Tại Sao Phải Giải Phóng Miền Nam Trước Mùa Mưa / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Tại Sao Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Bắc Tạo Cơ Sở Để Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam Thống Nhất Đất Nước(Kháng Chiến Chóng Thực Dân Pháp 1945

1. Âm mưu mới của Pháp – Mỹ ở Đông Dương. Kế hoạch Nava

– Sau 8 năm xâm lược VN, Pháp thiệt hại ngày càng lớn, bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tốn hơn 2.000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, ngày càng lâm vào thế phòng ngự, bị động.

– Trước sự sa lầy của Pháp,Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.

– Ngày 07/05/1953 ,với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử Na-va làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, đề ra kế hoạch trong 18 tháng sẽ giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

– thu – đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam, giành nhân lực, vật lực, thanh toán Liên khu V, đồng thời mở rộng ngụy quân, xây dựng đội quân cơ động mạnh.

– từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta đàm phán theo điều kiện có lợi cho Pháp và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

– Nava tập trung ở đồng bằng Bắc bộ 44 tiểu đoàn cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương), tiến hành càn quét, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa., để phá kế hoạch tiến công của ta.

II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 a. Chủ trương, kế hoạch quân sự Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta

Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 – 1954.

+ Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những Phương hướng chiến lược: hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt địch.

b. Diễn biến: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

– Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào du kích phát triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình – Trị – Thiên, đồng bằng Bắc Bộ…

c. Ýnghĩa

– Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp bị phân tán làm 5 nơi.

– Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 a. Âm mưu của Pháp, Mỹ

Điện Biên Phủ là thung lũng rộng lớn ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào

– Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ.

– Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.

+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.

– Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.

b. Chủ trương của ta

– Tháng 12/1953, Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.

– Ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, khoảng 55.000 quân, hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược; lương thực, cùng nhiều ô tô vận tải, thuyền bè… chuyển ra mặt trận.

– Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị hoàn tất, ngày 13/3/1954 ta nổ súng tấn công.

c. Diễn biến

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt

từ ngày 13/03 đến 17/03/1954: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.

– Ta đồng loạt tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1 …,chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.

– Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.

– Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.

Đợt 3, từ ngày 01/05 đến 07/05/1954:

– Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch.

– 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.

– Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:

– Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162 máy bay, thu nhiều vũ khí,

– Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16 200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

e. Ý nghĩa

– Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.

– Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.

Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.

QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.

và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU

1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.

Kế Hoạch Giải Phóng Miền Nam

Kế Hoạch Giải Phóng Miền Nam, Lời Bài Hát Giải Phóng Miền Nam, Bài Dự Thi 40 Năm Giải Phóng Miền Nam, Bài Giải Phóng Miền Nam, Đề Cương 40 Năm Giải Phóng Miền Nam, ý Nghĩa Bài Hát Giải Phóng Miền Nam, Bài Giải Phóng Miền Nam Karaoke, Đề Cương 45 Năm Giải Phóng Miền Nam, Đề Cương Tuyên Truyền 39 Năm Giải Phóng Miền Nam, Bài Thu Hoach Thưc Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Gắn Với An Ninh Quốc Phòng, Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phòng An Ninh Cho Đối Tượng 3 Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Bai Thu Hoach Kien Thuc An Ninh Quoc Phong Cho Doi Tuong 3 Ve Xay Dung Khu Vuc Phong Thu, Bài Thu Hoạch Lớp Bồi Dưỡng Quốc Phòng Và An Ninh Đối Tượng 3 Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phòng An Ninh Về Khu Vực Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phòng Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Đơn Xin Miễn Học Quốc Phòng, Đơn Xin Miễn Thể Dục Và Quốc Phòng, Đơn Xin Miễn Giáo Dục Quốc Phòng, Đơn Xin Miễn Học Giáo Dục Quốc Phòng, Bài Thu Hoạch Trung ương Cục Miền Nam, Bài Thu Hoạch Về Trung ương Cục Miền Nam, Thể Lệ Giải Thưởng Xổ Số Miền Nam, Quyết Định Miễn Nhiệm Trưởng Phòng, Mẫu Quyết Định Miễn Nhiệm Trưởng Phòng, Luật Phòng Chống Suy Giảm Miễn Dịch, Bài Thu Hoạch Thực Tế Về Trung ương Cục Miền Nam, Bài Thu Hoach Thực Tế Trung ương Cục Miền Nam, Phuong Huong Va Giai Phap Co Ban Phong Chong Dien Bien Hoa Binh Va Phong Chong Bao Loan, Luật Phòng Chống Nhiễm Vi Rút Gây Ra Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải ở Người (hiv/aids), Báo Cáo Tổng Hợp Quy Hoạch Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Các Tỉnh Miền Trung Đến Năm 2020, Download Miễn Phí: Thông Tư 111/2009/tt-bqp Ngày 20/11/2009 Của Bộ Quốc Phòng, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hải Phòng, Khu Vực Phòng Thủ Kế Hoạch A2, Ke Hoach Phong Chong Lut Bao, Ke Hoach Khu Tap Trung Bi Mat Khu Vuc Phong Thu, Kế Hoạch Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ, Bai Thu Hoach Ve Phong Chuong , Kế Hoạch Tác Chiến Phòng Thủ, Bai Thu Hoach Ve Phong Chay, Thu Hoạch Lãnh Đạo Cấp Phòng, Kế Hoạch Diễn Tập Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Lãnh Đạo Cấp Phòng, Việc Làm Phòng Kế Hoạch, Bài Thi 60 Năm Giải Phóng Thủ Đô, Bài Dự Thi 60 Năm Giải Phóng Thủ Đô, Bài Giải Phóng, Đề án Giải Thể Phòng Y Tế, Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Gym, Bài Thu Hoạch Về Phong Cách Nêu Gương, Bài Thu Hoạch Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10, Thu Hoạch An Ninh Quốc Phòng, Bài Thu Hoạch Về An Ninh Quốc Phòng, Bài Thu Hoạch Giáo Dục Quốc Phòng, Bai Thu Hoach De Hoc Tap Va Lam Theo Phong Thuy, Bai Thu Hoach Ve Xay Dung Khu Vuc Phong Thu Cho Doi Tuong 3, Bài Thu Hoạch Phong Cách Nêu Gương, Kế Hoạch Làm Việc Của Phòng Kế Toán, Phòng Chống Bắt Nạt Và Kế Hoạch Can Thiệp, Bài Thu Hoạch Về Xây Dựng Khu Vưc Phòng Thủ Cấp Huyện, Bài Thu Hoạch Quốc Phòng Đối Tượng 3, Bài Thu Hoạch An Ninh Quốc Phòng, Kế Hoạch Phong Trào Đền ơn Đáp Nghĩa, Báo Cáo Thực Tập Phòng Tài Chính Kế Hoạch, Bài Thu Hoạch Lớp Lãnh Đạo Quản Lý Cấp Phòng, Bài Thu Hoach An Ninh Quốc Gia Phòng , Bai Thu Hoach Quoc Phong An Ninh, Bài Thu Hoạch Lớp Kỹ Năng Lãnh Đạo Cấp Phòng, Bai Thu Hoach Phong Cach Lam Viec, Kế Hoạch Diễn Tập Chiến Đấu Phòng Thủ, Kế Hoạch Tác Chiến Phòng Thủ Ngành Văn Hóa, Kế Hoạch Phòng Không Nhân Dân, Mẫu Bài Thu Hoạch Quốc Phòng An Ninh, Giải Bài Tập Quốc Phòng 10 Bài 5, Mẫu Hồ Sơ Giải Phóng Mặt Bằng, Giải Bài Tập Quốc Phòng 10 Bài 1, Giải Bài Tập Quốc Phòng 12 Bài 9, Bài Giải Phóng Quân, Lời Bài Hát Giải Phóng Quân, Giải Pháp Khu Vực Phòng Thủ, Kế Hoạch Bầu Tổ Hòa Giải, Kế Hoạch Giải Cứu Nam Phụ, Bài Thu Hoạch Phong Cách Quần Chúng, Bai Thu Hoach Quoc Phong An Ninh 2017, Bài Thu Hoach Phong Cách Làm Việc Hồ Chí Minhh, Phòng Kế Hoạch Làm Những Công Việc Gì, Báo Cáo Kế Hoạch Phòng Chống Tham Nhũng, Xem Bai Thu Hoach An Ninh Quoc Phong Doi Tuong 3d, Bài Thu Hoạch Giáo Dục Quốc Phòng Đối Tượng 4, Bài Thu Hoạch Giáo Dục Quốc Phòng Đối Tượng 3, Tải Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phong Đối , Giáo Trình Lớp Quy Hoạch Trưởng Phòng, Bài Thu Hoạch Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Tỉnh Huyện, Kế Hoạch Đẩy Mạnh Phong Trào Học Tập Suốt Đời, Bài Thu Hoạch An Ninh Quốc Phòng Đối Tượng 4, Bài Thu Hoạch Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân, Bài Thu Hoạch Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân, Thu Hoạch Phòng Chống Chữa Cháy, Kế Hoạch Phòng Chống Lụt Bão Trong Trường Học, Bài Thu Hoạch An Ninh Quốc Phòng Tâm Đắc Nhất,

