Soạn Văn Vượt Thác Lời Giải Hay / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Bài: Vượt Thác – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1.  Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)

2. Tác phẩm

* Văn bản Vượt thác được trích từ chương IX của truyện Quê nội (1974) của nhà văn Võ Quảng.

*  Tóm tắt

Bài văn miêu tả hình ảnh con sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật lên vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác

 Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ

Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Dựa vào trình tự trên, chúng ta có thể bài văn thành 3 đoạn với 3 nội dung tương ứng như trên:

Đoạn 3: còn lại

Câu 2:

* Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã thay đổi theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian.

* Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền, nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.

* Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt. Bởi vì:

Tác giả tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

Khi tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

Còn đến đoạn sông có thác dữ thì có thể nói là tác giả đặc tả: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Câu 3:

*  Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả rất sinh động và chân thực qua những yếu tố:

Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng

Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

*  Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư:

Ngoại hình: gân guốc, chắc khỏe, đánh trần, như pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa

Hành động: đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông; ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống; thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

* Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng những phép so sánh:

Núi cao như đột ngột hiện ra (so sánh vật với người)

Nhanh như cắt (cái trừu tượng với cụ thể)

Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người)

* Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của trường sơn oai linh” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn làm nổi bật lên sự đối lập giữa một dượng Hương Thư ở nhà thì nhút nhát, nói năng nhỏ nhẹ, tính tình nhu mì, ai gọi cũng chỉ vâng vâng dạ dạ, nhưng trong công việc, khi đối mặt với những thử thách thì lại trở nên mạnh mẽ, dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, nguy hiểm.

Câu 4:

* Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Những hình ảnh đó là:

Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

*  Tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa ở mỗi hình ảnh:

Ở câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Còn trong câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Câu 5:

Qua bài văn, hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả rất chân thực và sinh động. Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước. Bên cạnh đó, bằng những biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua những hình ảnh nhân hóa và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội. Đồng thời, cả ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị, chất phác.

4.6

/

5

(

330

bình chọn

)

Giải Soạn Bài Vượt Thác Sbt Ngữ Văn 6 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 19 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Bài văn miêu tả cuộc vượt thác thẹo trình tự nào ? Trình tự miêu tả ấy có tác dụng như thế nào ?

Bài tập

1. Bài văn miêu tả cuộc vượt thác theo trình tự nào ? Trình tự miêu tả ấy có tác dụng như thế nào ?

2. Qua sự miêu tả trong bài văn, em hình dung được quang cảnh dòng sông Thu Bồn và hai bên bờ biến đổi như thế nào theo từng chặng trên hành trình của con thuyền ?

3. Hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào ? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, động tác của nhân vật này. Những cách so sánh nào đã được sử dụng ?

Hình ảnh so sánh “Dượng Hương Thư… như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi tả được vẻ đẹp gì của nhân vật này ?

4. Bài văn sử dụng thành công phép so sánh trong miêu tả. Hãy thống kê các so sánh trong bài và nêu giá trị của một số hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc hơn cả. Nêu sự cảm nhận của em về hai hình ảnh so sánh, nhân hoá những chòm cổ thụ trên bờ sông ở đoạn đầu và đoạn cuối bài.

Gợi ý làm bài

1. Bài văn này miêu tả cảnh dòng sông và hai bên bờ cùng với hoạt động của các nhân vật trên thuyền theo hành trình ngược dòng sông vượt thác. Chọn trình tự miêu tả như vậy, tác giả giúp cho người đọc có thể hình dung cụ thể được quang cảnh của dòng sông Thu Bồn suốt một tuyến dài từ hạ lưu ở đồng bằng qua những ghềnh thác giữa vùng núi non hiểm trở rồi lại tới quãng tương đối phẳng lặng. Miêu tả theo trình tự này, cảnh vật hiện ra vừa phong phú vừa luôn biến đổi, tự nhiên, tạo hứng thú cho người đọc.

Dòng sông đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Ở đoạn ấy, quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi : vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt. Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước : “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác. Ở đoạn cuối, dòng sông vân chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi.

3. Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác với vẻ đẹp dũng mãnh. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Nhân vật được tập trung miêu tả ở các động tác, tư thế và ngoại hình với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. (Tìm và ghi lại các chi tiết miêu tả động tác, tư thế và ngoại hình của nhân vật trong cảnh vượt thác.)

4. Dựa vào những hiểu biết về phép so sánh trong bài học này, tìm và thống kê các so sánh trong bài văn, nêu giá trị đặc sắc của một số hình ảnh so sánh.

Lưu ý hai hình ảnh so sánh, nhân hoá những chòm cổ thụ trên bờ sông ở đoạn đầu và đoạn cuối bài: Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác và “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại “mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với các bụi cây lúp xúp xung quanh, lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua nhiều ghềnh thác nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền vượt lên phía trước.

Giải Vbt Ngữ Văn 6 Vượt Thác (Võ Quảng)

Giải VBT Ngữ Văn 6: Vượt thác (Võ Quảng)

Trả lời:

– Chủ đề của bài văn là: ca ngợi vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư qua cảnh vượt thác.

Câu 2 (trang 31-32 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 2, trang 40 SGK: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

– Cảnh dòng sông có sự thay đổi liên tục, ở mỗi chặng đường khung cảnh không giống nhau.

– Người quan sát, miêu tả đang ở vị trí: trên con thuyền đi giữa sông.

– Vị trí đó thích hợp vì: Đó là vị trí có thể quan sát được sự thay đổi của cảnh vật, có thể nhìn bao quát ra chung quanh và là vị trí mang lại nhiều trải nghiệm chân thực nhất trong cuộc vượt thác.

Câu 3 (trang 32-33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 3, trang 40 SGK: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả con thuyền vượt thác

– thuyền cố dấn lên

Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật dượng Hương Thư

Miêu tả ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Miêu tả hành động: co người phóng chiếc sào xuống nước, động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra.

– Những cách so sánh đã được sử dụng là: So sánh dượng Hương Thư với pho tượng đồng đúc và với một hiệp sĩ.

– Ý nghĩa được chọn sau đây thích hợp với hình ảnh so sánh dượng Hương thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”:

+ Thể hiện sự hào hùng

+ Thể hiện sự gan dạ

+ Thể hiện sự dũng mãnh

Câu 4 (trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 4, trang 40 SGK: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

Câu 5 (trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 5, trang 40 SGK: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

Trả lời:

– Cảm nhận về thiên nhiên: Thiên nhiên nơi đây hết sức kì vĩ, rộng lớn. Thiên nhiên hiện lên với nhiều dáng vẻ, lúc thì oai linh, giận dữ thử thách con người, lúc lại hiền từ, dịu dàng như đón những đứa con đi xa trở về.

– Cảm nhận về con người: con người lao động hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng cảm chinh phục tự nhiên. Đó là con người mạnh mẽ, làm chủ cuộc sống của mình. Hình ảnh con người lao động ở đây hiện lên với dáng vẻ phi thường.

Câu 6 (trang 34-35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài luyện tập, trang 41 SGK: Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời:

– Những hình ảnh sau đây về thiên nhiên chỉ có trong bài Sông nước Cà Mau, không có trong bài Vượt thác: sông ngòi kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, dòng sông rộng hơn ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển, cây đước mọc dài theo bãi.

– Những hình ảnh sau đây về thiên nhiên chỉ có trong bài Vượt thác, không có trong bài Sông nước Cà Mau: những chòm cổ thụ, núi cao đột ngột hiện ra, nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong bài Sông nước Cà Mau là: tác giả miêu tả thiên nhiên bằng những phép so sánh giàu hình ảnh, từ đó làm bật nổi vẻ hoang sơ, rộng lớn của thiên nhiên sông nước.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong bài Vượt thác: Tác giả khắc họa thiên nhiên vừa có nét nên thơ trữ tình lại vừa có nét hũng vĩ, dữ dội.

Trả lời:

Không dùng phép miêu tả, tác giả Tố Hữu vẫn có thể gợi ra được sự gập ghềnh, trắc trở của những con thác. Tác giả đã liệt kê tên của những con thác gắn liền với những tính từ, danh từ gợi nên sự khó khăn, hiểm trở: thác Lửa, thác Chông, thác Dài, thác Khó. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng từ láy “chập chùng”, “thênh thênh” để diễn tả sự mênh mang rộng lớn cũng như hiểm trở của thiên nhiên trong bài thơ.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Top Ứng Dụng Soạn Văn Hay Nhất

Tham khảo và học tập trên ứng dụng soạn Văn đang là phương pháp học tập mới và tiên tiến dành cho các em học sinh nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà trường và các bậc phụ huynh, trong bài viết này Taimienphi sẽ chia sẻ, giới thiệu Top ứng dụng soạn văn chất lượng tốt, phù hợp với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Top những ứng dụng soạn Văn hay nhất dành cho các bạn học sinh bậc THCS và THPT sẽ liệt kê những phần mềm, ứng dụng giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu, nắm bắt kiến thức dễ dàng và đặc biệt là biết cách soạn Văn đúng và chuẩn nhất.

Những ứng dụng soạn văn tốt nhất trên điện thoại

TOP ỨNG DỤNG SOẠN VĂN HAY NHẤT

1. HocTot – Ứng dụng soạn Văn, hướng dẫn giải bài tập SGK, giải toán qua mạng cho di độngHocTot là ứng dụng chạy trên Android hỗ trợ các học sinh soạn Văn kèm cả những bài văn mẫu từ lớp 6 đến lớp 12. Ngoài ra ứng dụng Hoctot còn hỗ trợ nhiều bộ môn khác như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh, GDCD… Tải và sử dụng HocTot các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích qua các hướng dẫn chi tiết soạn Văn, xem các bài văn mẫu, giải bài tập trong SGK, sách bài tập và sách nâng cao.

Ứng dụng HocTot được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng. Nếu mới sử dụng lần đầu, các bạn học sinh sẽ làm quen với việc chọn lớp, chọn môn. Sau đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem với các bài tập, bài soạn, câu trả lời chi tiết, súc tích. Các em học sinh cũng có thể xem “Offline” phía bên dưới mỗi bài tập và lưu về điện thoại của mình.

Ngoài ra HocTot còn là ứng dụng hỗ trợ học tập với kho dữ liệu rất lớn dành cho các em học sinh phổ thông, đặc biệt là các em học sinh chuẩn bị bước vào lớp 10, luyện thi vào các trường đại học và cao đẳng hay trung cấp. Nếu như trước đây để có được lời giải hay, 1 bài văn mẫu, hướng dẫn soạn văn ngắn… chúng ta thường phải tìm đến hiệu sách để có cho mình một cuốn sách giải cho một lớp cụ thể. Thì nay qua HocTot, mọi thứ đều có thể thực hiện trên một chiếc điện thoại thông minh, tiện ích đáp ứng nhu cầu học tập lớn cho các em học sinh.

2. chúng tôi – Ứng dụng soạn Văn, dạy học miễn phí cho người ViệtỨng dụng Vietjack cho Android được thiết kế khá hay giúp các em học sinh và phụ huynh đều có thể dễ dàng sử dụng. Tất cả lời giải của tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, khá là đầy đủ và chính xác.

Ứng dụng Vietjack cho Android, iPhone về cách sử dụng cũng khá đơn giản. Lần đầu tiên sử dụng các em học sinh sẽ phải chọn lớp, chọn môn. Tiếp đó chỉ cần chọn vào bài học muốn xem, lúc này học sinh có thể xem lại lý thuyết, lời giải của các bài tập, soạn Văn, xem các bài văn mẫu…

3. chúng tôi – Ứng dụng Lời giải hayĐây là ứng dụng được đánh giá khá tốt từ phía người sử dụng là các em học sinh và phụ huynh. Ứng dụng Loigiaihay, giúp các bạn học sinh và cả phụ huynh tìm kiếm lời giải bài tập SGK, sách bài tập, soạn bài văn, tiếng Việt, sách tham khảo… theo từng bài học cho tất các các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, tiếng Việt… cho tất các lớp từ lớp 1 đến lớp 12.

4. Soạn Văn 6,7,8,9,10,11,12 cho Android và IOS

Đây là ứng dụng tổng hợp toàn bộ các bài soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Nội dung trong ứng dụng bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào tạo nhằm hỗ trợ cho các em học sinh đang học tập và hoàn toàn miễn phí.

Ứng dụng này hỗ trợ các em học sinh soạn Văn từ lớp 6 đến lớp 12. Khi cài đặt xong là sử dụng được ngay và không cần phải kết nối mạng, các bạn học sinh có thể tím kiếm các bài văn trong ứng dụng cũng như đánh dấu yêu thích bài soạn văn, bài văn mẫu…

Bạn và các em học sinh có thể tải và cài đặt ứng dụng này từ Google Play đối với điện thoại Android và App Store đối với điện thoại iphone với từ khóa tìm kiếm là “soan van”.

5. Soạn văn THPT – Ứng dụng giúp soạn Văn, học môn Ngữ Văn

Ứng dụng này của tác giả Nguyễn Công Phượng, có thiết kế đơn giản dễ sử dụng cùng với hệ thống bài soạn được phân ra làm 3 cấp học là 10, 11 và 12 giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tìm kiếm bài soạn theo cấp học của mình.

Ngoài việc chia theo cấp học, ứng dụng lại phân thành hai phần là tập một và tập hai. Hệ thống bài soạn được sắp xếp theo chương trình học giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc học cũng như ôn luyện lại những kiến thức đã được học trên lớp. Các bài soạn Văn trong ứng dụng cung cấp khá chi tiết và đầy đủ qua đó giúp các em học sinh dễ dàng hơn cho việc chuẩn bị một buổi học mới với môn Văn của mình.