Bài Tập Vật Lý Lớp 12 Có Lời Giải

(Trắc nghiệm khoanh đáp án vào đề, bài tập cần tính toán trình bày lời giải vào vở; không bắt buộc đối với thành viên đội tuyển HSG)

Câu 2 : Một vật thực hiện dao động điều hòa biên độ 10cm. Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật là

A. 10cm

B. 5cm

C. 20cm

D. 40cm

Câu 3 : Một vật thực hiện dao động điều hòa trong thời gian 2 phút vật thực hiện được 120 dao động. Chu kì dao động là:

A. 2s

B. 0,5s

C. 1s

D. 4s

Câu 6 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa

A. Động năng của vật tăng và thế năng giảm khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên

B. Động năng giảm, thế năng tăng khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên

C. Động năng bằng không và thế năng cực đại khi vật ở VTCB

D. Động năng giảm, thế năng tăng khi vật đi từ vị trí biên đến VTCB

Câu 7 : Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài l của con lắc và chu kì dao động T của nó là

A. đường hyperbo B. đường elip C. đường parabol D. đường thẳng

Câu 13 : Con lắc lò xo có k= 125N/m và m= 250gam chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức. Lấy 2pi= 10 . Để xảy ra cộng hưởng thì chu kì của ngoại lực:

A. 0,56s.

B. 0,28s.

C. 0,12s.

D. 0,72s

Câu 14 : Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi:

A. biên độ lực cưỡng bức nhỏ. B. tần số lực cưỡng bức nhỏ

C. lực cản môi trường nhỏ. D. tần số lực cưỡng bức lớn

Câu 15 : Dao động cưỡng bức có

A. biên độ dao động chỉ phụ thuộc tần số ngoại lực

B. tần số dao động không phụ thuộc vào tần số của ngoại lực

C. chu kì dao động bằng chu kì biến thiên của ngoại lực

D. năng lượng dao động không phụ thuộc ngoại lực

Câu 27 : Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào?

A. Môi trường truyền âm và tai người nghe

B. Nguồn âm và môi trường truyền âm

C. Nguồn âm và tai người nghe

D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác

Câu 28 : Chọn đáp án sai. Dòng điện một chiều được ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực đặc biệt để cung cấp năng lượng cho

A. các thiết bị vô tuyến điện tử.

B. công nghiệp mạ điện, đúc điện, nạp điện ác quy, sản suất hoá chất và tinh chế kim loại bằng điện phân

C. Các thiết bị điện sinh hoạt

D. động cơ điện một chiều để chạy xe điện, vì có mômen khởi động lớn, có thể thay đổi vận tốc dễ dàng

Câu 37 : Một máy tăng áp có số vòng dây sơ cấp và thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Giá trị của N1 và N2 có thể là

A. 900 vòng và 1500vòng

B. 200 vòng và 1200vòng

C. 450 vòng và 600 vòng

D. 600 vòng và 400 vòng

Câu 38 : Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này

dùng để

A. giảm điện áp

B. tăng điện áp

C. tăng tần số

D. giảm tần số

Câu 39 : Máy phát điện xoay chiều một pha có roto gồm 8 cặp cực từ, quay đều tốc độ 480 vòng /phút. Tần số của suất điện động xoay chiều do máy tạo ra là

A. 32Hz

B. 64Hz

C. 96Hz

D. 128Hz

Câu 40 : Mạch dao động điện từ LC có L= 12,5 mH và C= 150 pF. Tần số góc riêng của mạch gần nhất giá trị

A. 750000 rad/s

B. 720000 rad/s

C. 730000 rad/s

D. 740000 rad/s

Câu 44 : Sơ đồ hệ thống thu thanh gồm:

A. Anten thu, biến điệu, chọn sóng, tách sóng, lo

B. Anten thu, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, loa

C. Anten thu, máy phát dao động cao tần, tách sóng, loa.

D. Anten thu, chọn sóng, khuếch đại cao tần, lo

Câu 45 : Một sự kiện có thể truyền từ Mỹ về Việt Nam thông qua sóng điện từ nhờ

A. Bắt buộc phải nhờ vệ tinh

B. Do sóng điện từ truyền thẳng

C. Hiện tượng phản xạ

D. nhờ hiện tượng khúc xạ

Cảm ơn các em đã xem và tải xuống bài tập vật lý chương trình lớp 12 có lời giải, chúng tôi mong rằng bộ tài liệu sẽ giúp ích và tạo hiệu quả trong việc học hiểu những kiến thức vật lý trong chương trình được coi là khó nhất trong 3 chương trình THPT cũng như để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia.

111 Câu Trắc Nghiệm Toán Thực Tế Lớp 12 Có Lời Giải Chi Tiết

Trích dẫn một số câu hỏi trong tập tài liệu này

Trích dẫn 1. Một người gửi ngân hàng 100 triệu đồng theo hình thức lãi kép, lãi suất một tháng 0,5% (kể từ tháng thứ 2, tiền lãi được tính theo phần trăm tổng tiền có được của tháng trước đó và tiền lãi của tháng trước đó). Sau ít nhất bao nhiêu tháng, người đó có nhiều hơn 125 triệu . Trích dẫn 2. Áp suất không khí P (đo bằng milimet thủy ngân, kí hiệu mmHg)  tại độ cao x (đo bằng mét)  so với mực nước biển được tính theo công thức, trong đó 760 mmHg là áp suất không khí ở mức nước biển, l là hệ số suy giảm. Biết rằng ở độ cao 1000 mét thì áp suất không khí là 672,71 mmHg. Hỏi áp suất ở đỉnh Fanxipan cao mét là bao nhiêu? Trích dẫn 3. Trong nông nghiệp bèo hoa dâu được dùng làm phân bón, nó rất tốt cho cây trồng. Mới đây các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra bèo hoa dâu có thể dùng để chiết xuất ra chất có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bèo hoa dâu được thả nuôi trên mặt nước. Một người đã thả một lượng bèo hoa dâu chiếm 4% diện tích mặt hồ. Biết rằng cứ sau đúng một tuần bèo phát triển thành 3 lần số lượng đã có và tốc độ phát triển của bèo ở mọi thời điểm như nhau. Sau bao nhiêu ngày bèo sẽ vừa phủ kín mặt hồ? Trích dẫn 4. Một ôtô đang chạy với vận tốc 19 / m s thì người lái hãm phanh, ôtô chuyển động chậm dần đều với vận tốc, trong đó t là khoảng thời gian tính bằng giây kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Hỏi từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn, ôtô còn di chuyển bao nhiêu mét?

Giải Toán Lớp 4 Có Lời Văn

Có 4 thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 112 lít. Hỏi có 16 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít ?

Biết 28 bao lúa như nhau thì chứa tổng cộng 1260 kg. Hỏi nếu có 1665 kg lúa thì chứa trong bao nhiêu bao ?

Xe thứ nhất chở 12 bao đường, xe thứ hai chở 8 bao đường, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 192 kg đường. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg đường ?

Hai xe ôtô chở tổng cộng 4554 kg thức ăn gia súc, xe thứ nhất chở 42 bao, xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 15 bao. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg ?

Cửa hàng có 15 túi bi, cửa hàng bán hết 84 viên bi và còn lại 8 túi bi. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu viên bi ?

Có một số lít nước mắm đóng vào các can. Nếu mỗi can chứa 4 lít thì đóng được 28 can. Hỏi nếu mỗi can chứa 8 lít thì đóng được bao nhiêu can ?

1- Một kho gạo, ngày thứ nhất xuất 180 tấn, ngày thứ hai xuất 270 tấn, ngày thứ ba xuất 156 tấn. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đã xuất được bao nhiêu tấn gạo ?

