Tập Làm Văn Lớp 4 Lời Giải Hay / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

35 Đề Và Gợi Ý Tập Làm Văn Hay Lớp 4

35 đề và gợi ý tập làm văn hay lớp 4 bao gồm đề tập làm văn hay lớp 4 giúp các em củng cố kiến thức, có thêm tư liệu để hoàn thiện bài văn hay hơn.

– Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?

– Những sự việc tiếp theo lần lượt diễn ra như thế nào? Kể rõ từng hành động, chi tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay người thân của em: làm việc gì, làm như thế nào?… nêu rõ thái độ, hành động của nhân vật khác trước việc làm của em…

Ngồi trong nhà ấm áp, nhìn ra ngoài mưa rơi lạnh buốt, tôi chợt nhớ ra một điều: sáng nay chị tôi đi học không mang áo mưa. Giờ này cũng là lúc tan học đến nơi. Tôi vội đội nón, khoác tấm ni lông, tay cầm áo mưa, chạy vội đến trường chị. Vừa vặn lớp chị tôi đang cho học sinh ra. Thấy tôi, chị tôi mừng quýnh, cầm áo mưa mặc vào người và cảm ơn tôi rối rít. Hai chị em tôi ra về dưới trời mưa xối xả. Chân chúng tôi bấm chặt xuống đất cho đỡ trơn. Gió thổi mạnh từng cơn như muốn giằng chiếc nón tôi đội trên đầu. Những giọt mưa gõ lộp bộp xuống nón tôi nghe rất vui tai.

Về đến nhà, trong lòng tôi rất vui sướng vì đã giúp đỡ được chị của mình. Câu chuyện xảy ra lâu rồi nhưng đến nay tôi còn nhớ mãi vì đó là một kỉ niệm đẹp của chị em chúng tôi.

Chốc chốc, em bé lại hỏi: “Mẹ đâu? Mẹ đâu?”. Người chị dịu dàng đáp: “Ừ, chị đang dẫn em về với mẹ đây mà!” Vừa nói, bạn vừa chỉ tay về phía trước. Bước lại gần, tôi khẽ hỏi: “Em bạn đấy à?” Bạn đó mỉm cười: “Không, em này bị lạc. Mình đang đưa em đi tìm mẹ đây!” Nói xong, bạn bế em lên, đi qua đường để đến đồn công an gần đó, chắc là bạn muốn nhờ các chú công an tìm hộ mẹ cho em bé. Vừa hay, lúc ấy có một cô trông còn trẻ, hớt hơ hớt hải chạy lại. Em nhỏ mừng rỡ reo lên:

Cô nhớ con mình, vui sướng ôm chầm lấy và còn ngỏ lời cảm ơn chú công an. Chú công an vui vẻ đáp: “Đây không phải là công của chúng tôi mà là công của em đội viên quàng khăn đỏ này đấy!” Người mẹ nắm chặt bàn tay của người bạn gái và trầm trồ khen ngợi: “Quý hóa quá! Thật là quý hóa! Cô cảm ơn cháu nhiều lắm!”

Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.

Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:

– Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?

Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:

– Các con của ba ngoan và có hiếu quá!

Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.

Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.

Vào mùa hè, người đến xếp hàng lấy nước ở vòi nước cộng cộng phố tôi rất đông, thùng xếp thành dãy dài. Mùa thu ít người lấy nước hơn. Qua đông lại càng ít nữa. Có lẽ vì rét quá, ai cũng lạnh và không hay gội rửa ào ào.

Lứa tuổi chúng tôi còn nhiều đứa tinh nghịch, chân không bẩn mà đi qua cũng chìa chân vào rửa. Những buổi sáng tinh mơ, các bà bán rau ở ngoại ô đi chợ sớm cũng đến máy nước công cộng rửa rau rất lâu.

Một đêm trời rét buốt như kiến cắn, tôi tỉnh dậy rồi không sao ngủ tiếp được.Bỗng nghe tiếng nước chảy xè xè ở máy nước đầu ngõ, chảy mãi như không có người khóa lại. tôi nghĩ: “Chắc có cậu nào qua đó nghịch máy rồi cứ để thế mà đi. Hay là có bà nào đi chợ sớm rửa rau cải, rửa hành gì đây mà quên khóa máy lại?”

Tôi vội tung chăn nhảy xuống, xỏ vội đôi dép rồi mở cử bước ra. Dòng nước vẫn chảy xè xè. Tôi chạy ngay đến khóa luôn máy lại. Trời rét căm căm, hai hàm răng va vào nhau lập cập nhưng lòng tôi lại thấy vui. Tôi bước vào nhà,định sớm mai viết ngay tấm biển để cạnh vòi nước công cộng: “Ai dùng xong nước thì nhớ khóa lại!”

VD2: Giúp chú thương binh qua đường tàu:

Ở bến xe, anh thương binh ấy đã không ngớt lời cảm ơn và khen ngợi một em bé đã cứu anh qua đường tàu hoả. Anh rất vui và cảm phục tấm lòng dũng cảm của em nhỏ

Hôm ấy, cảnh trời đất thật tuyệt đẹp. Xa xa, một lớp mây hồng óng ả nổi bật trên nền trời cao xanh. Ánh nắng vàng nhạt chiếu xuống đất, rải trên cánh đồng lúa xanh rờn. Một anh thương binh đang chống nạng bước đi. Một mắt anh đã bị hỏng, còn một mắt cũng chỉ nhìn thấy lờ mờ.

Hôm ấy, cô giáo dẫn vào lớp một bạn gái và nói với chúng tôi: “Đây là Lan, bạn mới của lớp ta, các em hãy làm quen với nhau đi”.

Cả lớp ngơ ngác nhìn cô bé mặc bộ quần áo có chỗ vá, có đứa thì thầm: “Gớm! Ai thèm làm bạn với nó chứ!” Cô giáo xếp Lan ngồi bàn đầu với tôi. Tự dưng tôi ngồi cách xa Lan ra.

Một hôm, cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên làm, Lan loay hoay mãi mà không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rồi đấy!”

Cô giáo không hài lòng chút nào, cô giáo cho Lan về chỗ ngồi. Lúc ra về, bọn tôi lườm Lan một cái rồi chạy đi. Lúc này nhìn Lan thật tội. Ai bảo lười học!

Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt ngã lăn ra cùng hai xô nước. Một bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như bị ma đuổi.

Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm! Mẹ thì bị bệnh, bố đi đạp xích lô để kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê để có tiền mua thuốc cho mẹ. Thế mà tôi đã hiểu lầm Lan.

Sáng hôm sau, tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động, nhận ra sự vô tâm của mình. Thế là cả lớp phát động phong trào: “Góp tiền tiết kiệm, giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó”.

Cũng từ hồi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan. Bây giờ Lan đã trở thành học sinh giỏi của tỉnh. Và tôi với Lan đã trở thành đôi bạn thân từ lúc nào không biết.

Những tin cũ hơn

Tập Làm Văn Lớp 4: Ôn Tập Văn Kể Chuyện

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4

Tập làm văn kể chuyện lớp 4

Tập làm văn lớp 4: Ôn tập văn kể chuyện là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 132 là tài liệu tham khảo cho các em học sinh củng cố vốn từ, hoàn thiện bài văn kể chuyện lớp 4. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 132

Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao?

– Đề 1: Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

– Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể

– Đề 3: Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay

Em chọn đề (2) “Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể”

Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.

Câu 2 (trang 132 sgk Tiếng Việt 4)

Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật

Bài tham khảo 2

Na là một cô bé tốt bụng, ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt… Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có về bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ cô giáo nói:

– Bây giờ cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không biết mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch)

