Soạn Văn 8 Bài Lão Hạc Lời Giải Hay / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Lão Hạc

Lão Hạc

Câu 1 (Câu 1 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc:

– Lão Hạc rất yêu quý và trân trọng cậu Vàng (coi nó như người bạn, người con của mình).

– Trong tình thế khốn cùng (ốm đau, bão đi qua) Lão Hạc vô cùng nghèo túng. Vì không muốn bán mảnh vườn của con trai nên đã quyết định bán cậu Vàng.

– Đến tâm sự cùng ông giáo, cố tỏ ra vui vẻ nhưng vô cùng đau khổ, dằn vặt.

– Cảm thấy hối hận, sống bạc bẽo lão với một con chó Hạc đã tìm đến một cái chết vô cùng đau đớn.

b. Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: Là một người hiền lành, sống tình nghĩa.

Câu 2: Lão Hạc đã tự thu xếp cuộc đời mình ra sao sau khi bán con chó Vàng? Tại sao lão chọn cho mình cái chết, lại là một cái chết “thật dữ dội” như thế?

Trả lời:

– Sau khi bán chó, lão Hạc đã âm thầm tự thu xếp cuộc đời mình một cách cẩn thận, chu đáo và rất tội nghiệp:

+ Gửi nhờ ông giáo ba sào vườn cho thằng con

+ Gửi ông giáo ba mươi đồng bạc để nhờ lo ma chay khi lão mất

+ Đi xin bả chó của Binh Tư.

– Cuối cùng lão chọn cho mình cái chết, một cái chết “thật là dữ dội” là vì: lão chết vì đã lâm vào cảnh khốn cùng, đói nghèo. Lão chọn cái chết thật dữ dội để chuộc lỗi cùng cậu vàng, ông dằn vặt, áy náy khi đã bán cậu vàng đi nên đã chọn cái chết giống như cậu vàng.

– Ngòi bút Nam Cao là ngòi bút thật xuất sắc về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: Qua từng cử chỉ, nét mặt, từng lời đối thoại, độc thoại nội tâm đã toát lên suy nghĩ nội tâm của nhân vật.

Câu 3 (Câu 3 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Diễn biến truyện Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi”

Lão Hạc tâm sự về việc bán chó

Động viên, an ủi, đồng cảm với lão Hạc

Chứng kiến cuộc sống của lão những ngày sau đó

Thương cảm cho cuộc sống của Lão hạc, giấu vợ ngấm ngầm giúp lão Hạc

Sau buổi nói chuyện với Binh Tư

Ngạc nhiên, cảm thấy đáng buồn

Chứng kiến cái chết của lão Hạc

Nhận ra được phẩn chất cao đẹp của lão Hạc, xót thương, đồng cảm trước cái chết đầy đau đớn của lão

– Nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn: Ngòi bút Nam Cao đã thể hiện niềm đồng cảm, xót thương đối với số phận của Lão Hạc, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng về những phẩm chất cao đẹp đáng quý của người nông dân.

Câu 4 (Câu 4 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

– Khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm, ông giáo cảm thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn”: Ở đây ông buồn vì nghĩ rằng vì miếng ăn, vì cái nghèo túng đường cùng đã khiến lão Hạc tha hóa về nhân cách.

– Thế nhưng, chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng buồn theo một cách khác”:

+ “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn” vì ông giáo nhận ra lão Hạc vẫn giữ cho mình trọn vẹn nhân cách cao đẹp.

+ Thế nhưng “buồn theo một cách khác” kia đó là cái chết đầy đau đớn, thương tâm mà lão Hạc tự chọn lấy cho mình.

Câu 5: Em có nhận xét gì về tài năng xuất sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật và trong cách kể chuyện của Nam Cao.