2 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có nhiều hơn Hằng 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

3 – Lan có 125000 đồng, Huệ có nhiều hơn Lan 37000 đồng. Hồng có ít hơn Huệ 25000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

4 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có số tiền bằng 3/5 số tiền của Hằng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

5- Lan có 126000 đồng, Huệ có số tiền bằng 2/3 số tiền của Lan. Hồng có số tiền bằng 3/4 số tiền của Huệ. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

7 – Một đoàn xe chở hàng. Tốp đầu có 4 xe, mỗi xe chở 92 tạ hàng; tốp sau có 3 xe, mỗi xe chở 64 tạ hàng. Hỏi:

a. Trung bình mỗi tốp chở được bao nhiêu tạ hàng ?

b. Trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng ?

8- Trung bình cộng của ba số là 48. Biết số thứ nhất là 37, số thứ hai là 42. Tìm số thứ ba.

9 – Một cửa hàng nhập về ba đợt, trung bình mỗi đợt 150 kg đường. Đợt một nhập 170 kg và nhập ít hơn đợt hai 40 kg. Hỏi đợt ba cửa hàng đã nhập về bao nhiêu kg?

10 – Khối lớp 5 của trường em có 3 lớp, trung bình mỗi lớp có 32 em. Biết lớp 5A có 33 học sinh và nhiều hơn lớp 5B là 2 em. Hỏi lớp 5C có bao nhiêu học sinh ?

11 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

1- Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 20 đến 28.

– Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên chẵn từ 30 đến 40.

2 – Lan và Huệ có 102000 đồng. Lan và Ngọc có 231000 đồng. Ngọc và Huệ có 177000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

3- Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Hoa là 30 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ và Hoa là 24. Hỏi bố Hoa bao nhiêu tuổi ?

– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Mai và em Mai là 23 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ, Mai và em Mai là 18 tuổi. Hỏi bố Mai bao nhiêu tuổi ?

– ở một đội bóng, tuổi trung bình của 11 cầu thủ là 22 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ là 21 tuổi. Hỏi đội trưởng bao nhiêu tuổi.

4 – Một tháng có 15 lần kiểm tra. Sau 10 lần kiểm tra đầu thì điểm trung bình của An là 7. Hỏi với các lần kiểm tra còn lại, trung bình mỗi lần phải đạt bao nhiêu điểm để điểm trung bình của cả tháng là 8 điểm.

5 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của cả ba bạn. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi ?

6 – Có 4 thùng dầu, trung bình mỗi thùng đựng 17 lít, nếu không kể thùng thứ nhất thì trung bình mỗi thùng còn lại chứa 15 lít. Hỏi thùng thứ nhất chứa bao nhiêu lít dầu

7 – Trung bình cộng tuổi bố, mẹ, và chị Lan là 29 tuổi. TBC số tuổi của bố, và chị Lan là 26 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 3/7 số tuổi mẹ. Tính số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng số tuổi của bố và mẹ là 39 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 30 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 2/7 số tuổi bố. Tính số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Bình và Lan là 24 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 28 tuổi. Biết tuổi Bình gấp đôi tuổi Lan, tuổi Lan bằng 1/6 tuổi mẹ. Tìm số tuổi của mỗi người.

– Trung bình cộng tuổi ông, tuổi bố và tuổi cháu là 36 tuổi. TBC số tuổi của bố và cháu là 23 tuổi. Biết ông hơn cháu 54 tuổi. Tìm số tuổi của mỗi người.

– TBC của số số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 26. TBC của số số thứ nhất và số thứ hai là 21. TBC của số thứ hai và số thứ ba là 30. Tìm mỗi số.

– Gia đình An hiện có 4 người nhưng chỉ có bố và mẹ là đi làm. Lương tháng của mẹ là 1100000 đồng, lương của bố gấp đôi lương của mẹ. Mỗi tháng mẹ đều để dành 1500000 đồng. Hỏi:

a. Mỗi tháng trung bình mỗi người đã tiêu bao nhiêu tiền ?

b. Nếu Lan có thêm một người em nữa mà mẹ vẫn để dành như trước thì số tiền tiêu trung bình hàng tháng của mỗi người sẽ giảm đi bao nhiêu tiền ?

– Một hình chữ nhật có hiệu hai cạnh liên tiếp là 24 cm và tổng của chúng là 92 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đã cho.

1 – Tìm hai số lẻ có tổng là 186. Biết giữa chúng có 5 số lẻ.