Kế Hoạch Giải Phóng Miền Nam, Lời Bài Hát Giải Phóng Miền Nam, Bài Dự Thi 40 Năm Giải Phóng Miền Nam, Bài Giải Phóng Miền Nam, Đề Cương 40 Năm Giải Phóng Miền Nam, ý Nghĩa Bài Hát Giải Phóng Miền Nam, Bài Giải Phóng Miền Nam Karaoke, Đề Cương 45 Năm Giải Phóng Miền Nam, Đề Cương Tuyên Truyền 39 Năm Giải Phóng Miền Nam, Bài Thu Hoach Thưc Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Gắn Với An Ninh Quốc Phòng, Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phòng An Ninh Cho Đối Tượng 3 Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Bai Thu Hoach Kien Thuc An Ninh Quoc Phong Cho Doi Tuong 3 Ve Xay Dung Khu Vuc Phong Thu, Bài Thu Hoạch Lớp Bồi Dưỡng Quốc Phòng Và An Ninh Đối Tượng 3 Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phòng An Ninh Về Khu Vực Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Kiến Thức Quốc Phòng Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Đơn Xin Miễn Học Quốc Phòng, Đơn Xin Miễn Thể Dục Và Quốc Phòng, Đơn Xin Miễn Giáo Dục Quốc Phòng, Đơn Xin Miễn Học Giáo Dục Quốc Phòng, Bài Thu Hoạch Trung ương Cục Miền Nam, Bài Thu Hoạch Về Trung ương Cục Miền Nam, Thể Lệ Giải Thưởng Xổ Số Miền Nam, Quyết Định Miễn Nhiệm Trưởng Phòng, Mẫu Quyết Định Miễn Nhiệm Trưởng Phòng, Luật Phòng Chống Suy Giảm Miễn Dịch, Bài Thu Hoạch Thực Tế Về Trung ương Cục Miền Nam, Bài Thu Hoach Thực Tế Trung ương Cục Miền Nam, Phuong Huong Va Giai Phap Co Ban Phong Chong Dien Bien Hoa Binh Va Phong Chong Bao Loan, Luật Phòng Chống Nhiễm Vi Rút Gây Ra Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải ở Người (hiv/aids), Báo Cáo Tổng Hợp Quy Hoạch Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Các Tỉnh Miền Trung Đến Năm 2020, Download Miễn Phí: Thông Tư 111/2009/tt-bqp Ngày 20/11/2009 Của Bộ Quốc Phòng, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hải Phòng, Khu Vực Phòng Thủ Kế Hoạch A2, Ke Hoach Phong Chong Lut Bao, Ke Hoach Khu Tap Trung Bi Mat Khu Vuc Phong Thu, Kế Hoạch Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ, Bai Thu Hoach Ve Phong Chuong , Kế Hoạch Tác Chiến Phòng Thủ, Bai Thu Hoach Ve Phong Chay, Thu Hoạch Lãnh Đạo Cấp Phòng, Kế Hoạch Diễn Tập Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Về Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ, Bài Thu Hoạch Lãnh Đạo Cấp Phòng, Việc Làm Phòng Kế Hoạch, Bài Thi 60 Năm Giải Phóng Thủ Đô, Bài Dự Thi 60 Năm Giải Phóng Thủ Đô, Bài Giải Phóng, Đề án Giải Thể Phòng Y Tế, Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Gym, Bài Thu Hoạch Về Phong Cách Nêu Gương,

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam

Bí mật chưa được tiết lộ về MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Đồng bào miền Nam VN, ai cũng biết rằng CS chiếm được miền Nam nhờ “mặt trận giải phóng miền Nam” . Từ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” qua “Liên Minh Dân Chủ”, rồi đến “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN”

Thành viên của mặt trận, ở miền Nam do kỹ sư Hồ Văn Bửu, từng là ủy viên của chính phủ lâm thời (ngang hàng Bộ trưởng), hồi chánh năm 1970 kể lại. Tập hồi ký này không xuất bản, chỉ dành cho các bạn thân của ông. Bản chính tập hồi ký đó, và được phép khai thác để cống hiến độc giả. Hiện ông kỹ sư Bửu vẫn còn trong trại tỵ nạn Thái Lan.

Ông Hồ Văn Bửu sinh năm 1932 tại Biên Hòa Thân phụ là ông Hồ Văn Tam, nhà giáo, sau khi hồi hưu làm chủ tịch hội đồng chủ tịch tỉnh Biên Hòa 1962-1963. Năm 1948, ông Bửu qua Pháp du học cùng chuyến tàu với Đỗ Cao Trí, lúc dó qua Pháp học về nhảy dù. Ông vừa là bà con vừa là bạn học với cố Đại tướng Đỗ Cao Trí. Qua Pháp, ông Bửu theo học trường Bernard Palassy ở Monpellier, sau dó lên Paris tiếp tục học và đổ kỹ sư Canh nông năm 1958. Năm sau ông về miền Nam được chính phủ VNCH bổ nhiệm làm phụ tá cho tiến sĩ Thái Công Tụng đang làm trưởng bang Thổ nhưỡng Trường kỹ thuật nông nghiệp.

Kể từ năm 1964, ông thôi làm công chức ở Bộ canh nông, qua làm chuyên viên khảo cứu cao su cho các đồn điền cao su Pháp ở miền Đông Nam phần. Trong những năm còn là sinh viên ở Pháp, ông Bửu đã có cảm tình với VC vì bị tổ chức Liên hiệp Việt kiều của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tuyên truyền. Lúc đó ở Pháp, nhiều trí thức mới tốt nghiệp như ông, còn ngây thơ hính trị, chưa hiểu Cộng Sản là gì, đến khi có người tuyên truyền về chủ nghĩa Cộng Sản, họ thấy tốt đẹp, nên theo, rồi bị mắc lừa. Cụ thể có bác sĩ Trương Công Trung tức Hai Ngọ, kỹ sư Phạm Tám, kỹ sư Trần Văn Thiện, nghe lời đường mật của Cộng Sản hồi hương về Bắc. Nguyễn Khắc Viện vẽ ra trước mắt họ một chương trình “về phục vụ đất nước sau chiến thắng Điện Biên Phủ” với cả một tương lai rực rỡ. Về đến Hà Nội, các trí thức ấy được bổ nhiệm dưới quyền những tay CS bần cố nông, không biết chuyên môn. Hàng ngày, họ bị cán bộ nhồi sọ về chính tri, kiểm thảo thường xuyên. Vì thuộc thành phần tiểu tư sản, giới trí thức hồi hương này không bao giờ được đảng CS tin cậy, cũng không bao giờ cho giữ chức vụ chỉ huy nào cả.

Trường hợp ông Bửu có hơi khác. Khi làm chuyên viên cho Viện khảo cứu cao su cho các đồn điền Pháp, ông có dịp tới lui nhiều lần các đồn điền cao su nằm trong chỗ khuất vắng của các tỉnh miền Đông Nam phần, là nơi có du kích, cán bộ Cộng Sản núp lén hoạt động kể từ sau năm 1963. Thỉnh thoảng ông gặp họ, nói chuyện, bị họ tuyên truyền rồi ngả theo cái gọi la “mặt trận giải phóng miền Nam”, công cụ của CS Bắc Việt mà ông tưởng là tổ chức của người quốc gia yêu nước, có khuynh hướng độc lập, chống lại sự can thiệp vào nội bộ nước nhà của Mỹ. Khi đã lọt vào tay Cộng Sản rồi, thấy mình bị mắc lừa, ông Bửu chỉ tìm cơ hội vượt thoát khỏi cái tổ chức bịp bợm đó. Từ căn cứ của “chính phủ lâm thời” nằm sâu trên đất Miên, ông Bửu nhờ một người dẫn đường, tìm cách trốn qua Miên, bị cầm tù một thời gian, rồi bị trục xuất qua Lào. Ở đây ông bị điều tra mấy tháng rồi giải giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Cuộc vượt thoát khỏi nanh vuốt của cộng sản phải mất sáu tháng. Sau năm 1975, ông bị bắt cầm tù cho đến cuối năm 1980 mới được thả. Về Saigon, ông sống không có trong tờ khai gia đình suốt mười năm, tìm cách vượt biên nhiều lần nhưng thất bại. Lần sau cùng, ông đến được trại tỵ nạn Thái Lan năm 1990, ông bị lọt sổ thanh lọc, chúng tôi thấy cách làm việc của Ban thanh lọc người tỵ nạn ở Thái Lan rất khó hiểu. Ông Bửu là một nhân viên cao cấp của CS, chống đối chế độ, trở về hồi chánh, rồi trốn thoát, bị tù đày, sau cùng vượt biên nhiều lần mới tới được bến tự do, nhưng không được nhìn nhận tư cách tỵ nạn chính trị. Ông có đủ giấy tờ chứng minh, hình ảnh báo chí ngoại quốc chụp khi ông công du Ấn Độ tố cáo chế độ cộng sản, thế mà vẫn bị đánh rớt. Không biết Ban thanh lọc đòi tiêu chuẩn của người tỵ nạn như thế nào mới gọi là hội đủ điều kiện của người tỵ nạn chính trị?

Phong Trào Hòa Bình, mở màn cho cuộc đấu tranh chính trị của CS ở miền Nam:

Hiệp định Geneva 1954 có điều khoản qui định rằng 2 năm sau, sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biết rằng nếu tổ chức bầu cử, miền Bắc sẽ gian lận, và chiến thắng. Hơn nữa, viện lẻ chính quyền quốc gia không ký tên vào Hiệp định Geneva, nên chính phủ miền Nam tự coi mình không bị ràng buộc bởi những điều kiện trong đó. Năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm thông báo cho Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến ở VN, lúc đó là Đại sứ Ấn độ Christian Menon. Ông này vốn thiên Cộng, đã tìm cách thuyết phục chính phủ VNCH nhiều lần nhưng thất bại được tin đó, Hồ Chí Minh thất vọng ra mặt, nhưng HCM đã có chuẩn bị trước, cài nhiều cán bộ ở lại (từ 3000-5000 người) ngay khi ký Hiệp định Geneva. CS Bắc Việt phát động một hình thức đấu tranh chính trị mới: Đó là nguyên nhân chào đời của cái gọi là “phong trào đòi hòa bình và dân tộc tự quyết” ở miền Nam.

Để phát động phong trào này, trước hết cán bộ cộng sản nằm vùng bắt đầu hoạt động bí mật. Họ móc nối các trí thức ngây thơ, những người kháng chiến cũ đã bỏ họ về thành sau 1954. Cụ thể là Tạ Bá Tòng, cán bộ trí vận cộng sản tự là Năm Thới, hoạt động bí mật để tạo sự bất ổn trong dân chúng. Để mở đầu, Tạ Bá Tòng móc nối gia đình bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến, nguyên là Tổng ủy trưởng Di cư năm 1954, có nhiệm vụ chuyên chở người tỵ nạn từ Bắc vô Nam! Gia đình ông Huyến có một người con gái tên là Phạm Thị Thanh Vân, lại có cảm tình với cộng sản. Bà ta kết hôn với ông Ngô Bá Thành nên lấy tên chồng để hoạt động trong hàng ngũ trí thức. Qua sự trung gian của gia đình bác sĩ Huyến, Tạ Bá Tòng tiếp xúc với nhiều trí thức bất mãn khác ở miền Nam, nhưng cũng không ưa cộng sản. Tạ Bá Tòng không bao giờ ra mặt. Từ trong tối, hắn chỉ thị cho bác sĩ Huyến, bà Ngô Bá Thành đi móc nối các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà báo, nhà giáo có uy tín để lập “liên hiệp hành động” chống sự can thiệp của Mỹ.

Giai đoạn này, mục tiêu của cộng sản là phát động một phong trào của dân chúng đòi “Hòa bình và Tự quyết”, có lúc báo chí miền Nam gọi là “Phong trào Hòa bình”. Mục đích sâu kín bên trong là yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thi hành Hiệp định Geneva, tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, để “mọi người dân tự quyết lấy số phận đất nước và thể chế tương lai của Việt Nam”. Phong trào này còn hô hào tẩy chay người Mỹ can thiệp vào nội tình miền Nam Việt Nam. Cán bộ cộng sản chỉ đạo phong trào không bao giờ ra mặt. Chúng núp lén để ra chỉ thị. Chúng tìm một số gương mặt trí thức được quần chúng biết đến để lôi kéo những người lãnh chỉ thị của cộng sản mời các bạn bè, thân hữu, vốn chỉ có cảm tình với nhau thôi, đến nhà hàng Thanh Thế để ăn cơm. Tới nơi, mới biết chúng tổ chức họp báo và ra tuyên ngôn đòi hỏi, yêu sách như đã nói trên. Phiên họp vừa mới bắt đầu thì cảnh sát áp vào bắt đủ mặt (lời ông Bửu). Ông Bửu cũng có dự phiên họp này nhưng đã lanh chân chạy thoát.

Hôm đó, “Buổi họp báo ngụy trang dưới hình thức buổi tiệc” có những người sau đây:

– Luật sư Nguyễn Long

– Bà Ngô Bá Thành

– Bác sĩ Phạm Văn Huyến

– Kinh lý Đào Văn Nhơn

– Hoạ sĩ Đặng Văn Ký

– Kỹ sư Hồ Gia Lý

– Ký giả Cao Minh Chiếm

– Giáo sư Đại học Văn khoa: Tôn Thất Dương Kỵ…

Sau đó họ bị chính quyền VNCH đưa ra tòa xét xử. Những người trong Ban Chấp hành bị 5 năm tù, những người bị mời ăn tiệc, chỉ mới ký tên bị 6 tháng tù ở. Luật sư Nguyễn Long trong Ban chấp hành bị 5 năm tù. Ít lâu sau, chính phủ Ngô Đình Diệm nhất định đưa 3 ông: Bác sĩ Phạm Văn Huyến, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ và nhà báo Cao Minh Chiếm được gọi là “3 ông hòa bình” trục xuất ra Bắc qua ngã cầu Hiền Lương. Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, gia nhập đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1947.

Khi hay tin “ba ông hòa bình” bị áp giải qua cầu Hiền Lương, Việt Cộng đã tổ chức một cuộc mít-tinh để đón tiếp và tuyên truyền. Đây cũng là một cuộc đấu tranh chính trị giữa hai miền Nam Bắc. Khi “Các ông hòa bình” được cảnh sát miền Nam dẫn độ ra đến sông Bến Hải, có khuyên các ông một lần chót nên xin ở lại để được khoan hồng, nhưng các ông đã lở leo lên lưng cọp rồi, khó xuống được. Cây cầu Hiền Lương lúc đó sơn hai màu khác nhau: phân nửa phía bên cộng sản sơn màu đỏ, phân nửa bên Việt Nam Cộng Hòa sơn màu xanh. Khi ba ông hòa bình vừa bước qua ranh giới phân chia Nam Bắc, công an Việt Cộng chạy tới tiếp dón, giành các túi xách của ba ông để ba ông rảnh tay đến dự cuộc mít-tinh do cộng sản tập trung dân chúng ở huyện Vĩnh Linh đến để tuyên truyền. Cuộc mít-tinh này gọi là dân chúng tự động họp mít-tinh chào mừng ba nhà trí thức yêu nước của miền Nam. Về sau, thân nhân của một trong ba vị ấy (xin giấu tên) nói rằng khi trở lại lấy túi đồ, thì túi đồ đã bị lục soát, bị mất đi mấy bộ đồ mới.

Ba ông hòa bình được phái đoàn miền Bắc đón tiếp ở cầu Hiền Lương, sông Bến Hải. Bác sĩ Phạm Văn Huyến mang số 1, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ mang số 2, ký giả Cao Minh Chiếm mang số 3. Sau đó, ba ông hòa bình được dẫn đi thăm viếng các xí nghiệp, nông trường và hợp tác xã ở miền Bắc để tuyên truyền cho chính sách đoàn kết chiến đấu của Việt Cộng. Số phận của ba nhà trí thức miền Nam này ra sao?

Hết gia đoạn tuyên truyền rồi, cả ba ông được đưa sang Cam-bốt để tiếp tục làm công tác đánh lừa dư luận dân chúng hải ngoại với đường lối mới, đòi “trung lập hóa miền Nam theo chủ trương của Tổng Thống De Gaulle là trung lập hóa toàn thể Đông Dương”. Trái lại, lúc này quốc trưởng Sihanouk không đồng ý sự có mặt của ba ông hòa bình trên xứ Chùa Tháp, nên ra lịnh cho cảnh sát mời ba ông đến yêu cầu rời khỏi lãnh thổ Cam-bốt lúc nào thuận tiện nhất. Họ khuyên ba ông làm đơn lên quốc trưởng Sihanouk, để xin đi bất cứ nơi nào cũng được. Riêng một mình giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ làm đơn xin ra Bắc, được bố trí làm Tổng thư ký Mặt Trận Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Đình Thảo sau này. Đó là chức vụ hữu danh vô thực, khiến ông chán nản, và bất mãn từ đó. Còn hai ông Phạm Văn Huyến và Cao Minh Chiếm thì xin qua Pháp, không bị Việt Cộng lợi dụng nữa.

“Phong trào hòa bình và Tự quyết” của CS bị thất bại. Nó tạm lắng dịu một thời gian chờ cơ hội khác tái sinh dưới một tổ chức khác để rù quến những con mồi ngây thơ khác, đó là Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Đình Thảo.

Chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ là một nguy cơ cho đất nước. Thời kỳ sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, miền Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng, khủng hoảng về đường lối chiến tranh (quốc sách Ấp Chiến Lược đang có hiệu quả, nhưng vì mặc cảm với chế độ củ, nên bãi bỏ để lập Ấp Đời Mới, Ấp Tân Sinh, đó chỉ là các hình thức vá víu tạm bợ). Chế độ mới chỉ lo thỏa mãn tham vọng của mình và lo trả thù những quân nhân, công chức có liên hệ với chế độ cũ, làm thiệt hại đến tiềm năng chiến đấu chống cộng sản.

Tất cả những điều đó tạo ra sự bất ổn chính trị, chia rẽ và CS liền khai thác triệt để, đưa cán bộ xâm nhập vào dân chúng miền Nam để tuyên truyền, móc nối với các thành phần trí thức, tôn giáo. Nhiều trí thức trong “Phong Trào Hoà Bình” lúc trước đã mãn hạn tù. Họ bất mãn chính phủ VNCH. Khi CS chủ trương mở ra mặt trận tranh đấu mới thì họ sẵn sàng tham gia, đó là “Liên Minh Dân Chủ” của luật sư Trịnh Đình Thảo. Lúc này Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã chào đời, nhưng chỉ đóng trong rừng. Cục R và mặt trận này cứ dời đổi địa điểm tới lui 2 bên con sông nhỏ, làm ranh giới giữa Tây Ninh và Kampuchea. MTGPMN ra đời mấy năm nhưng tỏ ra không hữu hiệu, nên họ mới dựng ra cái gọi là “Liên Minh Dân Chủ”, để lôi cuốn trí thức tranh đấu ngay trong vùng chính phủ VNCH kiểm soát. Trịnh Đình Thảo là người miền bắc, sinh trong một gia đình có tiếng tăm, cả thảy bốn anh em, đều đổ đạt, hay giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Pháp thuộc. Người anh cả là Trịnh Đình Huyến, tốt nghiệp Trường Canh nông Hà Nội, là đốc công ở Bạc Liêu, người anh kế tốt nghiệp Trường Công chánh, và người em gái út gã cho một luật sư ở Hà Nội. Ông Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Luật khoa bên Pháp, về mở văn phòng luật sư ở Saigon.

Buổi họp đầu tiên của Liên Minh Dân Chủ vào tháng 1/1964 tổ chức tại nhà ông Kinh lý Đào Văn Nhơn, đường Hàn Thuyên, thẳng góc với Dinh Độc Lập. Lời ông Bửu:

“Trước ngày họp, tôi được tiếp xúc với một cán bộ VC tên Tư Đen mời tôi tới làm thư ký cho Liên Minh đó. Phản ứng đầu tiên của tôi là từ chối, vì lẽ tôi đang ở trong tuổi động viên, đi lính VNCH. Tư Đen lý luận rằng, “Trong số thư ký đó, cũng có Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung (giáo sư Đại học Văn khoa) cũng ở lớp tuổi của anh có sao đâu!” Tôi suy nghĩ một lúc rồi cũng nghe theo lời của anh ta, để rồi hôm sau tôi đến chỗ họp.

Tại nhà ông kinh lý Đào Văn Nhơn, vào lúc 16 giờ, có mặt gần như đông đủ hết các trí thức được mời. Kế tiếp, thẩm phán Trần Thúc Linh, thuyết trình mục đích và yêu cầu việc thành lập Liên Minh Dân Chủ. Sau khi Trần Thúc Linh kêu gọi anh em đóng góp ý kiến, thì giáo sư Lý Chánh Trung mới đặt vấn đề:

– Người ta mời tôi vào một tổ chức quốc gia mà trong chương trình hành động không có đề cập đến vân đề chống CS, thì vô tình chúng ta sẽ bị chánh quyền chụp mũ rằng chúng ta hoạt động có lợi cho CS thì sao?

Chỉ một mình Trần Thúc Linh trả lời rằng:

– Chúng ta là những người dân không bị CS cai trị. Chúng ta không có cơ sở nào nêu lên vấn đề chống Cộng.

Cuộc họp gây cấn sắp đổ vỡ. Đến giai đoạn bầu ban chấp hành, thì ông Kha Văn Dưỡng, dân biểu khóa I của VNCH được bầu làm chủ tịch.

Các chức vụ khác như sau :

– Phó chủ tịch : Luật sư Trịnh Đình Thảo.

– Tổng thư ký : Trần Thúc Linh.

– Phó Tổng thư ký

– Ủy viên: Bà Ngô Bá Thành, Nhà văn Thanh Nghị, Thiếu Sơn…

Sau cuộc họp, chủ nhà mới ăn tiệc thì tôi được rỉ tai rằng : “Chỉ làm biên bản đưa về Cục R, chứ không đứng tên, tức là VC có âm mưu sử dụng tôi (Hồ Văn Bửu) vào việc khác”.

Chừng một tuần sau, tôi đọc báo được biết rằng con trai của ông Kha Văn Dưỡng là Thiếu tá quân lực VNCH (1964) viết báo đính chánh: Cha của anh được mời đi ăn tiệc, rồi tên ông ta (Kha Văn Dưỡng) được đưa lên làm chủ tịch “Liên Minh Dân Chủ” mà chính ông không biết. Một vài ông khác cũng viết báo đính chính, cho nên liên minh này của VC chết ngay sau khi công bố danh sách, và chính phủ VNCH cũng không bắt bớ ai cả.

Tuy nhiên qua hành động quá lộ liễu của ông Trần Thúc Linh, hoạt động chống phá VNCH mà chính quyền không đủ chứng lý để bắt ông ta. Vào một ngày nào đó của năm 1967, con trai ông đang học năm thứ hai trường Đại học Y khoa Saigon, bị hai thanh niên lực lưỡng từ bên ngoài, đột nhập vào trường Y khoa, bắt ném qua balcon từ lầu hai xuống đất. Chú sinh viên y khoa năm thứ hai này chết ngay tại chỗ. Đó là hành động trả đủa của ông Thiệu hay ông Kỳ gì đó (lời ông Bửu), cho nên công an VNCH khỏi mất công đi tìm thủ phạm.

Sau lễ an táng con trai, ông Trần Thúc Linh có đăng báo cáo phó, cám ơn các bộ trưởng và thân hào nhân sĩ đã chia buồn với gia đình ông. Vả lại, khi thấy sinh mạng bị đe dọa, Trần Thúc Linh không còn dám hoạt động cho CS nữa. Trái lại, hành động ném lựu đạn giết chết luật sư Dương Trung Tín (anh ruột bà Dương Quỳnh Hoa, theo CS) tại nhà ở Đà Lạt đã thúc đẩy bác sĩ Dương Quỳnh Hoa chạy theo VC sau cuộc Tổng công kích Mậu Thân của CS năm 1968. Luật sư Tín là người đã từng mang thư riêng của Lê Duẩn gởi cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ để móc nối ông này tham gia MTGPMN vào năm 1960.

Vào năm 1965, qua sự sắp xếp của CS, chúng tôi một số trí thức có cảm tình với CS được đưa đến một nhà hàng để gặp gỡ với Đặc sứ lưu động của TT Johnson. Buổi tiệc này được tổ chức bí mật tại một phòng trên lầu 3 nhà hàng Á đông trong Chợ Lớn. Đúng giờ hẹn, chúng tôi đến thì ông Yamato đã có mặt một mình trong phòng khách, đang xem báo. Qua lời giới thiệu của bà Ngô Bá Thành, chúng tôi chào hỏi xã giao bằng tiếng Pháp. Ông Yamato mời chúng tôi vào phòng ăn. Bửa cơm Tàu thịnh soạn được lần lượt dọn lên, không có ai uống rượu cả, và đàm thoại tự do, không có máy ghi âm. Mục đích của ông đại sứ này là đi nhiều nước, tiếp xúc với giới trí thức và chính quyền sở tại để thăm dò ý kiến về việc Mỹ trực tiếp tham chiến ở VN. Ông trò chuyện với người ngồi kế bên. Rồi ông tự động xin đổi chỗ ngồi để tiếp chuyện với từng người một. Ông hỏi tôi :

– Ông nghĩ gì về cuộc chiến tranh hiện naỵ

Tôi đáp:

– Thưa ngài đại sứ, cuộc chiến tranh này không thấy chiến thắng quân sự. Người Mỹ có phương tiện hiện đại và vũ khí tối tân, nhưng không tiêu diệt được người du kích CS. Chúng tôi đề nghị người Mỹ đình chiến để thương thuyết và rút quân Mỹ đi thì sẽ có hòa bình. Bởi chiến tranh lâu dài chỉ gây chết chóc cho “người dân vô tội”.

Ông ta (Yamato) nói thêm:

– Các anh có tiếp xúc với bên kia (CS) không?

Tôi (Bửu) trả lời không.

Ông Yamato nói:

– Hãy chờ đợi vài năm nữa sẽ chấm dứt chiến tranh.

Kế đó, ông chuyển ghế để ngồi gần người khác và tôi không nghe ông hỏi gì thêm.