Năm nay anh Nghĩa mười lăm tuổi. Tay và vai anh phát triển bình thường nhưng từ bắp đùi xuống hai bàn chân thì co rút, teo lại. Hai chân anh bé xíu rất khó cử động. Khi ngồi một chỗ,anh có thể làm những việc vặt như: xếp quần áo, lau chén để vào tủ. Khi muốn di chuyển, anh dịch chuyển người trên hai cái bàn ngồi thấp sát đất.Hai cái bàn ngồi thay phiên nhau giúp anh “đi” về phía trước hoặc dịch lùi. Tuy có tật bệnh nhưng anh rất chăm làm việc. Em đến nhà giúp anh nấu cám cho lợn ăn. Anh Nghĩa ngồi trên bàn ngồi, cắt rau lang vun thành đống. Em dùng rổ xúc rau đã băm đổ vào thùng rồi đem thùng đó bắc lên bếp đã gác củi sẵn. Sửa cái thùng cho chắc chắn, em lấy xô xách nước đổ vào thùng. Độ ba xô nhỏ thôi, nước đã ngập rau rồi. Trên rau, em xúc bắp xay đổ vào. Khi em đậy nắp thùng xong, anh Nghĩa nhóm bếp. Bác em, mẹ của anh Nghĩa, trước khi đi làm đã gác sẵn củi và mồi nhen lửa. Anh Nghĩa bật quẹt, nhen lửa vào tờ giấy đun vào bếp, em dùng quạt, quạt nhè nhẹ. Chút xíu thôi là củi bắt lửa cháy đượm quanh đáy thùng. Hai anh em em ngồi đun củi, chờ nồi cháo rau sôi lục đục. Khi nồi cháo chín, em giúp anh Nghĩa tắt lửa, vùi củi vào tro cho tắt ngấm rồi phụ anh Nghĩa làm việc khác. Xong việc, em mang đến cho anh Nghĩa mấy quyển truyện thiếu nhi. Anh Nghĩa thích xem truyện tranh Tây Du Kí và lúc nào cũng giành tự đọc, không chịu để em đọc cho nghe.

Em rất thương anh Nghĩa và quý tính tự học, chăm làm của anh. Mặc dù anh tàn tật nhưng anh giúp đỡ mẹ anh rất nhiều trong việc nhà. Anh Nghĩa là tâm gương siêng năng vui sống mà em học tập. Em rất vui được giúp anh Nghĩa.

Bài tham khảo 2

Hôm đó là thứ ba, trời mưa dai dẳng từ sáng. Tan trường, mưa vẫn nặng hạt, em và các bạn: Thu, Huế, Nga, Minh đứa quàng áo mưa, đứa đi ô cùng chờ nhau đi về.

Trên đường về mặc dù trời mưa nhưng chúng em vẫn nói cười rất vui vẻ. Thu thì kể chuyện được điểm cao, nếu trời không mưa chắc chắn bạn ấy đã cho chúng em xem vở rồi, Nga kể lại câu chuyện đạo đức mà lớp Nga vừa đóng kịch, chúng em thấy lý thú, đứa nào cũng hào hứng lắng nghe. Bỗng dưng, tất cả chúng em đứng khựng lại vì thấy một cụ già đang cố gắng sang đường.

Cụ không quàng áo mưa mặc dù ngoài trời đang mưa to. Cụ có đội một chiếc nón đã rất cũ rồi, chiếc áo trên người cụ đã ướt sũng, chúng em biết cụ bị dính mưa từ lâu. Có lẽ tất cả 5 đứa em đều tự đặt ra câu hỏi: Sao cụ lại không có áo mưa? Sao không ai đưa cụ đi?… Điều đặc biệt, cụ không thể đi lại bình thường, thì ra chiếc lưng cụ còng đi một phần vì cụ chỉ có thể đi lại bằng một chân, chiếc chân kia của cụ đứng vững được là nhờ có náng. Cả 5 đứa, không ai bảo ai, câu chuyện cũng trở nên em bặt, chạy đến chỗ cụ già. Minh đi ô nên Nga vội cởi chiếc áo mưa của mình khoác lên người cho cụ. Minh cũng nhanh nhẹn che ô cho Nga quàng cho cụ áo mưa. Nga nói: Cụ ơi, trời mưa to lắm, cụ khoác chiếc áo mưa này đi ạ!

Khuôn mặt cụ đã ướt do chiếc nón không được lành, tôi vội lấy chiếc khăn mùi xoa lau cho cụ, hỏi ra chúng tôi mới biết nhà cụ cách đây 10 cây số, cụ biết tin bạn mình mất nên đã đi từ sáng sớm để viếng thăm, cụ không có con cái và cũng không mang theo tiền nên cứ vậy đi dưới trời mưa trong cái khó khăn, nặng nề của người khuyết tật. Chúng tôi xúc động và thương cụ lắm. Cả 5 đứa, đứa dắt tay cho cụ, đứa chạy đi tìm người lớn nhờ giúp đỡ. Khi có người đến giúp, cụ cũng nắm tay từng đứa và cảm ơn.

Chúng tôi đứa nào đứa ấy, khi thấy cụ đã ngồi lên xe an toàn đều lặng lẽ cùng nhau quay về. Có đứa xúc động rưng rưng, nhưng tất cả cũng ấm lòng vì giúp được bà cụ tàn tật gặp khó khăn như vậy.

Thật thà, trung thực trong đời sống

Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.

Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:

– Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!

Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít:

– May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!

Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về.

Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.

Câu 3 (trang 132 sgk Tiếng Việt 4)

Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể:

a) Câu chuyện có những nhân vật nào?

b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện ờ những chi tiết nào?

c) Câu chuyện nói với em điều gì?

d) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào?

Phương pháp giải:

Con chủ động trao đổi với các bạn cùng tổ.

Tập Làm Văn: Trả Bài Văn Viết Thư Lớp 4 Trang 61

Tập làm văn: Trả bài văn viết thư lớp 4 trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn, tổng hợp lại những lưu ý trong SGK các em học sinh cần chú ý và học hỏi, rút kinh nghiệm.

Tập làm văn: Trả bài văn viết thư lớp 4 trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 do Đọc tài liệu biên soạn sẽ nhắc lại phần kiến thức lý thuyết các em học sinh cần chú ý trong tiết Kiểm tra viết : Viết thư trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 1, cùng với nội dung của tiết trả bài: nhận xét của thầy cô, tham khảo những bài văn hay của các bạn học sinh khác.

Kiến thức cần nhớ về văn viết thư lớp 4

Dàn bài văn viết thư lớp 4

1. Phần đầu thư

Một bức thư thông thường gồm những nội dung sau:

2. Phần chính

– Địa điểm và thời gian viết thư – Lời thưa gửi

3. Phần cuối thư

– Nêu mục đích, lí do viết thư – Thăm hỏi tình hình của người nhận thư – Thông báo tình hình của người viết thư – Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

– Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn – Chữ kí và tên hoặc họ tên

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp. 2. Chữa bài :

Trả bài Văn viết thư lớp 4 trang 61

a) Đọc lại bài làm, lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) trong bài, đọc những chỗ mắc lỗi.

b) Tham gia chữa những lỗi cô giáo (thầy giáo) đề nghị chữa chung: lỗi về ý, lỗi về bố cục bài, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.

c) Tự chữa bài làm của em.

– Chữa lỗi về bố cục :

+ Bổ sung phần còn thiếu (phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư). + Bổ sung mục còn thiếu trong từng phần (Phần đầu thư cần nêu địa điểm, thời gian viết thư và có lời thưa gửi, chào hỏi. Phần chính cần thăm hỏi người nhận thư và thông báo tin tức về mình. Phần cuối thư cần có lời chúc, lời chào và kí tên, viết rõ tên).

– Chữa lỗi về ý:

+ Bổ sung những ý còn thiếu trong phần chính (Chẳng hạn quên hỏi thăm một việc quan trọng, một người thân hay quên báo một tin có ý nghĩa đối với mình hoặc với người nhận thư). + Bỏ bớt những ý không cần thiết hoặc không nên nói.

– Chữa lỗi về diễn đạt :

+ Chữa các lỗi chính tả, ngữ pháp. + Thay đổi một số từ ngữ, một số cách trình bày cho dễ hiểu và thể hiện đúng tình cảm, thái độ của mình hơn.

3. Học tập những đoạn văn, bài văn tốt:

d) Đổi bài cho bạn để kiểm tra lỗi giúp nhau và học hỏi lẫn nhau.

– Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ở trong và ngoài lớp.

***

Với những nội dung ôn tập về thể loại văn viết thư lớp 4 được nhắc lại ở trên, cùng với những nhận xét, nhắc nhở của thầy cô về cách viết bài văn Viết thư, hi vọng phần nội dung Tập làm văn: Trả bài văn viết thư lớp 4 trang 61 Đọc tài liệu tổng hợp ở trên sẽ giúp các em học sinh học tốt hơn thể loại văn giàu tính ứng dụng này.

Soạn Bài Ôn Tập Phần Tập Làm Văn Lớp 7 Đầy Đủ Hay Nhất

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN LỚP 7 HAY NHẤT

I. Văn biểu cảm:

Câu 1 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Các bài văn biểu cảm đã học trong ngữ văn 7, tập 1

Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu

Câu 2 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:

Cổng trường mở ra( Lí Lan ) là bài văn biểu cảm em thích nhất, thông qua văn bản em nhận ra một

sốđặc điểm sau của văn biểu cảm:

Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy người viết

thường sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, hình tượng,..

Có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài

Tình cảm rõ ràng trong sáng, chân thực

Câu 3 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò khơi gợi xúc cảm. Người viết miêu tả cảnh vật, những

hình ảnh chân thực và từ đó biểu đạt tình cảm từ những miêu tả ấy.

Câu 4 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm giúp gia tăng cảm xúc. Kể chuyện trong văn biểu cảm không nhằm

mục đích tường thuật sự việc mà đề tìm kiếm những xúc cảm trong quá trình kể

Câu 5 trang 139 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi xa đối với một con vật, sự vật hiện tượng thì

chúng ta phải nêu lên được bản chất( tính cách, tình cảm…), vẻ đẹp, cảm giác mà vật đó đem lại cho

chúng ta.

Câu 6 trang 139 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như: Nhân hóa,So sánh, điệp từ, điệp

câu, đối lập tương phản, câu hỏi tu từ,…

Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu – Minh Phương

Sài Gòn vẫn trẻ ( Nhân hóa)

Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà ( So sánh)

Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào.. ( Điệp từ ” nắng”)

Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng

Non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ( Nhân hoá, điệp từ ” thương”)

… Mở cửa đi ra ngoài tự nhiên như thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung ( so sánh)

Câu 7 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:

Nội dung văn bản biểu cảm: Tập trung biểu đạt tình cảm cảm xúc.

Mục đích biểu cảm: Thể hiện tinh cảm cảm xúc của mình

Phương tiện biểu cảm: Hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng( đồ vật, loài cây hoặc hiện tượng nào đó)

Câu 8 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên

Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

II. Văn nghị luận:

Câu 1 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:

Các văn bản nghị luận đã học trong ngữ văn 7 tập 2:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý

nghĩa văn chương

Câu 2 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa em thường thấy văn bản nghị luận xuất hiện

trong trường hợp khi một sự vật, sự việc đang được quan tâm cần

được làm sáng tỏ

Ví dụ: Đức tính giản dị của Bác Hồ là văn bản được viết giúp nhân dân hiểu hơn về con người và tình

cách của Bác

Câu 3 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận điểm( luận điểm chính luận điểm phụ), luận cứ và lập luận

Câu 4 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng

định ( phủ định) được diễn đạt sáng rõ, nhất quán dễ hiểu.

a,d,c là luận điểm bởi câu văn mang tính khẳng định có thể khai triển dựa trên các luận cứ.

Câu 5 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Theo em khi làm văn chứng minh, người đó làm vậy là sai bởi chỉ dẫn chứng thôi sẽ không đủ sức

thuyết phục, ta cần có luận điểm luận cứ rõ ràng và những lí lẽ rõ ràng hướng đấn luận điểm chính

Để làm một bài văn chứng minh hay ngoài luận điểm luận cứ còn cần có dẫn chứng, mở rộng thì bài

văn chứng minh sẽ mang tính thuyết phục và phong phú hơn. Ngoài ra có thể thêm các yếu tố văn

học khác để bài làm không bị khuôn sáo, cứng nhắc.

Luận điểm phải đúng đắn, hướng đến vấn đề chính đã đặt ra, luận cứ bám sát luận điểm, lập luận sâu

và rõ ràng.

Câu 6 trang 140 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Đề 1: Giải thích câu tục ngữ:” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đề 2: Chứng minh rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn” Giống nhau:

Vấn đề đặt ra: câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ý nghĩa: Khẳng định giá trị câu tục ngữ

Sử dụng các lí lẽ giống nhau để giải quyết

Khác nhau:

Đề 1:

Vấn đề chưa được sáng tỏ, cần các lí lẽ sâu rộng để làm sáng tỏ vấn đề và ý nghĩa của câu tục ngữ

Đề 2:

Vấn đề đã được sáng tỏ, điều cần thiết hơn là khẳng định tính đúng đắn của nó thông qua những dẫn

chứng cụ thể, trong thực tế.

III. Đề tham khảo ( trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Nguồn Internet