2 – Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.

3 – Hùng và Dũng có tất cả 45 viên bi. Nếu Hùng có thêm 5 viên bi thì Hùng có nhiều hơn Dũng 14 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

4 – Lớp 4A có 32 học sinh. Hôm nay có 3 bạn nữ nghỉ học nên số nam nhiều hơn số nữ là 5 bạn. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam ?

5 – Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 5 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.

6 – Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt chiều dài đi 5 m thì mảnh đất hình chữ nhật đó trở thành một mảnh đất hình vuông. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật trên.

7 – Hai thùng dầu có tất cả 116 lít. Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?

8 – Tìm hai số có tổng là 132. Biết rằng nếu lấy số lớn trừ đi số bé rồi cộng với tổng của chúng thì được 178.

9 – Tìm hai số có tổng là 234. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất trừ đi số thứ hai rồi cộng với hiệu của chúng thì được 172.

10 – An và Bình có tất cả 120 viên bi. Nếu An cho Bình 20 viên thì Bình sẽ có nhiều hơn An 16 viên. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?

11 – Hai kho gạo có 155 tấn. Nếu thêm vào kho thứ nhất 8 tấn và kho thứ hai 17 tấn thì số gạo ở mỗi kho bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo ?

12 – Ngọc có tất cả 48 viên bi vừa xanh vừa đỏ. Biết rằng nếu lấy ra 10 viên bi đỏ và hai viên bi xanh thì số bi đỏ bằng số bi xanh. Hỏi có bao nhiêu viên bi mỗi loại ?

13 – Hai người thợ dệt dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. hỏi mỗi người đã dệt được bao nhiêu m vải ?

14 – Hai thùng dầu có tất cả 132 lít. Nếu chuyển 12lít từ thùng 1 sang thùng 2 và chuyển 7 lít từ thùng 2 sang thùng 1 thì thùng 1 sẽ có nhiều hơn thùng 2 là 14 lít. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?

1- Tổng của hai số là một số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 5. Biết nếu thêm vào số bé 35 đơn vị thì ta được số lớn. Tìm mỗi số.

2 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân chó nhiều hơn chân gà là 12 chiếc. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?

– Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái mắt vừa gà vừa chó. Biết số chó nhiều hơn số gà là 12con. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?

3 – Tìm hai số có hiệu là 129. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 2010.

– Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 7652. Hiệu lớn hơn số trừ 798 đơn vị. Hãy tìm phép trừ đó.

– Tìm hai số có hiệu là 22. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được 116.

– Tìm hai số có hiệu là 132. Biết rằng nếu lấy số lớn cộng với số bé rồi trừ đi hiệu của chúng thì được 548.

4 – Lan đi bộ vòng quanh sân vận động hết 15 phút, mỗi phút đi được 36 m. Biết chiều dài sân vận động hơn chiều rộng là 24 m. Tính diện tích của sân vận động.

5- Hồng có nhiều hơn Huệ 16000 đồng. Nếu Hồng có thêm 5000 đồng và Huệ có thêm 11000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Hồng có nhiều hơn Huệ 16000 đồng. Nếu Hồng cho đi 5000 đồng và Huệ cho 11000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

1-Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Hiệu của chúng là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số. Tìm mỗi số.

– Tìm hai số có tổng là số lớn nhất có 4 chữ số và hiệu là số lẻ bé nhất có 3 chữ số.

– Tìm hai số có tổng là số bé nhất có 4 chữ số và hiệu là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số.

2 – Tìm hai số có hiệu là số bé nhất có 2 chữ số chia hết cho 3 và tổng là số lớn nhất có 2 chữ số chia hết cho 2.

1 – An và Bình mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 72000 đồng. Biết An phải trả nhiều hơn Bình 11200. Hỏi mỗi bạn đã mua bao nhiêu quyển vở.

2* – Tổng của 3 số là 1978. Số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58 đơn vị. Nếu bớt ở số thứ hai đi 36 đơn vị thì số thứ hai sẽ bằng số thứ ba. Tìm 3 số đó.

3* – Ba bạn Lan, Đào, Hồng có tất cả 27 cái kẹo. Nếu Lan cho Đào 5 cái, Đào cho Hồng 3 cái, Hồng lại cho Lan 1 cái thì số kẹo của ba bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo ?

4*- Trung bình cộng số tuổi của bố, tuổi An và tuổi Hồng là 19 tuổi, tuổi bố hơn tổng số tuổi của An và Hồng là 2 tuổi, Hồng kém An 8 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.

Bài 1: Mẹ 49 tuổi ,tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ .Hỏi con bao nhiêu tuổi?

Bài 2: Mẹ 36 tuổi ,tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?

Bài 3: Bác An có một thửa ruộng .Trên thửa ruộng ấy bác dành 1/2 diện tích để trồng rau. 1/3 Để đào ao phần còn lại dành làm đường đi. Biết diện tích làm đường đi là 30 . Tính diện tích thửa ruộng.

Bài 4: Trong đợt kiểm tra học kì vừa qua ở khối 4 thầy giáo nhận thấy. 1/2 Số học sinh đạt điểm giỏi, 1/3 số học sinh đạt điểm khá, 1/10 số học sinh đạt trung bình còn lại là số học sinh đạt điểm yếu. Tính số học sinh đạt điểm yếu biết số học sinh giỏi là 45 em.

Nhận xét: Để tìm được số học sinh yếu thì cần tìm phân số chỉ số học sinh yếu. Cần biết số học sinh của khối dựa vào số học sinh giỏi

Bài 5:

a) Một cửa hàng nhận về một số hộp xà phòng. Người bán hàng để lại 1/10 số hộp bầy ở quầy, còn lại đem cất vào tủ quầy. Sau khi bán 4 hộp ở quầy người đo nhận thấy số hộp xà phòng cất đi gấp 15 lần số hộp xà phòng còn lại ở quầy. Tính số hộp xà phòng cửa hàng đã nhập.

Nhận xét: ở đây ta nhận thấy số hộp xà phòng cất đi không thay đổi vì vậy cần bám vào đó bằng cách lấy số hộp xà phòng cất đi làm mẫu số. Tìm phân số chỉ 4 hộp xà phòng.

b) Một cửa hàng nhận về một số xe đạp. Người bán hàng để lại 1/6 số xe đạp bầy bán ,còn lại đem cất vào kho. Sau khi bán 5 xe đạp ở quầy người đo nhận thấy số xe đạp cất đi gấp 10 lần số xe đạp còn lại ở quầy. Tính số xe đạp cửa hàng đã nhập.

c) Trong đợt hưởng ứng phát động trồng cây đầu năm ,số cây lớp 5a trồng bằng 3/4 số cây lớp 5b. Sau khi nhẩm tính thầy giáo nhận thấy nếu lớp 5b trồng giảm đi 5 cây thì số cây lúc này của lớp 5a sẽ bằng 6/7 số cây của lớp 5b.

Sau khi thầy giáo nói như vậy bạn Huy đã nhẩm tính ngay được số cây cả 2 lớp trồng được. Em có tính được như bạn không ?

Bài 6: Một giá sách có 2 ngăn .Số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần số sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lấn số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn.

Bài 7: Hai kho có 360 tấn thóc. Nếu lấy 1/3 số thóc ở kho thứ nhất và 2/ 5 số thóc ở kho thứ 2 thì số thóc còn lại ở 2 kho bằng nhau.

a. Tính số thóc lúc đầu mỗi kho.

b. Hỏi đã lấy ra ở mỗi kho bao nhiêu tấn thóc.

Bài 8: Hai bể chứa 4500 lít nước, người ta tháo ở bể thứ nhất 2/5 bể. Tháo ở bể thứ hai là 1/4 bể thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.

Bài 9: Hai bể chứa 4500 lít nước . người ta tháo ở bể thứ nhất 500 lít .Tháo ở bể thứ hai là 1000 lít thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.

1- Tìm hai số có tổng là 80 và tỉ số của chúng là 3 : 5.

2 – Hai thùng dầu chứa tổng cộng 126 lít. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng 5/2 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?

