Soạn Văn Bài Rút Gọn Câu Lời Giải Hay / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Chuẩn mực sử dụng từ Soạn văn lớp 7 bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Soạn văn lớp 7 trang 14 tập 2 bài Rút gọn câu ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là rút gọn câu tập 2 trang 14

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?

– Ngày mai.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là rút gọn câu

Câu (a): không có chủ ngữ, các cụm động từ làm vị ngữ.

Câu (b): chủ ngữ là chúng ta, cụm động từ học ăn, học nói, học gói, học mở là vị ngữ

Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, … rất nhiều các từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu (a)

Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ để cụm động từ vị ngữ “học ăn, học nói, học gói, học mở.” trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

– Câu “Rồi ba bốn người, sáu bảy người.” được rút gọn vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.

– Câu “Ngày mai.” được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.

Câu hỏi bài Cách sử dụng câu rút gọn tập 2 trang 15

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.

– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

– Bài kiểm tra toán.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cách sử dụng câu rút gọn

– Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.

– Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

Câu “Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.” không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu “Bài kiểm tra toán.” mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý

– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Rút gọn câu lớp 7 tập 2 trang 16

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

a)

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

b)

Đồn rằng quan tướng có danh,

Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên,

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

Giặc sợ giặc chạy về nhà,

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

(Ca dao)

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc truyện cười (tr.18 SGK Ngữ văn 7 tập 2). Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16

– Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.

– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

– Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16

a. Rút gọn chủ ngữ

+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

– Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô “ta với ta”, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b. Rút gọn chủ ngữ

+ Đồn rằng quan tướng có danh,

+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

– Khôi phục:

+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

+ Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

+ Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17

– Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.

+ Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: “Mất rồi.”, “Thưa… tối hôm qua.”, “Cháy ạ.”

+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”, khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

– Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu siêu ngắn

Soạn Bài: Rút Gọn Câu ( Ngữ Văn Lớp 7)

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

a) So sánh và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của hai câu sau:

b) Vì sao chủ ngữ trong câu (1) được lược bỏ?

: Có thể thêm những từ ngữ nào làm chủ ngữ cho câu (1)? Có thể thêm các từ: chúng tôi, ta, người Việt Nam,… vào vị trí chủ ngữ của câu (1). Như vậy, tuỳ từng trường hợp vận dụng mà có thể hiểu chủ ngữ cụ thể là ai. Cũng chính vì điều này mà người ta lược bỏ chủ ngữ của câu, để cụm động từ vị ngữ ” học ăn, học nói, học gói, học mở. ” trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

(1) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

– Câu ” Rồi ba bốn người, sáu bảy người.” được rút gọn vị ngữ; người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.

– Câu ” Ngày mai.” được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

– Các câu” Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. ” thiếu thành phần chủ ngữ;

– Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

– Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.

– Con mẹ giỏi quá! Bài nào được điểm 10 thế con?

– Bài kiểm tra toán.

Câu ” Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10” không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu ” Bài kiểm tra toán.” mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

c) Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý điều gì?

– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

1. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?

2. Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ sau.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng: “ấy mới tài”,

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên,

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

3. Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Một người có việc đi xa, dặn con:

Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

– Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

a) Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau?

– Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: “Mất rồi.”, “Thưa… tối hôm qua.”, “Cháy ạ.”

– Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”, khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

b) Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý điều gì?

4. Chi tiết nào có tác dụng gây cười và phê phán trong truyện sau:

Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy ông ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:

– Chẳng hay ông là người ở đâu ta?

– Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?

Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

– Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?

Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Soạn Bài Rút Gọn Câu (Siêu Ngắn)

Soạn bài Rút gọn câu

I. Thế nào là rút gọn câu?

1. Câu a : bị lược đi chủ ngữ

Câu b: xuất hiện chủ ngữ chúng ta

2. Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu a: chúng ta, con người, mọi người, các em,….

3. Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ vì câu a có thể chứa đựng nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ để trở thành chân lí cho mọi người

4. a, thành phần vị ngữ( đuổi theo nó) bị lược bỏ. Vì nếu thêm vào sẽ bị lặp còn bỏ đi người đọc vẫn hiểu được nghĩa của câu do sự liên tưởng từ câu đầu

b, chủ ngữ và vị ngữ của câu đều bị lược bỏ vì câu hỏi đã gợi lên những thành phần này.

II. Cách dùng câu rút gọn

1. Những câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ là Chúng em. Không nên rút gọn câu như vậy vì không thể lấy chủ ngữ Trường em để liên tưởng ở vị trí chủ ngữ này

2. Thêm từ ngữ như sau: Thưa mẹ, bài kiểm tra toán ạ!

3. Khi rút gọn câu cần chú ý:

– Không làm cho người nghe người đọc hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu hỏi

– Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 16 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu rút gọn

Thành phần rút gọn

Mục đích

b

Chủ ngữ

Là câu tục ngữ mang chân lí cho mọi người do vậy rút gọn cho câu ngắn gọn

c

Chủ ngữ

Là câu tục ngữ mang chân lí cho mọi người do vậy rút gọn cho câu ngắn gọn

Bài 2 (trang 16 Ngữ Văn 7 Tập 2):

– Các câu rút gọn trong các ví dụ :

Bước tới đèo Ngang , bóng xế tà

Tôi bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Dừng chân đứng lại trời non nước

Tôi dừng chân đứng lại trời, non , nước

Đồn rằng quan tướng có danh

Dân gian đồn rằng quan tướng có danh

Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai

Quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai

Ban cho cái áo với hai đồng tiền

Vua ban cho cái áo với hai đồng tiền

Đánh giặc thì chạy trước tiên

Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra

Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

– Trong văn vần( thơ, ca dao,…) thường gặp nhiều câu rút gọn là bởi vì thơ ca diễn đạt súc tích số câu chữ được quy định rất hạn chế.

Bài 3 (trang 17 Ngữ Văn 7 Tập 2):

– Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu nhầm nhau bởi vì cậu bé khi trả lời người khách đã dùng câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.

+ Mất rồi: ý cậu bé là tờ giấy mất rồi nhưng người khách lại hiểu lầm là cha cậu mất rồi

+ Thưa .. mất tối hôm qua ạ: ý cậu bé là tờ giấy mất tối hôm qua còn người khách lại hiểu bố cậu mất tối hôm qua

+ Cháy ạ: ý cậu bé là tờ giấy mất vì cháy còn người khách hiểu là bố cậu mất vì cháy

– Bài học :phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, dùng sai ngữ cảnh giao tiếp sẽ gây ra hiểu lầm

Bài 4 (trang 18 Ngữ Văn 7 Tập 2):

– Trong câu chuyện trên việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn có tác dụng gây cười phê phán.

– Sự rút gọn khiến câu văn phàm tục khó hiểu bộc lộ bản tính tham ăn của anh chàng

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Rút Gọn Câu

Rút gọn câu

Câu 1 (trang 20 VBT): Bài tập 1, trang 16 SGK Trả lời:

Câu rút gọn Thành phần rút gọn Tác dụng của rút gọn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Chủ ngữ

Ngụ ý hành động, đặc điểm trong câu là của chung mọi người

Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Chủ ngữ

Làm cho câu gọn hơn, dễ nắm bắt hơn

Tấc đất tấc vàng

Quan hệ từ

Làm cho thông tin được biểu đạt ấn tượng hơn

Câu 2 (trang 20 VBT): Bài tập 3, trang 17 SGK Trả lời:

a. Mấy câu trả lời của cậu bé khiến người khách hiểu nhầm là do thiếu thành phần: Chủ ngữ.

Ở thành phần đó, từ ngữ mà em bé muốn nói là: Tờ giấy mà bố đưa cho cháu.

Nhưng người khách lại hiểu thành phần đó có nghĩa là: Bố cháu.

b. Bài học em rút ra qua câu chuyện này là: Khi dùng câu rút gọn, phải đảm bảo được sự đủ ý, diễn đạt sáng rõ, không khiến người nghe hiểu nhầm ý của mình muốn nói.

Câu 3 (trang 21 VBT): Bài tập 4, trang 18 SGK Trả lời:

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là: những lời nói cộc lốc, không đầu không cuối của anh chàng tham ăn do chỉ cắm đầu cắm cổ vào ăn mà không muốn trò chuyện với mọi người.

Câu 4 (trang 21 VBT): Hãy tìm các câu rút gọn trong đoạn trích và cho biết vì sao tác giả dùng các câu rút gọn như vậy. Trả lời:

a. Những câu rút gọn trong đoạn trích:

– Lại say rồi phải không?

– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã.

b. Tác giả dùng những câu rút gọn như vậy là vì:

– Nhân vật Bá Kiến đang muốn dùng giọng thân mật để xoa dịu Chí Phèo trong cơn ăn vạ.

– Thể hiện vị thế, quyền lực xã hội của Bá Kiến cao hơn Chí Phèo.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: