần văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây:

Câu 7 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).

Câu 8 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương) , kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo).

Câu 9 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có lợi ích gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn

Trả lời câu 1 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 127

Trả lời câu 2 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

– Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Trả lời câu 3 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

– Tình thân gia đình

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu bản thể

– Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Trả lời câu 4 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

– Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

– Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu thiên nhiên

– Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.

Trả lời câu 6 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Trả lời câu 7 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

– Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

– Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

Trả lời câu 8 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

Trả lời câu 9 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

– Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

– Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Câu Đặc Biệt Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Câu đặc biệt ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì? Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.

Soạn văn lớp 7 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Soạn văn lớp 7 bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Soạn văn lớp 7 trang 27 tập 2 bài Câu đặc biệt ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là câu đặc biệt tập 2 trang 27

Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

A – Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B – Đó là một câu rút ngọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C – Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là câu đặc biệt

Trả lời câu soạn văn bài Thế nào là câu đặc biệt trang 27

– Câu: Ôi, em Thuỷ! Đây là câu chỉ gồm một từ cảm thán (Ôi) và một cụm danh từ (em Thuỷ).

– Đây không phải câu rút gọn, bởi vì nó không thể có chủ ngữ hay vị ngữ.

– Nói là câu đặc biệt là vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn.

Như vậy đáp án cần chọn là C.

Câu hỏi bài Tác dụng của câu đặc biệt tập 2 trang 28

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Tác dụng của câu đặc biệt

Các câu đặc biệt là:

– (1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)

– (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng)

– (3): “Trời ơi!” (Bộc lộ cảm xúc)

– (4): – Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!; – Chị An ơi! (Gọi đáp)

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Câu đặc biệt lớp 7 tập 2 trang 29

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d) Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

(Trần Hoài Dương)

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 29

a.

– Không có câu đặc biệt.

– Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b.

– Câu đặc biệt: Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

– Không có câu rút gọn.

c.

– Câu đặc biệt: Một hồi còi.

– Không có câu rút gọn.

d.

– Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 29

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

– Ba giây… Bốn giây… Năm giây…: Xác định, gợi tả thời gian.

– Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

– Câu đặc biệt: gọi đáp

– Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 29

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Câu đặc biệt ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Câu đặc biệt siêu ngắn