3- Hai lớp 4A và 4B trồng được 204 cây. Biết lớp 4A có 32 học sinh, lớp 4B có 36 học sinh, mỗi học sinh đều trồng được số cây bằng nhau. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

1- Khối 5 có tổng cộng 147 học sinh, tính ra cứ 4 học sinh nam thì có 3 học sinh nữ. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ ?

– Dũng chia 64 viên bi cho Hùng và Mạnh. Cứ mỗi lần chia cho Hùng 3 viên thì lại chia cho Mạnh 5 viên bi. Hỏi Dũng đã chia cho Hùng bao nhiêu vien bi, cho Mạnh bao nhiêu viên bi?

– Hồng và Loan mua tất cả 40 quyển vở. Biết rằng 3 lần số vở của Hồng thì bằng 2 lần số vở của Loan. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu quyển vở?

2 – Tổng số tuổi hiện nay của hai ông cháu là 65 tuổi. Biết tuổi cháu bao nhiêu tháng thì tuổi ông bấy nhiêu năm. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.

3 – Tìm hai số có tổng là 480. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5.

– Tìm hai số có tổng là 900. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 3 và số dư là 4.

– Tìm hai số có tổng là 129. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 6 và số dư là 3.

– Tìm hai số có tổng là 295. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 8 và số dư là 7.

– Tìm hai số a, b biết rằng khi chia a cho b thì được thương là 5 dư 2 và tổng của chúng là 44.

– Tìm hai số có tổng là 715. Biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

– Tìm hai số có tổng là 177. Nếu bớt số thứ nhất đi 17 đơn vị và thêm vào số thứ hai 25 đơn vị thì số thứ nhất sẽ bằng 2/3 số thứ hai.

1- Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Tỉ số của chúng là 4/5. Tìm mỗi số.

3 – Hiện nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Biết rằng 5 năm nữa thì tổng số tuổi của hai bố con là 55 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

– Hiện nay tuổi con bằng 2/7số tuổi mẹ. Biết rằng 5 năm trước thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 35 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ?

4 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa trâu vừa bò. Biết số bò bằng 3/4 số trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

– Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân gà bằng 5/2 số chân chó. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?

5 – Hiện nay trung bình cộng số tuổi của bố và Lan là 21 tuổi. Biết số tuổi của Lan bằng 2/5 số tuổi của bố. Tính số tuổi của mỗi người.

6 – Minh đố Hạnh: ” Thời gian từ đầu ngày đến giờ bằng 3/5 thời gian từ bây giờ đến hết ngày. Đố bạn bây giờ là mấy giờ? “. Em hãy giúp Hạnh giải đáp câu đố của Minh.

7 – Tìm hai số biết rằng số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Nếu lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai rồi cộng với tổng của chúng thì được 168.

8 – Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu bớt ở số thứ nhất đi 28 đơn vị thì được tổng mới là 357.

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu thêm vào số thứ hai 28 đơn vị thì được tổng mới là 357.

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 3/4 số thứ hai. Biết rằng nếu bớt ở số thứ nhất đi 28 đơn vị và thêm vào số thứ hai là 35 đơn vị thì được tổng mới là 357.

9 – Bác Ba nuôi cả gà và vịt tổng cộng 80 con. Bác Ba đã bán hết 10 con gà và 7 con vịt nên còn lại số gà bằng 2/5 số vịt. Hỏi lúc chưa bán, bác Ba có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?

– Một nông trại có tổng số gà và vịt là 600 con. sau khi bán đi 33 con gà và 7 con vịt thì số vịt còn lại bằng 2/5 số gà. Hỏi sau khi bán, nông trại còn lại bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?

1 – Tìm hai số có TBC bằng 92 và thương của chúng bằng 3. Dạng5: Dạng tổng hợp.

1 – Trên một bãi cỏ người ta đếm được 112 cái chân vừa trâu vừa bò. Biết số chân bò bằng 3/4 số chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

2 – Tuổi Hồng bằng 1/2 tuổi Hoa, tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi bố, tổng số tuổi của Hồng là 36 tuổi. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi?

