Soạn Văn 7 Lời Giải Hay Tập 1 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Ôn Tập Về Phần Tập Làm Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập về phần tập làm văn ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì.Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm? Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Soạn văn lớp 7 bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Soạn văn lớp 7 trang 139 tập 2 bài Ôn tập về phần tập làm văn ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Về văn biểu cảm tập 2 trang 139

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi các bài văn xuôi).

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó.

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi.)

Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.

Câu 8 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Về văn biểu cảm

Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong ngữ văn 7

– Cổng trường mở ra của Lý Lan

– Trường học của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

– Mẹ tôi của Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi

– Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài

– Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình của I-ri-na Ki-xlô-va

– Tấm gương của Băng Sơn

– Tản văn Mai Văn Tạo của Mai Văn Tạo

– Cây sấu Hà Nội của Tạ Việt Anh

– Sấu Hà Nội của Nguyễn Tuân

– Cây tre Việt Nam của Thép Mới

– Người ham chơi của Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

– Mõm Lũng Cú tột Bắc của Nguyễn Tuân

– Cỏ dại của Tô Hoài

– Quà bánh tuổi thơ của Đặng Anh Đào

– Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

– Kẹo mầm của Băng Sơn

– Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam

– Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương

– Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng

Đặc điểm của văn biểu cảm:

– Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,… )

– Bố cục 3 phần:

+ Mở bài: nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu

+ Thân bài: nêu cảm nghĩ về đối tượng

+ Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng

– Tình cảm thể hiện phải trong sáng, rõ ràng, chân thực.

Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó, ta không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi.

Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm

Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.

Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm

Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

Ngôn ngữ biểu cảm

Ngoài cách biểu cảm tình cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm, nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp từ…

Nội dung văn bản biểu cảm

Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm…

Mục đích biểu cảm

Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết

Phương tiện biểu cảm

Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ…

Bố cục bài văn biểu cảm (xem lại câu 2 ở trên)

Câu hỏi bài Về văn nghị luận lớp 7 tập 2 trang 139

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hãy ghi lại tên các bài nghị luận văn học đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai.

Câu 2 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ.

Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?

Câu 4 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận điểm là gì? Hãy cho biết những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.

Câu 5 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… là được.

Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu?

Câu 6 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Cho hai đề tập làm văn sau:

a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Về văn nghị luận

– Chống nạn thất học của Hồ Chí Minh

– Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội của Bằng Sơn

– Hai biển hồ

– Học thầy, học bạn của Nguyễn Thanh Tú

– Ích lợi của việc đọc sách của Thành Mĩ

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

– Học cơ bản mới có thể thành tài lớn của Xuân Yên

– Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai

– Tiếng Việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng

– Đừng sợ vấp ngã

– Không sợ sai lầm của Hồng Diễm

– Có hiểu đời mới hiểu văn của Nguyễn Hiến Lê

– Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng

– Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc của Phạm Văn Đồng

– Ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh

– Lòng khiêm tốn của Lâm Ngữ Đường

– Lòng nhân đạo của Lâm Ngữ Đường

– Óc phán đoán và óc thẩm mĩ của Nguyễn Hiến Lê

– Tự do và nô lệ của Nghiêm Toản

– Trên báo chí, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về…

– Trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo chuyên đề…

– Luận điểm là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

– Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục.

– Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức cau khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.

Câu a và câu d là luận điểm.

Câu b là câu cảm thán.

Câu c là một luận đề, chưa phải là luận điểm.

– Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có (phẩm chất, tính chất… nào đó)

– Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu cách về làm văn chứng minh.

– Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải để dẫn chứng thể hiện được điều mình muốn chứng minh.

– Câu ca dao trên làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho sự giàu đẹp về thanh điệu của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phân tích diễn giải thì câu ca dao mới có giá trị chứng minh.

– Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Khác nhau: về nhiệm vụ

+ (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?

+ (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.

– Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:

+ Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Ôn tập về phần tập làm văn ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Ôn tập về phần tập làm văn siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Thành Ngữ Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Soạn văn lớp 7 trang 143 tập 1 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là thành ngữ tập 1 trang 143

Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về cấu tạo các cụm từ lên thác xuống ghềnh trong các câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?

b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.

Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa ( lên – xuống)

– Chúng ta không thể thay thế bất cứ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ, thay đổi vị trí từ trong cụm từ.

→ Cụm từ có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi, trở nên mất cân bằng khi thay đổi

b, Kết luận

– Cấu tạo cố định

– Biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh

Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143

Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm

– Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy

– Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.

+ Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì

Câu hỏi bài Sử dụng thành ngữ tập 1 trang 144

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích cái hay của các thành ngữ trên

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng thành ngữ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ

– Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144

Cái hay của hai câu thành ngữ trên

– Ngắn gọn, súc tích

– Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Thành ngữ lớp 7 tập 1 trang 145

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây.

a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c)

Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

(Truyện Kiều)

Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn

Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.

– Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): món ăn quý hiếm

– Tứ cố vô thân: chỉ sự đơn độc, không có người thân, nơi nương tựa

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt

– Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ

– Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145

– Lời ăn tiếng nói

– Một nắng hai sương

– Ngày lành tháng tốt

– No cơm ấm áo

– Bách chiến bách thắng

– Sinh cơ lập nghiệp

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ siêu ngắn

Top Ứng Dụng Soạn Văn Hay Nhất

Tham khảo và học tập trên ứng dụng soạn Văn đang là phương pháp học tập mới và tiên tiến dành cho các em học sinh nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà trường và các bậc phụ huynh, trong bài viết này Taimienphi sẽ chia sẻ, giới thiệu Top ứng dụng soạn văn chất lượng tốt, phù hợp với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Top những ứng dụng soạn Văn hay nhất dành cho các bạn học sinh bậc THCS và THPT sẽ liệt kê những phần mềm, ứng dụng giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu, nắm bắt kiến thức dễ dàng và đặc biệt là biết cách soạn Văn đúng và chuẩn nhất.

Những ứng dụng soạn văn tốt nhất trên điện thoại

TOP ỨNG DỤNG SOẠN VĂN HAY NHẤT

1. HocTot – Ứng dụng soạn Văn, hướng dẫn giải bài tập SGK, giải toán qua mạng cho di độngHocTot là ứng dụng chạy trên Android hỗ trợ các học sinh soạn Văn kèm cả những bài văn mẫu từ lớp 6 đến lớp 12. Ngoài ra ứng dụng Hoctot còn hỗ trợ nhiều bộ môn khác như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh, GDCD… Tải và sử dụng HocTot các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích qua các hướng dẫn chi tiết soạn Văn, xem các bài văn mẫu, giải bài tập trong SGK, sách bài tập và sách nâng cao.

Ứng dụng HocTot được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng. Nếu mới sử dụng lần đầu, các bạn học sinh sẽ làm quen với việc chọn lớp, chọn môn. Sau đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem với các bài tập, bài soạn, câu trả lời chi tiết, súc tích. Các em học sinh cũng có thể xem “Offline” phía bên dưới mỗi bài tập và lưu về điện thoại của mình.

Ngoài ra HocTot còn là ứng dụng hỗ trợ học tập với kho dữ liệu rất lớn dành cho các em học sinh phổ thông, đặc biệt là các em học sinh chuẩn bị bước vào lớp 10, luyện thi vào các trường đại học và cao đẳng hay trung cấp. Nếu như trước đây để có được lời giải hay, 1 bài văn mẫu, hướng dẫn soạn văn ngắn… chúng ta thường phải tìm đến hiệu sách để có cho mình một cuốn sách giải cho một lớp cụ thể. Thì nay qua HocTot, mọi thứ đều có thể thực hiện trên một chiếc điện thoại thông minh, tiện ích đáp ứng nhu cầu học tập lớn cho các em học sinh.

2. chúng tôi – Ứng dụng soạn Văn, dạy học miễn phí cho người ViệtỨng dụng Vietjack cho Android được thiết kế khá hay giúp các em học sinh và phụ huynh đều có thể dễ dàng sử dụng. Tất cả lời giải của tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, khá là đầy đủ và chính xác.

Ứng dụng Vietjack cho Android, iPhone về cách sử dụng cũng khá đơn giản. Lần đầu tiên sử dụng các em học sinh sẽ phải chọn lớp, chọn môn. Tiếp đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem, lúc này học sinh có thể xem lại lý thuyết, lời giải của các bài tập, soạn Văn, xem các bài văn mẫu…

3. chúng tôi – Ứng dụng Lời giải hayĐây là ứng dụng được đánh giá khá tốt từ phía người sử dụng là các em học sinh và phụ huynh. Ứng dụng Loigiaihay, giúp các bạn học sinh và cả phụ huynh tìm kiếm lời giải bài tập SGK, sách bài tập, soạn bài văn, tiếng Việt, sách tham khảo… theo từng bài học cho tất các các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, tiếng Việt… cho tất các lớp từ lớp 1 đến lớp 12.

4. Soạn Văn 6,7,8,9,10,11,12 cho Android và IOS

Đây là ứng dụng tổng hợp toàn bộ các bài soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Nội dung trong ứng dụng bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào tạo nhằm hỗ trợ cho các em học sinh đang học tập và hoàn toàn miễn phí.

Ứng dụng này hỗ trợ các em học sinh soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Khi cài đặt xong là sử dụng được ngay và không cần phải kết nối mạng, các bạn học sinh có thể tím kiếm các bài văn trong ứng dụng cũng như đánh dấu yêu thích bài soạn văn, bài văn mẫu…

Bạn và các em học sinh có thể tải và cài đặt ứng dụng này từ Google Play đối với điện thoại Android và App Store đối với điện thoại iphone với từ khóa tìm kiếm là “soan van”.

5. Soạn văn THPT – Ứng dụng giúp soạn Văn, học môn Ngữ Văn

Ứng dụng này của tác giả Nguyễn Công Phượng, có thiết kế đơn giản dễ sử dụng cùng với hệ thống bài soạn được phân ra làm 3 cấp học là 10, 11 và 12 giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tìm kiếm bài soạn theo cấp học của mình.

Ngoài việc chia theo cấp học, ứng dụng lại phân thành hai phần là tập một và tập hai. Hệ thống bài soạn được sắp xếp theo chương trình học giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc học cũng như ôn luyện lại những kiến thức đã được học trên lớp. Các bài soạn Văn trong ứng dụng cung cấp khá chi tiết và đầy đủ qua đó giúp các em học sinh dễ dàng hơn cho việc chuẩn bị một buổi học mới với môn Văn của mình.