Toán 1 Có Lời Giải / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Lý Thuyết Bài Toán Có Lời Văn. Giải Bài Toán Có Lời Văn Toán 1

– Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số đã cho (điều đã biết) và số cần tìm (điều chưa biết); – Hiểu đề toán cho gì ? Hỏi gì ? – Biết giải bài toán gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số. Dạng 1: Hoàn thành đề toán dựa vào hình vẽ.

– Dựa vào hình ảnh đã cho, đếm số lượng và điền số vào chỗ chấm để hoàn thành đề toán.

Ví dụ:

Điền số thích hợp vào chỗ trống

Có …..học sinh đang đợi xe buýt, sau đó có ………bạn đến thêm. Hỏi lúc này, có tất cả mấy bạn học sinh đợi xe buýt ?

Giải:

Quan sát hình ảnh, nhóm bên phải có (6) học sinh, thêm (3) bạn học sinh khác đang đến.

Em điền được các số vào chỗ trống thành đề toán như sau:

Có (6) học sinh đang đợi xe buýt, sau đó có (3) bạn đến thêm. Hỏi lúc này, có tất cả mấy bạn học sinh đợi xe buýt ?

Dạng 2: Tóm tắt bài toán

– Từ đề toán, em xác định các số liệu đã biết và yêu cầu của bài toán.

– Viết tóm tắt đơn giản các dữ kiện vừa tìm được.

Ví dụ: Điền số thích hợp để hoàn thành tóm tắt của bài toán sau:

Hoa có (4) quả bóng bay. Nam có (3) quả bóng bay. Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng ?

Bài làm

Dựa vào đề toán, em điền được các số đã cho vào tóm tắt như sau:

Hoa: (4) quả bóng

Nam: (3) quả bóng

Cả hai: ……quả bóng ?

Dạng 3: Giải bài toán có lời văn.

– Đọc và phân tích đề toán, xác định các giá trị đã biết, câu hỏi của bài toán rồi tóm tắt đề bài.

– Tìm cách giải cho bài toán: Dựa vào các từ khóa trong đề bài như “tăng thêm”, “bớt đi”, “nhiều hơn”, “ít hơn”, “tất cả”, “còn lại”….để xác định phép toán phù hợp.

– Trình bày lời giải của bài toán: lời giải, phép tính, đáp số.

– Kiểm tra lại lời giải, kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Hoa có (4) quả bóng bay. Nam có (3) quả bóng bay. Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng ?

Muốn tìm số bóng của cả hai người thì cần lấy số bóng của Hoa cộng với số bóng của Nam.

Giải:

Cả hai bạn có số quả bóng là:

(4 + 3 = 7) (quả bóng)

Đáp số: (7) quả bóng.

Hướng Dẫn Giải Toán Có Lời Văn Lớp 1

A. Phần mở đầuI. Lý do chọn đề tài: Trang 3II. Mục đích nghiên cứu: Trang 4 III. Đối tượng nghiên cứu: Trang 4IV. Phạm vi nghiên cứu: Trang 4V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trang 5VI. Phương pháp nghiên cứu: Trang 5VII. Thời gian nghiên cứu: Trang 5

B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Chương I: Một số vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễnI. Cơ sở lý luận: Trang 6II. Cơ sở thực tiễn: Trang 6 Chương II: Thực trạng của lớp và những nguyên nhân: Trang 6Chương III: Một số các giải pháp thực hiện: Trang 8Chương IV: Những kết quả đạt được: Trang 21

C. Những bài học rút ra và kết luận, đề xuấtI. Bài học kinh nghiệm: Trang 21II. Kết luận: Trang 21III. Những đề xuất: Trang 22

A. Phần mở đầu.1. Lý do chọn đề tài.Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1,2,3 học các phép tính cộng,trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các em.Đó cũng là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và giáo viên lớp 1 nói riêng. Người thầy giáo từ khi chuẩn bị cho tiết dạy đầu tiên đến khi nghỉ hưu không lúc nào dứt nổi trăn trở về những điều mình dạy và nhất là môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Chương trình nó kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 1, nên nó có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong mỗi cấp học.Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn.b. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng).Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành,

5 Bước Giải Bài Toán Có Lời Văn Lớp 1

Để học sinh lớp 1 làm tốt bài Toán có lời văn, giáo viên/ gia sư lớp 1 Hà Nội cần dạy học sinh làm tốt 5 bước sau:

Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu gì?

Tóm tắt đề bài

Tìm được cách giải bài toán

Trình bày bài giải

Kiểm tra lời giải và đáp số

Khi giải bài toán có lời văn gia sư lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp.

Ví dụ, có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ, …

Gia sư hãy cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho,để các em tập tư duy ngược,tập phát triển ngôn ngữ,tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn.

Ví dụ, với phép tính 3 + 2 = 5 . Có thể có các bài toán sau:

– Bạn Hà có 3 chiếc kẹo, chị An cho Hà 2 chiếc nữa. Hỏi bạn Hà có tất cả mấy chiếc kẹo?

– Nhà Nam có 3 con gà mẹ Nam mua thêm 2 con gà. Hỏi nhà Nam có tất cả mấy con gà?

– Có 3 con vịt bơi dưới ao,có thêm 2 con vịt xuống ao. Hỏi có mấy con vịt dưới ao?

– Hôm qua lớp em có 3 bạn được khen. Hôm nay có 2 bạn được khen. Hỏi trong hai ngày lớp em có mấy bạn được khen?

Có nhiều đề bài toán học sinh có thể nêu được từ một phép tính. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn.

Học sinh biết giải toán có lời văn nhưng kết quả chưa cao.

Số học sinh viết đúng câu lời giải đạt tỷ lệ thấp.

Lời giải của bài toán chưa sát với câu hỏi của bài toán.

Giáo Án Toán Lớp 1: Giải Toán Có Lời Văn (Tiếp Theo)

1/ Kiến thức : Giúp HS cũng cố KN giải toán và trình bày giải toán có lời văn. Tìm hiểu bài ( cho gì ? hỏi gì ? ), giải bài toán ( trình bày bài giải ? )

2/ Kĩ năng : Nắm được cách giải toán, trình bày bài giải.

3/ Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác khoa học.

1/ GV : bảng phụ

2/ HS : vở bài tập

III . Các hoạt động :

1 . Khởi động :(1) Hát

– Sửa bài 4 : Số cây có tất cả là :

Đáp số : 18 cây.

– GV thu vở chấm . nhận xét

Thứ ngày tháng năm TOÁN GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ( tt) I . Mục tiêu: 1/ Kiến thức : Giúp HS cũng cố KN giải toán và trình bày giải toán có lời văn. Tìm hiểu bài ( cho gì ? hỏi gì ? ), giải bài toán ( trình bày bài giải ? ) 2/ Kĩ năng : Nắm được cách giải toán, trình bày bài giải. 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác khoa học. II . Chuẩn bị : 1/ GV : bảng phụ 2/ HS : vở bài tập III . Các hoạt động : 1 . Khởi động :(1') Hát 2 . Bài cũ : (5') - Sửa bài 4 : Số cây có tất cả là : 10 + 8 = 18 ( cây ) Đáp số : 18 cây. - GV thu vở chấm . nhận xét 3 . Bài mới :(1') Hoạt động của GV Hoạt động của HS a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu cách giải toán và cách trình bày bài giải ( 7') - PP: Trực quan, đàm thoại, luyện tập , thực hành. - GV treo B phụ ghi bài toán 1/ 148. - Yêu cầu HS đọc đề. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề : * Bài toán cho biết gì ? * Bài toán hỏi gì ? - GV nhận xét - ghi tóm tắt lên B : Có : 9 con gà Bán : 3 con gà Còn : con gà ? * Muốn biết còn mấy con gà ta làm như thế nào ? - GV nhận xét - cho HS làm bài vào B con - 1 em lên B làm. - GV nhận xét - sửa bài. - GV cho HS quan sát tranh BT1/ 148 để kiểm tra lại kết quả. 1 HS đọc đề bài có : 9 con gà - bán : 3 con gà Hỏi còn lại bao nhiêu con gà ? Ta làm phép tính trừ : lấy 9 - 3 HS làm B con 1 em lên B sửa HS kiểm tra lại kết quả b/ Hoạt động 2 : Luyện tập ( 15') - PP : Thực hành, luyện tập. + Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV cho HS điền số vào tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài : * Bài toán cho biết gì ? * Bài toán hỏi gì ? * Muốn biết còn lại bao nhiêu viên bi ta làm như thế nào ? - GV cho HS làm bài vào vở - gọi 1 em lên B sửa. - GV nhận xét - sửa bài. * Nghỉ giữa tiết ( 3') - Bài còn lại làm tương tự - GV cho 1 em lên hướng dẫn. + Bài 2 : GV ghi tóm tắt lên B Có : 10 con lợn Bán : 2 con lợn Còn : con lợn ? + Bài 3 : Tóm tắt : Có : 16 con Vào chuồng : 6 con Còn lại : con ? - GV nhận xét - sửa bài. HS đọc đề bài HS diền số vào tóm tắt Có : 7 viên bi - cho : 3 viên bi Còn lại bao nhiêu viên bi ? Làm tính trừ : 7 - 3 HS làm bài vào vở HS làm tương tự. Số con lợn còn lại là : 10 - 2 = 8 ( con ) Đáp số : 8 con Số con còn lại là : 16 - 6 = 10 ( con ) Đáp số : 10 con c/ Hoạt động 3 : Củng cố ( 5') - Tổ chức cho các tổ thi đua : Ai nhanh, ai đúng. - GV ghi tóm tắt : Có : 8 quả bóng Cho bạn : 3 quả bóng Cón lại : quả bóng ? - GV nhận xét - tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò : (1') - Chuẩn bị : Luyện tập. - GV nhận xét tiết học. Đại diện các tổ thi đua

Tài liệu đính kèm:

toan thu chúng tôi