Trả lời:

– Nghệ thuật khắc họa nhân vật xuất sắc:

+ Nam Cao chú ý khắc họa nhân vật qua ngoại hình, từng điệu bộ, cử chỉ cũng thể hiện nội tâm bên trong của nhân vật

+ Ngôn ngữ nhân vật phong phú: Có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

+ Nắm bắt sâu diễn biến tâm lí nhân vật, len lỏi vào từng trạng thái cảm xúc, khắc họa rất chân thực dòng chảy cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

– Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn:

+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi trực tiếp tham gia câu chuyện, làm tăng tính chân thực cho chuyện kể

+ Kết cấu truyện đầy bất ngờ khiến người đọc cảm thấy tò mò, thú vị đến tận kết truyện.

+ Tình huống truyện độc đáo

+ Ngôn ngữ kể chuyện biến đổi linh hoạt.

Câu 6 (Câu 7* trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Cuộc đời người nông dân trong xã hội cũ.

– Bị áp bức bóc lột sức lao động (Anh con trai Lão Hạc phải đi đồn điền)

– Họ sống khổ cực ở làng quê, làm quanh năm cũng không đủ ăn.

– Thường xuyên phải chịu những thiên tai, dịch bệnh, bệnh tật.

– Cuộc sống nghèo khổ bần cùng đến khốn cùng

b. Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của người nông dân:

– Họ sống giàu tình cảm, trọng tình trọng nghĩa

– Sống lương thiện, trong sạch

– Sống thủy chung, ân tình

– Dám phản kháng để bảo vệ phẩm chất đáng quý của mình

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Lão Hạc (Ngắn Gọn)

Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:

– Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

– Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: ” Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Lão hu hu khóc “, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

→ Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Câu 2:

– Nguyên nhân cái chết: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.

– Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.

→ Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.

Câu 3:

Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.

Câu 4:

Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.

Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy ” cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng ” lại đáng buồn theo một nghĩa khác “. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.

Câu 5:

– Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.

– Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.

– Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.

– Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Câu 6:

– Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

– Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7:

– Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

– Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

chúng tôi

Soạn Bài Lão Hạc (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó mới tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách lão Hạc. Lời giải chi tiết:

– Lão Hạc rất nghèo, lại già yếu, ốm đau, không thể làm thuê để kiếm ăn được nữa. Tuy có mảnh vườn và dành dụm được món tiền nhỏ từ việc bòn vườn nhưng lão quyết định dành cả cho đứa con trai, lão chỉ ăn củ khoai, chuối, … sống qua ngày.

– Trong hoàn cảnh ấy lão quyết định tự tử, một quyết định âm thầm và quyết liệt. Trước khi tự tự lão đã nhờ cậy ông giáo đứng tên trông nom mảnh vườn để không ai tơ tưởng, nhòm ngó, sau sẽ trao lại cho con trai,… Vậy là lão Hạc chết để bảo vệ mảnh vườn cho anh con trai mà lão tin sớm sẽ trở về. Đó là sự hi sinh cảm động của người cha.

– Vì rất tự trọng, lão dù có chết đói cũng không chịu nhận sự giúp đỡ của bất cứ ai. Khi quyết định tự tử, cũng với lòng tự trọng rất cao và nhân cách hết sức trong sạch, lão không muốn phải phiền lụy hàng xóm nên đã gửi ông giáo tiền làm ma chay sau khi ông chết.

⟹ Qua quyết định tự tử để rồi chết một cách đau đớn, có thể thấy những phẩm chất cao đẹp của lão: yêu thương con hết mực, lòng tự trọng hiếm có, thể hiện ý thức nhân phẩm cao.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Em thấy thái độ, tình cảm của “ông giáo” đối với lão Hạc như thế nào? Lời giải chi tiết:

– Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

– Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ “muốn ôm choàng lấy lão mà khóc”, muốn giúp đỡ

– Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

⟹ “Ông giáo” trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi… toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…”. Lời giải chi tiết:

– Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

+ Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

+ Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải “cố tìm hiểu”

+ Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

– Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

Tóm tắt

Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo – người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu … “nó thế này ông giáo ạ”): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

– Phần 2 (tiếp … “một thêm đáng buồn”): Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

– Phần 3 (còn lại): Cái chết của lão Hạc.

ND chính

Tác phẩm tái hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tiềm tàng của họ.

chúng tôi

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn