Soạn Văn Chiều Tối Lời Giải Hay / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn Lớp 11: Chiều Tối

Bố cục: 2 phần.

– Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên chiều tối.

– Phần 2 (còn lại): bức tranh sinh hoạt lao động.

Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.

– Câu thơ 1: dịch khá sát

– Câu thơ 2:

+ Bản dịch chưa dịch chữ ” cô” trong ” cô vân“, dịch thơ là ” chòm mây” thì chưa nói được sự lẻ loi, cô đơn.

+ ” Mạn mạn” nghĩa là ” trôi lững lờ” dịch thơ là ” trôi nhẹ” chưa thể hiện được sự mệt mỏi, không muốn trôi, trôi một cách chậm chạp của chòm mây.

– Câu thơ 3:

+ Dịch thơ chưa phù hợp: ” Thiếu nữ” dịch là ” Cô em” không hợp với cách nói của Bác.

+ Dịch thơ dư từ ” tối” làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm – nhờ hình ảnh lò than rực hồng).

– Câu thơ 4 dịch tương đối thoát ý.

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu:

Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ:

– Cảnh:

+ Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới.

+ Ở câu hai phần dịch không sát với bản chính ” cô vân” gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là ” chòm mây” không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình.

– Tình

+ Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên.

+ Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn.

+ Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng ” Chim bầy vút bay hết – mây lẻ đi một mình“.

+ Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.

Câu 3: Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:

” Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng)

– Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thu hút sự chú ý của người tù. Đó là một vẻ đẹp khỏe khoắc của người lao động. Sự xuất hiện của ” thiếu nữ xay ngô” khiến cho bài thơ có một bước phát triển mới:

+ Nếu như ở hai câu đầu, thiên nhiên đã đi vào sự nghỉ ngơi thì con người vẫn gợi lên nhịp sống dẻo dai.

+ Cảnh ở hai câu đầu rất tĩnh thì đến đây nhờ hoạt động xay ngô của thiếu nữ mà trở nên sinh động hơn.

+ Đặc biệt là lò than rực hồng được bàn tay thiếu nữ nhen nhóm lên. Một chút sáng trong đêm tối cũng nhen nhóm được niềm vui, niềm lạc quan. Một chút ấm từ màu hồng của lò than, cũng xóa bớt cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người tù, xa xứ. Chữ ” hồng” cuối bài thơ có thể gọi là thi nhân.

Câu 4:

Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ:

– Nghệt thuật tả cảnh vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận được tính chất hàm súc của thơ rất cao.

– Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm ( quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm ” sáng” lên cả bài thơ, ví như chữ ” hồng” trong câu thơ cuối chẳng hạn.

LUYỆN TẬP Câu 1:

Cảnh chiều tối thật buồn nhưng nó vẫn có điểm sáng gợi một chút vui tương. Trong bức tranh chiều tối nổi bật lên một gam màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồng của lò than soi tỏ hình ảnh của một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niềm tin. Ở hai câu đầu là tâm trạng buồn – cảnh buồn người cũng không vui. Vui sao được khi Người đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi đất khách quê người. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui bỗng ánh lên theo ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh cũng vơi đi. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Bác ấy là sự lạc quan.

Câu 2:

Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài có thể nói là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng. Nó toát lên vẻ gần gũi, giản dị, trẻ trung, khỏe mạnh, sống động của cuộc sống lao động bình dị.

Câu 3: Thép và tình trong bài ” Chiều tối“

– Chất thép: Tinh thần Chiến sĩ chủ động, bình tĩnh trước gian khổ, biết vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan.

– Chất tình: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của người lao động.

Soạn Bài Chiều Tối (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2) So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3). Lời giải chi tiết:

Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa và nguyên tác:

– Câu 1 dịch khá sát.

– Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ “cô” (cô đơn, lẻ loi) trong “cô vân”; chữ “mạn mạn” dịch “trôi nhẹ” là chưa sát.

– Câu 3 dịch thơ chưa phù hợp: ” Thiếu nữ” dịch là ” Cô em” không hợp với cách nói của Bác; thừa chữ “tối” làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm – qua hình ảnh lò than rực hổng).

– Câu 4 dịch tương đối thoát ý.

Câu 2 Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu. Lời giải chi tiết:

– Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với một tù nhân như Bác, đây cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như thế dễ gây tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Vậy mà ở đây, cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên. Trời về chiều, lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.

– Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà: “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều),… Như vậy, cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian. Trong thơ Bác cũng thế, có khác chăng đây không phải là cánh chim “bay” (quan sát trạng thái vận động bên ngoài của sự vật) mà là cánh chim “mỏi” (cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật, một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc của “cái tôi” cá nhân trước ngoại cảnh). Có thể thấy một sự gần gũi, tương đồng giữa con người và cánh chim kia: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim kia đã mệt mỏi và người tù cũng rã rời sau một ngày lê bước trên con đường đày ải – trong ý thơ có cả sự hoà hợp và cảm thông giữa con người với thiên nhiên, tạo vật mà cội nguồn của tình yêu thương ấy chính là tình yêu mênh mông của Bác.

– Câu thơ thứ hai trong bản dịch, như đã nói, không thể hiện được hết ý của câu thơ trong nguyên tác. Câu này phải hiểu đúng là: “Chòm mây lẻ loi lững lờ trôi qua lưng chừng trời” (bản dịch không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chầm chậm của chòm mây qua những chữ cô vân, mạn mạn”). Câu thơ gợi nhớ thơ Thôi Hiệu (“Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” – Hoàng Hạc lâu) và thơ Nguyễn Khuyến (“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – Thu điếu), chỉ có điều, trong thơ Bác không phải là áng mây trắng ngàn năm vẫn bay gợi sự vĩnh hằng, hay tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn, mà mang bao nỗi khắc khoải, mơ hồ của con người trước cõi hư không. Đây chỉ là một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, nó gợi cảm rất nhiều về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của một chiều thu nơi cuối rừng Quáng Tây – với chòm mây ấy, không gian như mênh mông vô tận và thời gian như ngừng trôi. Phải có một tâm hồn thật ung dung thư thái thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây thong thả giữa bầu trời bao la. Hơn thế, chòm mây như có hồn người, như mang tâm trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lờ lững trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều.

Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn

(Bầy chim một loạt bay cao

Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình)

Có thể nhận thấy, nếu cánh chim trong thơ của Lí Bạch bay mất hút vào cõi vô tận thì trong thơ Bác đó là cánh chim của đời sống hiện thực. Nó bay theo cái nhịp điệu vô tận của cuộc sông: sáng bay đi kiếm ăn, tối bay về rừng tìm chồn ngủ. Áng mây của Lí Bạch bay nhàn tản gợi cảm giác thoát tục, còn áng mây trong bức tranh buổi chiều của Bác toát lên vẻ yên ả, thanh bình của cuộc sống hằng ngày.

– Dù sao thì hai câu thơ đầu của Chiểu tối vẫn thấm thía nỗi buồn vì cảnh buồn và người buồn, vì cánh chim bay về tổ gợi niềm mong ước sum họp, chòm mây đơn độc trôi chầm chậm về phía trời xa gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người, vì không biết bao giờ nhà thơ mới được tự do như cánh chim và chòm mây trên bầu trời kia. Mặc dù vậy, vẻ đẹp cổ điển của hai câu thơ đã thể hiện được bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung, tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cám nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt như vậy.

Câu 3 Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào? Lời giải chi tiết:

– Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật mang nhiều tính ước lệ cổ điển thì hình ảnh ở trong hai câu thơ cuối lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Và chính nét vẽ đời thường này đã làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại, hơn thế, trong sự đối sánh với hình ảnh cánh chim và chòm mây ở trên, hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

– Bức tranh trong hai câu cuối vẽ cảnh người thiếu nữ xóm núi trong lao động. Trong hoàn cảnh đầy tâm trạng, Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình đế cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Câu thơ cho thấy sự quan tâm và tình yêu thương của Bác với những người lao động nghèo. Câu thơ thứ ba nguyên nghĩa là “Cô gái xóm núi xay ngô” – đó là một câu miêu tả chân thật, giản dị đời sống, nhịp sống hằng ngày. Đến đây, bài thơ từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông chuyển sang cảnh con người và lại là con người lao động – đấy là xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động binh dị đó càng trở nên đáng quý, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút – nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.

– Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô – qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.

– Đáng chú ý hơn, đến câu thơ này, không gian mở ban đầu ngày càng được thu nhỏ lại: từ cảnh trời mây bao la đến cảnh cô gái xay ngô và cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng. Đổng thời câu thơ cũng xác định rõ hơn sự vận động của thời gian: “Nguyên văn không có chữ tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi “ma bao túc… bao túc ma hoàn…” và đến khi cối xay dừng thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên” (Theo Lê Trí Viễn). Như vậy, bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên, nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối, nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo, âm u (theo quy luật cảm nhận của người xưa: ấm trong lạnh tối) mà là đêm tối ấm áp, bừng sáng bởi ngọn lửa hồng. Nếu ta hình dung bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại cái thần sắc cho toàn cảnh và dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước đường xa kia.

– Hình ảnh cô gái và bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình, ngô hạt xay xong, bếp lửa đỏ hồng lại tượng trưng cho công việc, sự nghỉ ngơi và sum họp – thấp thoáng trong những hình ảnh ấy như có một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước. Đấy là tâm hổn nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để dồn tình cảm với niềm vui đời thường. Bài thơ vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp; từ nồi buồn đến niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người.

Câu 4 Câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ. Lời giải chi tiết:

– Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.

– Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cám (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ờ câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm “sáng” lên cả bài thơ, ví như chữ “hồng” trong câu thơ cuối chẳng hạn.

Luyện tập Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối. Trả lời:

Cảnh chiều tối, như trên đã nói, thật buồn. Song nó vẫn có điểm sáng gợi một chút tươi vui. Có thể nói trong bức tranh Chiều tối này, nổi bật lên một màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồng của lò than soi tỏ hình ảnh một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Bản nçuyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đang chuyển vào đêm, ấy chính là nhờ sự xuất hiện của hình ảnh lò than rực hồng. Lò than tỏa ánh sáng cho cả bài thơ. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niềm tin.

Theo lẽ thường, tâm trạng của một người ở vào hoàn cánh của tác giả thật không thể vui. Thực tế cho thấy, ở hai câu đầu của bài thơ, tâm trang của nhà thơ cũng vậy – cảnh buồn và lòng người cũng không vui. Vui sao được khi đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi quê người đất khách. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui của con người bỗng hiện lên qua ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh dường như cũng vơi đi. Thế mới biết, ở Bác, niềm vui nỗi buồn luôn gắn liền với cái vui, cái buồn của nhân loại. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Người, ấy là sự lạc quan.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh? Trả lời:

Trong Chiều tối, có thể xem, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hổn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng (Xem lại phần phân tích ở trên).

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết: Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Điều đó thể hiện trong bài thơ Chiều tối như thế nào? Trả lời:

Vần thơ cùa Bác, vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

(Đọc thơ Bác)

– Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất trong Nhật kí trong tù) ấy là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.

– Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống, con người.

– Bài thơ Chiều tối, trước hết là một bài thơ giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một bút pháp riêng. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của cảnh vật mà chi muốn ghi lại cái linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. Thiên nhiên trong Chiều tối là thiên nhiên đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và sự khao khát tự do.

Bố cục Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên

– Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người

ND chính

Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.

chúng tôi

Top Ứng Dụng Soạn Văn Hay Nhất

Tham khảo và học tập trên ứng dụng soạn Văn đang là phương pháp học tập mới và tiên tiến dành cho các em học sinh nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà trường và các bậc phụ huynh, trong bài viết này Taimienphi sẽ chia sẻ, giới thiệu Top ứng dụng soạn văn chất lượng tốt, phù hợp với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Top những ứng dụng soạn Văn hay nhất dành cho các bạn học sinh bậc THCS và THPT sẽ liệt kê những phần mềm, ứng dụng giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu, nắm bắt kiến thức dễ dàng và đặc biệt là biết cách soạn Văn đúng và chuẩn nhất.

Những ứng dụng soạn văn tốt nhất trên điện thoại

TOP ỨNG DỤNG SOẠN VĂN HAY NHẤT

1. HocTot – Ứng dụng soạn Văn, hướng dẫn giải bài tập SGK, giải toán qua mạng cho di độngHocTot là ứng dụng chạy trên Android hỗ trợ các học sinh soạn Văn kèm cả những bài văn mẫu từ lớp 6 đến lớp 12. Ngoài ra ứng dụng Hoctot còn hỗ trợ nhiều bộ môn khác như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh, GDCD… Tải và sử dụng HocTot các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích qua các hướng dẫn chi tiết soạn Văn, xem các bài văn mẫu, giải bài tập trong SGK, sách bài tập và sách nâng cao.

Ứng dụng HocTot được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng. Nếu mới sử dụng lần đầu, các bạn học sinh sẽ làm quen với việc chọn lớp, chọn môn. Sau đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem với các bài tập, bài soạn, câu trả lời chi tiết, súc tích. Các em học sinh cũng có thể xem “Offline” phía bên dưới mỗi bài tập và lưu về điện thoại của mình.

Ngoài ra HocTot còn là ứng dụng hỗ trợ học tập với kho dữ liệu rất lớn dành cho các em học sinh phổ thông, đặc biệt là các em học sinh chuẩn bị bước vào lớp 10, luyện thi vào các trường đại học và cao đẳng hay trung cấp. Nếu như trước đây để có được lời giải hay, 1 bài văn mẫu, hướng dẫn soạn văn ngắn… chúng ta thường phải tìm đến hiệu sách để có cho mình một cuốn sách giải cho một lớp cụ thể. Thì nay qua HocTot, mọi thứ đều có thể thực hiện trên một chiếc điện thoại thông minh, tiện ích đáp ứng nhu cầu học tập lớn cho các em học sinh.

2. chúng tôi – Ứng dụng soạn Văn, dạy học miễn phí cho người ViệtỨng dụng Vietjack cho Android được thiết kế khá hay giúp các em học sinh và phụ huynh đều có thể dễ dàng sử dụng. Tất cả lời giải của tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, khá là đầy đủ và chính xác.

Ứng dụng Vietjack cho Android, iPhone về cách sử dụng cũng khá đơn giản. Lần đầu tiên sử dụng các em học sinh sẽ phải chọn lớp, chọn môn. Tiếp đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem, lúc này học sinh có thể xem lại lý thuyết, lời giải của các bài tập, soạn Văn, xem các bài văn mẫu…

3. chúng tôi – Ứng dụng Lời giải hayĐây là ứng dụng được đánh giá khá tốt từ phía người sử dụng là các em học sinh và phụ huynh. Ứng dụng Loigiaihay, giúp các bạn học sinh và cả phụ huynh tìm kiếm lời giải bài tập SGK, sách bài tập, soạn bài văn, tiếng Việt, sách tham khảo… theo từng bài học cho tất các các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, tiếng Việt… cho tất các lớp từ lớp 1 đến lớp 12.

4. Soạn Văn 6,7,8,9,10,11,12 cho Android và IOS

Đây là ứng dụng tổng hợp toàn bộ các bài soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Nội dung trong ứng dụng bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào tạo nhằm hỗ trợ cho các em học sinh đang học tập và hoàn toàn miễn phí.

Ứng dụng này hỗ trợ các em học sinh soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Khi cài đặt xong là sử dụng được ngay và không cần phải kết nối mạng, các bạn học sinh có thể tím kiếm các bài văn trong ứng dụng cũng như đánh dấu yêu thích bài soạn văn, bài văn mẫu…

Bạn và các em học sinh có thể tải và cài đặt ứng dụng này từ Google Play đối với điện thoại Android và App Store đối với điện thoại iphone với từ khóa tìm kiếm là “soan van”.

5. Soạn văn THPT – Ứng dụng giúp soạn Văn, học môn Ngữ Văn

Ứng dụng này của tác giả Nguyễn Công Phượng, có thiết kế đơn giản dễ sử dụng cùng với hệ thống bài soạn được phân ra làm 3 cấp học là 10, 11 và 12 giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tìm kiếm bài soạn theo cấp học của mình.

Ngoài việc chia theo cấp học, ứng dụng lại phân thành hai phần là tập một và tập hai. Hệ thống bài soạn được sắp xếp theo chương trình học giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc học cũng như ôn luyện lại những kiến thức đã được học trên lớp. Các bài soạn Văn trong ứng dụng cung cấp khá chi tiết và đầy đủ qua đó giúp các em học sinh dễ dàng hơn cho việc chuẩn bị một buổi học mới với môn Văn của mình.

Các Dạng Giải Toán Có Lời Văn Lớp 4 Hay Nhất

Các Dạng GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4 Hay Nhất. Tổng hợp các dạng Toán Có lời Văn Lớp 4 chuẩn chương trình Tiểu Học. Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Các Dạng GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4.

– Có 4 thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 112 lít. Hỏi có 16 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít ?

– Biết 28 bao lúa như nhau thì chứa tổng cộng 1260 kg. Hỏi nếu có 1665 kg lúa thì chứa trong bao nhiêu bao ?

– Xe thứ nhất chở 12 bao đường, xe thứ hai chở 8 bao đường, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 192 kg đường. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg đường ?

– Hai xe ôtô chở tổng cộng 4554 kg thức ăn gia súc, xe thứ nhất chở 42 bao, xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 15 bao. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg ?

– Cửa hàng có 15 túi bi, cửa hàng bán hết 84 viên bi và còn lại 8 túi bi. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu viên bi ?

– Có một số lít nước mắm đóng vào các can. Nếu mỗi can chứa 4 lít thì đóng được 28 can. Hỏi nếu mỗi can chứa 8 lít thì đóng được bao nhiêu can ?

– Giải được các bài toán tìm số TBC dạng:

1- Một kho gạo, ngày thứ nhất xuất 180 tấn, ngày thứ hai xuất 270 tấn, ngày thứ ba xuất 156 tấn. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đã xuất được bao nhiêu tấn gạo ?

2 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có nhiều hơn Hằng 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

– Hằng có 15000 đồng, Hằng có ít hơn Huệ 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

3 – Lan có 125000 đồng, Huệ có nhiều hơn Lan 37000 đồng. Hồng có ít hơn Huệ 25000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Lan có 125000 đồng, như vậy Lan có nhiều hơn Huệ 37000 đồng nhưng lại ít hơn Hồng 25000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

4 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có số tiền bằng 3/5 số tiền của Hằng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

– Hằng có 15000 đồng, Hằng có số tiền bằng 3/5 số tiền của Huệ. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

5- Lan có 126000 đồng, Huệ có số tiền bằng 2/3 số tiền của Lan. Hồng có số tiền bằng 3/4 số tiền của Huệ. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Lan có 126000 đồng, Huệ có số tiền bằng 2/3 số tiền của Lan và bằng 3/4 số tiền của Hồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

7 – Một đoàn xe chở hàng. Tốp đầu có 4 xe, mỗi xe chở 92 tạ hàng; tốp sau có 3 xe, mỗi xe chở 64 tạ hàng. Hỏi:

Trung bình mỗi tốp chở được bao nhiêu tạ hàng ?

Trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng ?

8- Trung bình cộng của ba số là 48. Biết số thứ nhất là 37, số thứ hai là 42. Tìm số thứ ba.

– Trung bình cộng của ba số là 94. Biết số thứ nhất là 85 và số thứ nhất hơn số thứ hai là 28. Tìm số thứ ba.

– Một cửa hàng nhập về ba đợt, trung bình mỗi đợt 150 kg đường. Đợt một nhập 170 kg và nhập ít hơn đợt hai 40 kg. Hỏi đợt ba cửa hàng đã nhập về bao nhiêu kg ?

– Một cửa hàng nhập về ba đợt, trung bình mỗi đợt 150 kg đường. Đợt một nhập 168 kg, và nhập bằng 4/5 đợt hai. Hỏi đợt ba cửa hàng đã nhập về bao nhiêu kg ?

– Khối lớp 5 của trường em có 3 lớp, trung bình mỗi lớp có 32 em. Biết lớp 5A có 33 học sinh và nhiều hơn lớp 5B là 2 em. Hỏi lớp 5C có bao nhiêu học sinh ?

9 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có 23 viên bi. Dũng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An, Bình và Hùng. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi ?

– An có 18 viên bi, Bình có nhiều hơn An16 viên bi, Hùng có ít hơn Bình11 viên, Dũng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An, Bình và Hùng. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi ?

– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình, Dũng có số bi bằng trung bình cộng số bi của Bình và Hùng. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi ?

1- Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 20 đến 28.

– Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên chẵn từ 30 đến 40.

2 – Lan và Huệ có 102000 đồng. Lan và Ngọc có 231000 đồng. Ngọc và Huệ có 177000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

3- Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Hoa là 30 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ và Hoa là 24. Hỏi bố Hoa bao nhiêu tuổi ?

– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Mai và em Mai là 23 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ, Mai và em Mai là 18 tuổi. Hỏi bố Mai bao nhiêu tuổi ?

– ở một đội bóng, tuổi trung bình của 11 cầu thủ là 22 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ là 21 tuổi. Hỏi đội trưởng bao nhiêu tuổi.

4 – Một tháng có 15 lần kiểm tra. Sau 10 lần kiểm tra đầu thì điểm trung bình của An là 7. Hỏi với các lần kiểm tra còn lại, trung bình mỗi lần phải đạt bao nhiêu điểm để điểm trung bình của cả tháng là 8 điểm.

5 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của cả ba bạn. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi nhiều hơn trung bình cộng số bi của ba bạn là 2 viên. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi kém trung bình cộng số bi của ba bạn là 2 viên. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

6 – Có 4 thùng dầu, trung bình mỗi thùng đựng 17 lít, nếu không kể thùng thứ nhất thì trung bình mỗi thùng còn lại chứa 15 lít. Hỏi thùng thứ nhất chứa bao nhiêu lít dầu

7 – Trung bình cộng tuổi bố, mẹ, và chị Lan là 29 tuổi. TBC số tuổi của bố, và chị Lan là 26 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 3/7 số tuổi mẹ. Tính số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng số tuổi của bố và mẹ là 39 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 30 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 2/7 số tuổi bố. Tính số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Bình và Lan là 24 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 28 tuổi. Biết tuổi Bình gấp đôi tuổi Lan, tuổi Lan bằng 1/6 tuổi mẹ. Tìm số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng tuổi ông, tuổi bố và tuổi cháu là 36 tuổi. TBC số tuổi của bố và cháu là 23 tuổi. Biết ông hơn cháu 54 tuổi. Tìm số tuổi của mỗi người.

– TBC của số số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 26. TBC của số số thứ nhất và số thứ hai là 21. TBC của số thứ hai và số thứ ba là 30. Tìm mỗi số.

– Gia đình An hiện có 4 người nhưng chỉ có bố và mẹ là đi làm. Lương tháng của mẹ là 1100000 đồng, lương của bố gấp đôi lương của mẹ. Mỗi tháng mẹ đều để dành 1500000 đồng. Hỏi:

Mỗi tháng trung bình mỗi người đã tiêu bao nhiêu tiền ?

Nếu Lan có thêm một người em nữa mà mẹ vẫn để dành như trước thì số tiền tiêu trung bình hàng tháng của mỗi người sẽ giảm đi bao nhiêu tiền ?

III/ Toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:

– Một hình chữ nhật có hiệu hai cạnh liên tiếp là 24 cm và tổng của chúng là 92 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đã cho.

1 – Tìm hai số lẻ có tổng là 186. Biết giữa chúng có 5 số lẻ.

2- Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.

3 – Hùng và Dũng có tất cả 45 viên bi. Nếu Hùng có thêm 5 viên bi thì Hùng có nhiều hơn Dũng 14 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

– Hùng và Dũng có tất cả 45 viên bi. Nếu Hùng cho đi 5 viên bi thì Hùng có nhiều hơn Dũng 14 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

6 – Lớp 4A có 32 học sinh. Hôm nay có 3 bạn nữ nghỉ học nên số nam nhiều hơn số nữ là 5 bạn. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam ?

7 – Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 5 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

– Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt

chiều dài đi 5 m thì mảnh đất hình chữ nhật đó trở thành một mảnh đất hình vuông. Tính

diện tích mảnh đất hình chữ nhật trên.

– Hai thùng dầu có tất cả 116 lít. Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?

8 – Tìm hai số có tổng là 132. Biết rằng nếu lấy số lớn trừ đi số bé rồi cộng với tổng của chúng thì được 178.

– Tìm hai số có tổng là 234. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất trừ đi số thứ hai rồi cộng với hiệu của chúng thì được 172.

9 – An và Bình có tất cả 120 viên bi. Nếu An cho Bình 20 viên thì Bình sẽ có nhiều hơn An 16 viên. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?

– An và Bình có tất cả 120 viên bi. Nếu An cho Bình 20 viên thì Bình có ít hơn An 16 viên. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?

10 – Hai kho gạo có 155 tấn. Nếu thêm vào kho thứ nhất 8 tấn và kho thứ hai 17 tấn thì số gạo ở mỗi kho bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo ?

– Ngọc có tất cả 48 viên bi vừa xanh vừa đỏ. Biết rằng nếu lấy ra 10 viên bi đỏ và hai viên bi xanh thì số bi đỏ bằng số bi xanh. Hỏi có bao nhiêu viên bi mỗi loại ?

11 – Hai người thợ dệt dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. hỏi mỗi người đã dệt được bao nhiêu m vải ?

12* – Hai thùng dầu có tất cả 132 lít. Nếu chuyển 12lít từ thùng 1 sang thùng 2 và chuyển 7

lít từ thùng 2 sang thùng 1 thì thùng 1 sẽ có nhiều hơn thùng 2 là 14 lít. Hỏi lúc đầu mỗi

thùng có bao nhiêu lít dầu ?

1- Tổng của hai số là một số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 5. Biết nếu thêm vào số bé 35 đơn vị thì ta được số lớn. Tìm mỗi số.

2 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân chó nhiều hơn chân gà là 12 chiếc. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?

– Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái mắt vừa gà vừa chó. Biết số chó nhiều hơn số gà là 12con. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?

3 – Tìm hai số có hiệu là 129. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 2010.

– Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 7652. Hiệu lớn hơn số trừ 798 đơn vị. Hãy tìm phép trừ đó.

– Tìm hai số có hiệu là 22. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được 116.

– Tìm hai số có hiệu là 132. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi trừ đi hiệu của chúng thì được 548.

4 – Lan đi bộ vòng quanh sân vận động hết 15 phút, mỗi phút đi được 36 m. Biết chiều dài sân vận động hơn chiều rộng là 24 m. Tính diện tích của sân vận động.

5- Hồng có nhiều hơn Huệ 16000 đồng. Nếu Hồng có thêm 5000 đồng và Huệ có thêm 11000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Hồng có nhiều hơn Huệ 16000 đồng. Nếu Hồng cho đi 5000 đồng và Huệ cho 11000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

1-Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Hiệu của chúng là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số. Tìm mỗi số.

– Tìm hai số có tổng là số lớn nhất có 4 chữ số và hiệu là số lẻ bé nhất có 3 chữ số.

– Tìm hai số có tổng là số bé nhất có 4 chữ số và hiệu là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số.

2 – Tìm hai số có hiệu là số bé nhất có 2 chữ số chia hết cho 3 và tổng là số lớn nhất có 2 chữ số chia hết cho 2.

1 – An và Bình mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 72000 đồng. Biết An phải trả nhiều hơn Bình 11200. Hỏi mỗi bạn đã mua bao nhiêu quyển vở.

2* – Tổng của 3 số là 1978. Số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58 đơn vị. Nếu bớt ở số thứ hai đi 36 đơn vị thì số thứ hai sẽ bằng số thứ ba. Tìm 3 số đó.

3* – Ba bạn Lan, Đào, Hồng có tất cả 27 cái kẹo. Nếu Lan cho Đào 5 cái, Đào cho Hồng 3 cái, Hồng lại cho Lan 1 cái thì số kẹo của ba bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo ?

4*- Trung bình cộng số tuổi của bố, tuổi An và tuổi Hồng là 19 tuổi, tuổi bố hơn tổng số tuổi của An và Hồng là 2 tuổi, Hồng kém An 8 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.

IV/ Dạng toán: Tìm phân số của một số

Bài 1: Mẹ 49 tuổi ,tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ .Hỏi con bao nhiêu tuổi?

Bài 2: Mẹ 36 tuổi ,tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?

Bài 3: Bác An có một thửa ruộng .Trên thửa ruộng ấy bác dành 1/2 diện tích để trồng rau. 1/3 Để đào ao phần còn lại dành làm đường đi. Biết diện tích làm đường đi là 30 . Tính diện tích thửa ruộng.

Bài 4: Trong đợt kiểm tra học kì vừa qua ở khối 4 thầy giáo nhận thấy. 1/2 Số học sinh đạt điểm giỏi, 1/3 số học sinh đạt điểm khá, 1/10 số học sinh đạt trung bình còn lại là số học sinh đạt điểm yếu. Tính số học sinh đạt điểm yếu biết số học sinh giỏi là 45 em.

Nhận xét: Để tìm được số học sinh yếu thì cần tìm phân số chỉ số học sinh yếu.

Cần biết số học sinh của khối dựa vào số học sinh giỏi

Bài 5:

a) Một cửa hàng nhận về một số hộp xà phòng. Người bán hàng để lại 1/10 số hộp bầy ở quầy, còn lại đem cất vào tủ quầy. Sau khi bán 4 hộp ở quầy người đo nhận thấy số hộp xà phòng cất đi gấp 15 lần số hộp xà phòng còn lại ở quầy. Tính số hộp xà phòng cửa hàng đã nhập.

Nhận xét: ở đây ta nhận thấy số hộp xà phòng cất đi không thay đổi vì vậy cần bám vào đó bằng cách lấy số hộp xà phòng cất đi làm mẫu số. Tìm phân số chỉ 4 hộp xà phòng.

b) Một cửa hàng nhận về một số xe đạp. Người bán hàng để lại 1/6 số xe đạp bầy bán ,còn lại đem cất vào kho. Sau khi bán 5 xe đạp ở quầy người đo nhận thấy số xe đạp cất đi gấp 10 lần số xe đạp còn lại ở quầy. Tính số xe đạp cửa hàng đã nhập.

c) Trong đợt hưởng ứng phát động trồng cây đầu năm ,số cây lớp 5a trồng bằng 3/4 số cây lớp 5b. Sau khi nhẩm tính thầy giáo nhận thấy nếu lớp 5b trồng giảm đi 5 cây thì số cây lúc này của lớp 5a sẽ bằng 6/7 số cây của lớp 5b.

Sau khi thầy giáo nói như vậy bạn Huy đã nhẩm tính ngay được số cây cả 2 lớp trồng được. Em có tính được như bạn không ?

Bài 6: Một giá sách có 2 ngăn .Số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần số sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lấn số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn.

Bài 7: Hai kho có 360 tấn thóc. Nếu lấy 1/3 số thóc ở kho thứ nhất và 2/ 5 số thóc ở kho thứ 2 thì số thóc còn lại ở 2 kho bằng nhau.

Tính số thóc lúc đầu mỗi kho.

Hỏi đã lấy ra ở mỗi kho bao nhiêu tấn thóc.

Bài 8: Hai bể chứa 4500 lít nước, người ta tháo ở bể thứ nhất 2/5 bể. Tháo ở bể thứ hai là 1/4 bể thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.

Bài 9: Hai bể chứa 4500 lít nước . người ta tháo ở bể thứ nhất 500 lít .Tháo ở bể thứ hai là 1000 lít thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.

V/Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:

1- Tìm hai số có tổng là 80 và tỉ số của chúng là 3 : 5.

2 – Hai thùng dầu chứa tổng cộng 126 lít. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng 5/2 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?

3- Hai lớp 4A và 4B trồng được 204 cây. Biết lớp 4A có 32 học sinh, lớp 4B có 36 học sinh, mỗi học sinh đều trồng được số cây bằng nhau. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

1- Khối 5 có tổng cộng 147 học sinh, tính ra cứ 4 học sinh nam thì có 3 học sinh nữ. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ ?

– Dũng chia 64 viên bi cho Hùng và Mạnh. Cứ mỗi lần chia cho Hùng 3 viên thì lại chia cho Mạnh 5 viên bi. Hỏi Dũng đã chia cho Hùng bao nhiêu vien bi, cho Mạnh bao nhiêu viên bi?

– Hồng và Loan mua tất cả 40 quyển vở. Biết rằng 3 lần số vở của Hồng thì bằng 2 lần số vở của Loan. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu quyển vở?

2 – Tổng số tuổi hiện nay của hai ông cháu là 65 tuổi. Biết tuổi cháu bao nhiêu tháng thì tuổi ông bấy nhiêu năm. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.

3 – Tìm hai số có tổng là 480. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5.

– Tìm hai số có tổng là 900. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 3 và số dư là 4.

– Tìm hai số có tổng là 129. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 6 và số dư là 3.

– Tìm hai số có tổng là 295. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 8 và số dư là 7.

– Tìm hai số a, b biết rằng khi chia a cho b thì được thương là 5 dư 2 và tổng của chúng là 44.

– Tìm hai số có tổng là 715. Biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

– Tìm hai số có tổng là 177. Nếu bớt số thứ nhất đi 17 đơn vị và thêm vào số thứ hai 25 đơn

vị thì số thứ nhất sẽ bằng 2/3 số thứ hai.

1- Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Tỉ số của chúng là 4/5. Tìm mỗi số.

3 – Hiện nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Biết rằng 5 năm nữa thì tổng số tuổi của hai bố con là 55 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

– Hiện nay tuổi con bằng 2/7số tuổi mẹ. Biết rằng 5 năm trước thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 35 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

4 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa trâu vừa bò. Biết số bò bằng 3/4 số trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

– Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân gà bằng 5/2 số chân chó. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?

5 – Hiện nay trung bình cộng số tuổi của bố và Lan là 21 tuổi. Biết số tuổi của Lan bằng 2/5 số tuổi của bố. Tính số tuổi của mỗi người.

6 – Minh đố Hạnh: ” Thời gian từ đầu ngày đến giờ bằng 3/5 thời gian từ bây giờ đến hết ngày. Đố bạn bây giờ là mấy giờ? “. Em hãy giúp Hạnh giải đáp câu đố của Minh.

7 – Tìm hai số biết rằng số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 168.

8 – Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu bớt ở số thứ nhất đi 28 đơn vị thì được tổng mới là 357.

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu thêm vào số thứ hai 28 đơn vị thì được tổng mới là 357.

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu bớt ở số thứ nhất đi 28 đơn vị và thêm vào số thứ hai là 35 đơn vị thì được tổng mới là 357.

9 – Bác Ba nuôi cả gà và vịt tổng cộng 80 con. Bác Ba đã bán hết 10 con gà và 7 con vịt nên còn lại số gà bằng 2/5 số vịt. Hỏi lúc chưa bán, bác Ba có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?

– Một nông trại có tổng số gà và vịt là 600 con. sau khi bán đi 33 con gà và 7 con vịt thì số vịt còn lại bằng 2/5 số gà. Hỏi sau khi bán, nông trại còn lại bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?

1 – Tìm hai số có TBC bằng 92 và thương của chúng bằng 3.

Dạng5: Dạng tổng hợp.

1 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa trâu vừa bò. Biết số chân bò bằng 3/4 số chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

2 – Tuổi Hồng bằng 1/2 tuổi Hoa, tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi bố, tổng số tuổi của Hồng là 36 tuổi. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi?

3 – Cho trước sơ đồ. Dựa vào sơ đồ hãy nêu bài toán ( với các cách theo quan hệ tỉ số – hiệu – tổng).

4- Trong một hộp có 48 viên bi gồm ba loại: bi xanh, bi đỏ, bi vàng. Biết số bi xanh bằng tổng số bi đỏ và bi vàng; số bi xanh cộng với số bi đỏ thì gấp 5 lần số bi vàng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?

5- Một phép chia có thương là 6, số dư là 3. Tổng của số bị chia, số chia là 199. Tìm số bị chia và số chia.

– Một phép chia có thương là 5, số dư là 4. Tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư là 201. Tìm số bị chia và số chia.

– Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 6 và dư 51. Biết tổng của số bị chia và số chia, thương và số dư là 969. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép chia.

6*- Ba lớp cùng góp bánh để liên hoan cuối năm. Lớp 5A góp 5 kg bánh, lớp 5 B đem đến 3 kg cùng loại. Số bánh đó đủ dùng cho cả ba lớp nên lớp 5C không phải mua mà phải trả lại cho hai lớp kia 24000 đồng. Hỏi mỗi lớp 5A, 5B nhận lại bao nhiêu tiền? ( biết rằng ba lớp góp bằng nhau )

VI/Toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:

– Học sinh cần hiểu được cơ sở của cách làm.

– Nắm được các bước giải bài toán.

– Giải tốt các dạng bài tập :

1- Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào gấp 3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào bằng 1/3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

2- Có hai mảnh vườn. Mảnh 1 có diện tích bằng 2/5 diện tích mảnh 2 và kém mảnh 2 là 1350 m2. Tính diện tích mỗi mảnh vườn.

– Tìm hai số có hiệu là 72, biết số lớn bằng 5/2 số bé.

– Dũng có nhiều hơn Hùng 57 viên bi, biết số bi của Dũng bằng 7/4 số bi của Hùng. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

– Tìm hai số biết tỉ số của chúng bằng 4/7 và nếu lấy số lớn trừ đi số bé thì được kết quả bằng 360.

– Dũng có nhiều hơn Minh 36 viên bi. Biết 3/7 số bi của Dũng thì bằng số bi của Minh. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

3- Hai lớp 4A và 4B cùng tham gia trồng cây. Biết lớp 4A có 32 học sinh, lớp 4B có 36 học

sinh, mỗi học sinh đều trồng được số cây bằng nhau vì thế lớp 4A đã trồng ít hơn lớp 4B là

12 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?

4- Sân trường em hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3/5 chiều dài và kém chiều dài 26 m. Tính chu vi và diện tích của sân trường.

– Tìm hai số có hiệu là 516, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4.

– Hai số có hiệu bằng 216, biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

– Tìm hai số có hiệu là 36. Nếu thêm vào số trừ 14 đơn vị và bớt ở số bị trừ đi 8 đơn vị thì số trừ sẽ bằng 3/5 số bị trừ.

4- Tìm hai số, biết số thứ nhất hơn số thứ hai 83 đơn vị và nếu thêm vào số thứ nhất 37 đơn vị thì được số mới bằng 8/3 số thứ hai.

1- Hiệu 2 số là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số. Số bé bằng 3/5 số lớn. Tìm mỗi số.

2- Tìm hai số, biết số bé bằng 5/7 số lớn, và nếu lấy số lớn trừ số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được kết quả là 64.

3- Mẹ sinh Hà năm mẹ 25 tuổi. Hiện nay số tuổi của Hà bằng 2/7 số tuổi của mẹ. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.

5- Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Biết rằng nếu thêm vào số thứ nhất đi 13 đơn vị và bớt ở số thứ hai đi 8 đơn vị thì hiệu của chúng là 6.

6- Một đàn trâu bò có số trâu bằng 4/7 số bò. Nếu bán mỗi loại 15 con thì số bò hơn số trâu là 24 con. Hỏi đàn trâu bò có tất cả bao nhiêu con ?

– Một cửa hàng có số gạo tẻ gấp 3 lần số gạo nếp, cửa hàng đã bán 12kg gạo tẻ và 7 kg gạo nếp thì phần còn lại của số gạo tẻ hơn số gạo nếp là 51 kg. Hỏi trước khi bán, cửa hàng có bao nhiêu kg gạo mỗi loại ?

– Hoa và Hương có một số tiền. Biết số tiền của Hoa bằng 3/8 số tiền của Hương. Nếu Hoa tiêu hết 9000 đồng và Hương tiêu hết 15000 đồng thì Hương còn nhiều hơn Hoa 39000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

7- Một gia đình nuôi một số gà và vịt. Biết số gà bằng 3/7 số vịt. Nếu bán đi 6 con gà và mua thêm 9 con vịt thì số vịt hơn số gà là 29 con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà và vịt ?

8- Một trại chăn nuôi có một số dê và cừu. Biết số gà bằng 3/7 số vịt. Nếu có thêm 8 con dê và 15 con cừu thì số cừu hơn số dê là 35 con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con dê và cừu ?

– Tìm hai số biết hiệu và thương của chúng đều bằng 5.

– Tìm A và B biết ( A + B ): 2 = 21và A : B = 6

1 – Trên một bãi cỏ người ta đếm thấy số chân trâu nhiều hơn số chân bò là 24 chiếc. Biết số chân bò bằng 2/5 số chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

2 – Tìm hai số có hiệu là 165, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 7 và số dư là 3.

– Tìm hai số a, b biết hiệu của chúng là 48và khi chia a cho b thì được thương là 6 dư 3.

3* An có nhiều hơn Bình 24 cái kẹo. biết rằng nếu An cho Bình 6 cái kẹo thì số kẹo của Bình bằng 2/5 số kẹo của An. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên kẹo?

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai và nếu giẩm số thứ nhất 12 đơn vị thì được số mới kém số thứ hai 87 đơn vị.

” Tang tảng lúc trời mới rạng đông

Rủ nhau đi hái mấy quả bòng

Mỗi người 5 quả thừa 5 quả

Mỗi người 6 quả một người không “

Hỏi có bao nhiêu người, bao nhiêu quả bòng ?

– Hùng mua 16 quyển vở, Dũng mua 9 quyển vở cùng loại và trả ít hơn Hùng 22400 đồng. Hỏi mỗi bạn đã trả hết bao nhiêu tiền mua vở ?

– Hiện nay bà 60 tuổi, bố 28 tuổi, mẹ 24 tuổi và con 2 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tổng số tuổi của bố, mẹ và con bàng tuổi của bà ?

– Hồ thứ nhất chứa 1600 lít nước, hồ thứ hai chứa 1600 lít nước. Người ta tháo ra cùng một lúc ở hồ thứ nhất mỗi phút 30 lít nước và ở hồ thứ hai mỗi phút 10 lít. Hỏi sau bao lâu thì số nước còn lại trong hai hồ bằng nhau ?

– Hồng mua 4 bút chì và 8 quyển vở phải trả hết 23600 đồng, Lan mua 4 bút chì và 10 quyển vở phải trả hết 28000 đồng. Tính giá tiền một bút chì, một quyển vở. ( mở rộng )

– An có một số bi và một số túi, nếu An bỏ vào mỗi túi 9 viên thì còn thừa 15 viên, còn nêu bỏ vào mỗi túi 12 viên thì vừa đủ. Hỏi An có bao nhiêu bi và bao nhiêu túi ?

– Cô giáo chia kẹo cho các em bé. Nếu có chia cho mỗi em 3 chiếc thì cô còn thừa 2 chiếc, còn nếu chia cho mỗi em 4 chiếc thì bị thiếu mất 2 chiếc. Hỏi cố giáo có tất cả bao nhieu chiếc kẹo và cô đã chia cho bao nhiêu em bé?

– Trên một đoạn đường dài 780, người ta trồng cây hai bên đường, cứ cách 30m thì trồng một cây. Hỏi người ta đã trồng tất cả bao nhiêu cây ? ( Biết rằng hai đầu đường đều có trồng cây )

– Người ta cưa một cây gỗ dài 6m thành những đoạn dài bằng nhau, mỗi đoạn dài 4 dm, mỗi lần cưa mất 2 phút. Hỏi phải cưa bao nhiêu lâu mới xong?

– Một cuộn dây thép dài 56m. Người ta định chặt để làm đinh, mỗi cái đinh dài 7cm . Hỏi thời gian chặt là bao nhiêu, biết rằng mỗi nhát chặt hết 2 giây.

– Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn dài 15dm. Mỗi lần cưa hết 6 phút. thời gian nghỉ tay giữa hai lần cưa là 2 phút. Hỏi người ấy cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu lâu? ( 54 phút )

– Có một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 15m, chiều dài 24m. Người ta dựng cọc để làm hàng rào, hai cọc liên tiếp cách nhau 3m. Hỏi để rào hết miếng đất thì cần phải có bao nhiêu cọc ?

– Người ta mắc bóng đèn màu xung quanh một bảng hiệu hình chữ nhật có chiều dài 25dm, rộng 12dm, hai bóng đèn liên tiếp cách nhau 2cm. Hỏi phải mắc tất cả bao nhiêu bóng đèn

– Quãng đường từ nhà Lan đến trường có tất cả 52 trụ điện, hai trụ điện liên kề cách nhau 50m. Hỏi quãng đường nhà Lan đến trường dài bao nhiêu m ? ( biết hai đầu đường đều có trụ điện )

– Muốn lên tầng ba của một ngôi nhà cao tầng phải đi qua 52 bậc cầu thang. Vậy phải đi qua bao nhiêu bậc cầu thang để đến tầng sáu của ngôi nhà này ? Biết rằng số bậc cầu thang của mỗi tầng là như nhau.