Chúng tôi gồm có luật sư Trịnh Đình Thảo, bà Ngô Bá Thành, thẩm phán Đỗ Quang Huệ, thẩm phán Trần Thúc Linh, kỹ sư Trương Như Tảng, kỹ sư Hồ Gia Lý, kỹ sư Tô Văn Cang (KN: một cán bộ cao cấp của VC; người sau này chứng nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập), bác sĩ Trần Văn Du, Kinh lý Đào Văn Nhơn, hoạ sĩ Đặng Văn Ký và kỹ sư Hồ Văn Bửu.

Cuối cùng, ông đại sứ Yamato mới lên tiếng cho cả bàn tiệc nghe rằng trước đây ông đã từng đi Âu Châu, sang Đông Nam Á, tiếp xúc với các chính quyên địa phương, rồi trạm chót là VN, để gặp gỡ các trí thức VN, trước khi ông về Mỹ báo cáo cho TT Mỹ… Tiếp đó, ông đưa ra một quyển sổ yêu cầu mỗi người ghi tên họ, tuổi tác và nghề nghiệp của mình. Cuối cùng ông vui vẻ đứng dậy chia tay từng người, và chúc sức khoẻ. Ông yêu cầu mọi người kiên trì chờ đợi ngày hoà bình sẽ đến VN không xa lắm đâu.

Cũng theo lời ông Bửu, lúc đó Mỹ chưa trực tiếp tham chiến tại VN. Vài tháng sau, Mỹ đổ quân ào ạt vào Saigon và Đà Nẵng. Sau cuộc gặp gỡ đại sứ Yamato thì vài tháng sau, có một số người Mỹ tìm gặp một số trí thức VN đối lập với chính quyền VNCH. Một dịp tình cờ, tôi đến nhà ông Trịnh Đình Thảo ở Hạnh Thông Tây, Gò vấp, lời ông Bửu, đây là một vườn xoài rộng 6 mẫu, ông Thảo cho xây một nhà đúc kiên cố, theo kiểu nhà khách ở bịnh viện Cộng Hòa.

Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của 3 cây xoài, trên những ghế đá mài. Tôi được ông Thảo giới thiệu với một người Mỹ nói tiếng Pháp, còn tôi được gọi là kỹ sư không xưng tên. Sau lời chào hỏi lịch sự theo xã giao Tây phương, chúng tôi nói chuyện thoải mái với ông Mỹ này. Tôi nói:

– Nguyện vọng của chúng tôi là yêu cầu Mỹ rút quân để vấn đề chiến tranh này cho người VN giải quyết với nhau.

Người Mỹ đáp:

– Nếu quân đội Mỹ rút đi, thì CS sẽ chiếm miền Nam.

Tôi nói tiếp:

– Nếu CS có thắng thì chúng tôi hợp tác với họ trong hòa bình, không còn bắn giết nhau nữa, người dân Việt Nam mới sống yên ổn, sinh hoạt bình thường, không còn lo sợ chiến tranh.

Người Mỹ này đứng dậy, lấy khăn lau mồ hôi trán, rồi chậm rãi đáp:

– Nếu CS vào Saigon, thì sẽ bắn giết lực lượng VNCH. Saigon sẽ thành biển máu lửa. VC sẽ bỏ tù hết các ông.

Tôi đáp ngay:

– Chúng tôi là dân sự, không chống đối họ thì họ sẽ trọng dụng chúng tôi, nhất là chúng tôi là những chuyên viên về kinh tế, kỹ thuật, có thể phục vụ cho đất nước bất cứ lúc nào cũng được.

Ông Mỹ nói:

– Ông còn ảo tưởng lắm! Người CS có đường lối độc tài của họ, không sử dụng người trí thức đâu. Họ sẽ tiêu diệt giai cấp bằng cách quốc hữu hóa tài sản của người dân, biến con người thành công cụ sản xuất, nhằm bảo vệ giai cấp lãnh đạo của họ, được gọi là giai cấp công nhân thất học đó.

Tôi có cảm tưởng khinh thường ông Mỹ này, vì tôi cho rằng ông đi tuyên truyền chống cộng như con vẹt. Tôi đáp:

– Xin lỗi ông, tôi không tin!

Trong khi đó, trước sự chú ý của nhà văn Thanh Nghị, Hoàng Trọng Quỳ, ký giả Hoàng Trọng Miên, bà Ngô Bá Thành, kỹ sư Trần Văn Quyến, ký giả Thiếu Sơn, kỹ sư Hồ Gia Lý…thì ông Thảo cắt ngang lời nói của tôi. Ông nói:

– Cháu còn trẻ nên còn hăng đấy.

Ông Mỹ cười và quay sang bà Ngô Bá Thành ngồi kế bên nói chuyện một lúc. Rồi ông nói rõ lập trường của Mỹ như sau:

– Người Mỹ sang VN chiến đấu vì lý tưởng tự do và bảo vệ tự do cho dân tộc VN. Với tư cách một người trí thức Mỹ, tôi tin rằng số đông trí thức VN đều có du học ở phương Tây, sẽ hiểu biết được thực tâm của chính phủ Mỹ, để không chống đối Mỹ tiến hành chiến tranh ở VN, nhằm ngăn chặn làn sóng sẽ do Trung Cộng đang muốn bành trướng sang VN và Đông Nam Á. Trong dịp này, CS núp dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam”, để rồi sau khi chiếm được VNCH, họ sẽ thôn tính luôn cả Lào và Kampuchia.

Qua cuộc tiếp xúc này, tôi được biết ý định của Mỹ, nhưng tôi vẫn xem Mỹ là kẻ xâm lược VNCH, vì lẽ “người dân có kêu Mỹ tham chiến đâu”! Tự nhiên người Mỹ vào thay thế người Pháp sau Hiệp định Geneva 1954 và cai trị chế dộ VNCH xuyên qua các chính quyền do Mỹ dựng lên. Sự có mặt của người Mỹ như chủ nhân ông, không có chính nghĩa. Đối với lương tri con người, mặc dù chính quyền Mỹ đã tốn rất nhiều tiền, và thanh niên Mỹ phải bỏ mạng ở chiến trường VN. Bởi vì nếu CS xâm lược thì nhân dân miền Nam có quyền tự vệ và đánh đuổi CS ra Bắc Việt Cũng bởi vì quốc sách Ấp Chiến Lược của VNCH đang tỏ ra hữu hiệu thì Mỹ lại thay đổi chính sách chống Cộng!

Hoạt động của “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”:

Sau khi MTGPMN không còn hữu hiệu nữa, CS giải tán để lập thành “Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN”. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa từ Ban Y tế qua làm Bộ trưởng Y tế. Các ông trong Ban tuyên huấn mặt trận thì trở thành Bộ trưởng Thông tin hay Giáo dục. Các ông già như ông Trịnh Đình Thảo, Lê Văn Giáp, Lâm Văn Tết ra Bắc lánh nạn. Vợ chồng Thiên Giang, Trần Kim Bảng ra Bắc để qua Đông Đức chữa bệnh. Lâm Văn Tết là kỹ sư, có chân trong Thượng hội đồng quốc gia, thành lập sau khi lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Tết được Trần Bạch Đằng móc nối theo CS.

Sau khi chính phủ ma này được dựng lên thì nó được lệnh của CS Bắc Việt tổ chức đi thăm hữu nghị chính phủ Hoàng gia Kampuchia. Trong buổi họp, đại diện chi bộ đảng là Huỳnh Tấn Phát tiết lộ cấp trên chỉ định “chị Bảy Hồng”, tức bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, tham gia phái đoàn của chính phủ do Huỳnh Tấn Phát cầm đầu. Trên thực tế, phái đoàn này gồm toàn thể cán bộ cao cấp của Đảng CSVN, chỉ có 2 người của “chính phủ cách mạng lâm thời” như kể trên. Phái đoàn được dự trù tự động đến thị xã Swayriêng thì xe chính quyền Kampuchia đón rước đưa về Phủ Thủ tướng cho Lon Nol tiếp đón. Sau nghi lễ tiếp đón ở dinh thủ tướng, Lon Nol, thủ tướng chính phủ hướng dẫn phái đoàn “chính phủ cách mạng lâm thời” đến hoàng cung ra mắt thái tử Sihanouk và hoàng hậu Monique. Tối lại, phái đoàn được mời dự tiệc và nghỉ đêm tại nhà khách của hoàng cung. Qua hôm sau, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Bích Sơn và Nguyễn Văn Hiếu được Sihanouk hướng dẫn đi thăm các cơ sở văn hóa của kampuchia như Chùa Vàng, Chùa Bạc và vài cơ sở kinh tế trong thành phố Nam Vang. Trong khi đó, phái đoàn chuyên viên kinh tế giữa 2 chính phủ làm việc với nhau.

Cụ thể như VC cần mua 90,000 tấn gạo, nhưng VC ký hiệp định mua của Kampuchia 60,000 tấn thôi, vì lẽ VC cảnh giác rằng chính phủ Kampuchia có thể lật lọng thì CS sẽ ở vào thế bí. Còn 30,000 tấn gạo kia thì sẽ giữ bí mật để mua gạo chợ đen của dân chúng Miên tự động chở xuống biên giới Việt-Miên bán cho cơ quan hậu cần của VC. Qua 3 ngày viếng thăm chính thức Kampuchia, “chính phủ cách mạng lâm thời” muốn mua lòng Sihanouk, nên biếu cho Kampuchia năm hòn đảo của VN đối diện với thành phố Kép của Kampuchia . Năm hòn đảo này nguyên là chủ quyền của VNCH, có dân cư VN đang sinh sống và VC biếu không cho Kampuchia để lấy lòng Sihanouk, nhờ y cho phép chỡ vũ khí từ Kompongsom lên biên giới Việt-Miên theo giá biểu 4000-5000 riel một tấn.

Thái Tử Norodom Sihanouk bắt tay ông Trương Như Tảng, bộ trưởng Bộ Tư Pháp của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam. Sau 1965. Sihanouk từ bỏ đường lối trung lập giữa hai khối tư bản và cộng sản mà ngả về phía Cộng sản bằng cách ký kết với Trung Cộng và miền Bắc cho phép miền Bắc đưa vũ khí vào Cam Bốt qua hải cảng Sihanoukville rồi chuyển qua biên giới Việt Miên vào miền Nam.

Nói về sự lãnh đạo của đảng CS, thì trong phái đoàn này có Hoàng Bích Sơn của Bắc Việt là người trực tiếp đưa ra đường lối và chủ trương của đảng, vì lẽ Sơn là người với danh nghĩa thư ký của MTGPMN, nhưng lại lãnh đạo trực tiếp Nguyễn Hữu Thọ trong thời kỳ chiến tranh VN. Còn tại “Phủ chủ tịch” của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời” thì tên Tư Dũng là Bí thư đảng đoàn của Phủ chủ tịch, tức là lãnh dạo luôn cả Huỳnh Tấn Phát trong mọi sinh hoạt. Còn ở Tòa Đại sứ VC ở nam Vang, thì tên Ba Dũng là Đệ nhất bí thư Toà Đại sứ, lãnh đạo Đại sứ Nguyễn Văn Hiếu, mặc dù Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Hiếu đều là đảng viên, nhưng không thuộc thành phần công nhân và bần cố nông vô sản, nên không được quyền lãnh đạo theo chủ trương của Đảng CSVN. Tôi nói rõ như vậy để chứng minh rằng CSVN không bao giờ sử dụng khả năng của người trí thức. Nếu người trí thức đó do chế độ tư bản đào tạo mà đứng được trong hàng ngũ CS thì có 2 lẽ: một là đảng viên kỳ cựu cở Nguyễn Khắc Viện và Huỳnh Tấn Phát, đã lỡ phóng lao thì phải theo lao. Nhưng sau này, Nguyễn Khắc Viện cũng bị thất sủng rồi; thứ hai là các trí thức cơ hội, chế độ nào cũng hùa theo để kiếm ăn cở Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Ngọc Hà, Ngô Bá Thành, Lý Chánh Trung,…

Sau khi kết thúc việc viếng thăm chính thức Kampuchea, Lon Nol đích thân đưa phái đoàn “chính phủ cách mạng lâm thời” của VC từ Nam Vang về biên giới Việt-Miên. Tại biên giới này, nhờ con sông Saigon chia đôi 2 nước, VC chuẩn bị sẵn xuồng để băng qua sông. (chỗ hẹp nhất phía trên đó như 1 dòng suối) ở đoạn hẹp nhất để trở lại căn cứ VC trên đất Kampuchia. Trong dịp này, Hoàng thân Sihanouk có biếu cho “chính phủ cách mạng lâm thời” 16 tấn khô cá, gọi là món quà hữu nghị Khmer-VN.

Tướng Lon Nol. Năm 1970, Lon Nol lật đổ Sihanouk vì không muốn Sihanouk để cho người Việt đóng quân trên đất Cam Bốt. Năm 1975, Khmer Đỏ thắng tại Cam Bốt, Lon Nol chạy sang Hawai.

Từ đất Miên băng qua sông, tưởng là qua lãnh thổ VN cũng rất thực tế. Có lần, ký giả Burchette, 2 giáo sư y khoa người Pháp tên là Can và Crévin và Đại sứ Raoul Castro của Cuba từ Nam Vang đến vùng VC có nhiệm vụ gì đó, cũng bị VC đánh lừa bằng cách cho xuống xuồng băng ngang qua sông, đi một đổi thật xa, lên tới nguồn sông Saigon, rồi băng trở lại chỗ hẹp nhất như băng qua suối để đi về căn cứ VC trên đất Miên mà họ tưởng rằng căn cứ đó ở miền Nam VN. Nhờ những thủ đoạn vặt như vậy mà CS mới tuyên truyền bịp dư luận ở ngoại quốc, và căn cứ trên đất Miên không bị tiêu diệt bởi lực lượng VNCH. Điều đó chứng tỏ VC không thành thật ngay với cán bộ của mình, lẫn đồng minh.

Trong một dịp trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Văn Thủ và bác sĩ Trần Hữu Nghiệp năm 1969 tại “phủ chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời”, hai anh này nói với tôi rằng hai anh có nhiệm vụ đi rước khách nước ngoài kể trên tại bờ sông biên giới hai anh hướng dẫn khách nước ngoài lên bờ bên này, đi rất xa nhưng khi lên ngọn suối băng trở lại thì giáo sư Crévin nói rằng, “Tôi có cảm tưởng là tôi trở lại đất Kampuchia”. Anh bác sĩ Thủ liền đáp:

– Xa đất Kampuchia lắm rồi.

Tất cả đều cười hả hê vì đi quá xa, qua trảng thì sợ máy bay xạ kích tự do nên cũng thắm mệt, không nhớ phương hướng gì cả. Trên thực tế, căn cứ của Ban Dân Y chỉ nằm cách chỗ xuồng đậu 500m trên đất Kampuchea, tức là khỏi cần qua sông cũng đi tới rất mau lẹ thôi!

Tôi và anh Trương Như Tảng có đến căn cứ này dự lễ mãn khóa đào tạo 200 bác sĩ y khoa do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp mời. Trong số sinh viên y khoa, tôi để ý một nhóm nữ sinh người Hoa, không thạo tiếng Việt mà cũng đi học. Đó cũng là đường lối chính trị lừa bịp của CS, khích lệ người Hoa tham gia mặt trận chống Mỹ. Đó là lời tiết lộ của cô Phùng Ngọc Anh, 21 tuổi, bị nhốt tại Tổng nha Cảnh sát VNCH sau khi bắn lính Mỹ bằng cả hai tay cầm hai cây súng nhỏ, giữa thành phố Saigon. Cô là người Hoa Chợ Lớn, bị quân cảnh bắt tại hiện trường, nhưng đưa qua Cảnh sát Quốc gia điều tra không ra manh mốị. Đêm đầu tiên của trận Mậu Thân 1968, cô bị đem thủ tiêu mà không chết. Cô được xe cứu thương đem về Nhà thương Chợ Rẫy thì công an phát hiện, đem biệt giam bỏ luôn không chữa và không cho ăn uống. Nhưng có một sinh viên người Việt ở lứa tuổi của cô, vận động anh em tù gởi thuốc trụ sinh vào cho cô uống và đem cơm cho cô ăn. 2 tháng sau, cô lành bệnh vì bị một lằn đạn xuyên qua mông đít.

Trương Như Tảng, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp trong Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam. Sau này tôi xem báo biết cô ta bị kêu án 20 năm tù và bị đày ra Côn Đảo. Đến năm 1973 khi được trao đổi tù binh, cô được đưa về Hà Nội. Lần cô bị đem thủ tiêu năm 1968 có 2 người khác nữa là Lê Thị Riêng và Trần Văn Kiểu. Cả 3 người bị bắn ở đường Hồng Bàng, trước Trường Cây Mai. Riêng cô Phùng Ngọc Anh đã may mắn bị đạn nhưng không chết. Trong hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh VN, VC tố cáo hành động này của VNCH, rồi qua lời trình bày của Đỗ Thị Duy Liên (vợ Trần Bạch Đằng), là người đồng cảnh với Phùng Ngọc Anh, hội nghị Paris bị VC tẩy chay một tuần lễ để phản đối VNCH. Đó là năm 1969.

Hứa Hoành

Bình Luận:

Bài này được giáo sư Hứa Hoành viết theo trí nhớ nên có thể có một số chi tiết không đúng. Chẳng hạn vụ ba ông hòa bình được đưa ra Bắc xảy ra sau khi chế độ Ngô Đình Diệm đã chấm dứt chứ không phải do chế độ Ngô Đình Diệm đưa ra Bắc. Về tổng quát, bài này nói về một số trí thức miền Nam thời đó được đảng Cộng Sản Việt Nam lôi kéo để lập ra các tổ chức độc lập với chính quyền miền Nam, không chủ trương chống Cộng như chính quyền miền Nam với mục đích là để phân hóa nội bộ miền Nam, không để cho miền Nam trở thành một khối đoàn kết nhất trí chống Cộng Sản. Vì chỉ dùng những trí thức đó với mục đích tạm thời là phân hóa nội bộ miền Nam nên các trí thức đó có cảm tình với đảng Cộng Sản Việt Nam đến mức nào thì không quan trọng, miễn sao họ làm đúng theo quĩ đạo của đảng CSVN vạch ra, là lên tiếng đòi hòa bình, không dùng vũ lực chống Cộng. Trong khi đó thì đảng CSVN ra sức dùng lực lượng vũ trang để tấn công miền Nam với mục đích đánh chiếm miền Nam.

Vì chỉ dùng tạm thời nên các trí thức đó chỉ được sử dụng khi chế độ miền Nam chưa bị CS chiếm. Sau 1975, nhiều trí thức trong các phong trào này sống trong im lặng vì chế độ không cần đến họ nữa và họ cũng chẳng có quyền lực gì trong thời gian hoạt động.

Người miền Nam cho rằng các trí thức này bị đảng CSVN đánh lừa, lợi dụng. Nhưng trong số tên tuổi xuất hiện trong các phong trào đó ai là người bị đánh lừa và ai là người đi lừa thì đến ngày nay cũng không thật sự rõ ràng vì nhiều người vào thời đó là đảng viên, nhận chỉ thị của đảng CSVN để lôi kéo trí thức nhưng họ dấu tung tích của họ. Nên có khi kẻ tưởng là bị lừa thật sự lại là kẻ đi lừa. Một số người mà dân miền Nam thời đó tưởng chỉ là thân cộng, nghĩa là có cảm tình với CS, thì thật sự là đảng viên đảng CSVN. Chẳng hạn, trong số ba ông hòa bình bị chính quyền miền Nam đưa ra Bắc vào thời sau 1963 có giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ đã là đảng viên từ năm 1947 nhưng ông ta đâu có dại gì nói ra mình là đảng viên vào thời đó mà chỉ nói mình là trí thức chống chiến tranh, muốn hòa bình. Cũng như bà Nguyễn Thị Bình trả lời với nhà báo ngoại quốc năm 1965 là mình không phải là đảng viên như thật ra là bà đã gia nhập đảng Cộng Sản từ năm 1948. Ông Tôn Thất Dương Kỵ kêu gọi dân miền Nam hãy theo đường lối hòa bình đừng cầm súng chống lại miền Bắc trong khi đồng chí của ông thì đem toàn lực tấn công miền Nam để đánh chiếm miền Nam. Trong số người thấy mình bị lừa có ông Trương Như Tảng. Sau 1975, ông thấy những gì đảng CS làm không giống như những gì đã hứa là để miền Nam theo chế độ không cộng sản, có nhiều thành phần chính trị tham dự, nên ông đã vượt biên, rồi sang Pháp sống quãng đời còn lại.

Về mặt lãnh thổ, khi đảng CSVN cần Trung Cộng viện trợ vũ khí thì đảng dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng. Trong bài trên, đảng CSVN dâng cho Cam Bốt năm hòn đảo ở gần Cam Bốt. Xem ra đảng CSVN xem nhẹ lãnh thổ quốc gia, khi cần ngoại bang giúp mình việc gì thì không ngần ngại cắt đất dâng cho ngoại bang. Nói chung chính sách của đảng CSVN là có thể làm bất cứ chuyện gì miễn là đạt được cái lợi trước mắt. Khi cần tiêu diệt các phe phái đối lập thì bịa đặt, vu khống để giết họ, hứa hẹn những cái mình sẽ không làm để lôi kéo người hoạt động cho mình, xuyên tạc, bịa đặt lịch sử miễn sao có lợi cho mình, còn dân tộc bị nhiễm các hiểu biết lầm lạc thì mặc kệ.

http://bit.ly/1CbzVCn

Sưu tầm