3 – Cho trước sơ đồ. Dựa vào sơ đồ hãy nêu bài toán ( với các cách theo quan hệ tỉ số – hiệu – tổng).

4- Trong một hộp có 48 viên bi gồm ba loại: bi xanh, bi đỏ, bi vàng. Biết số bi xanh bằng tổng số bi đỏ và bi vàng; số bi xanh cộng với số bi đỏ thì gấp 5 lần số bi vàng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?

5- Một phép chia có thương là 6, số dư là 3. Tổng của số bị chia, số chia là 199. Tìm số bị chia và số chia.

– Một phép chia có thương là 5, số dư là 4. Tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư là 201. Tìm số bị chia và số chia.

– Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 6 và dư 51. Biết tổng của số bị chia và số chia, thương và số dư là 969. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép chia.

6*- Ba lớp cùng góp bánh để liên hoan cuối năm. Lớp 5A góp 5 kg bánh, lớp 5 B đem đến 3 kg cùng loại. Số bánh đó đủ dùng cho cả ba lớp nên lớp 5C không phải mua mà phải trả lại cho hai lớp kia 24000 đồng. Hỏi mỗi lớp 5A, 5B nhận lại bao nhiêu tiền? ( biết rằng ba lớp góp bằng nhau )

– Học sinh cần hiểu được cơ sở của cách làm.

– Nắm được các bước giải bài toán.

– Giải tốt các dạng bài tập :

1- Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào gấp 3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

– Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào bằng 1/3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

2- Có hai mảnh vườn. Mảnh 1 có diện tích bằng 2/5 diện tích mảnh 2 và kém mảnh 2 là 1350 m2. Tính diện tích mỗi mảnh vườn.

– Tìm hai số có hiệu là 72, biết số lớn bằng 5/2 số bé.

– Dũng có nhiều hơn Hùng 57 viên bi, biết số bi của Dũng bằng 7/4 số bi của Hùng. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

– Tìm hai số biết tỉ số của chúng bằng 4/7 và nếu lấy số lớn trừ đi số bé thì được kết quả bằng 360.

– Dũng có nhiều hơn Minh 36 viên bi. Biết 3/7 số bi của Dũng thì bằng số bi của Minh. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

3- Hai lớp 4A và 4B cùng tham gia trồng cây. Biết lớp 4A có 32 học sinh, lớp 4B có 36 học

sinh, mỗi học sinh đều trồng được số cây bằng nhau vì thế lớp 4A đã trồng ít hơn lớp 4B là 12 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?

4- Sân trường em hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3/5 chiều dài và kém chiều dài 26 m. Tính chu vi và diện tích của sân trường.

– Tìm hai số có hiệu là 516, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4.

– Hai số có hiệu bằng 216, biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.

– Tìm hai số có hiệu là 36. Nếu thêm vào số trừ 14 đơn vị và bớt ở số bị trừ đi 8 đơn vị thì số trừ sẽ bằng 3/5 số bị trừ.

4- Tìm hai số, biết số thứ nhất hơn số thứ hai 83 đơn vị và nếu thêm vào số thứ nhất 37 đơn vị thì được số mới bằng 8/3 số thứ hai.

1- Hiệu 2 số là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số. Số bé bằng 3/5 số lớn. Tìm mỗi số.

2- Tìm hai số, biết số bé bằng 5/7 số lớn, và nếu lấy số lớn trừ số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được kết quả là 64.

3- Mẹ sinh Hà năm mẹ 25 tuổi. Hiện nay số tuổi của Hà bằng 2/7 số tuổi của mẹ. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.

5- Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Biết rằng nếu thêm vào số thứ nhất đi 13 đơn vị và bớt ở số thứ hai đi 8 đơn vị thì hiệu của chúng là 6.

6- Một đàn trâu bò có số trâu bằng 4/7 số bò. Nếu bán mỗi loại 15 con thì số bò hơn số trâu là 24 con. Hỏi đàn trâu bò có tất cả bao nhiêu con ?

– Một cửa hàng có số gạo tẻ gấp 3 lần số gạo nếp, cửa hàng đã bán 12kg gạo tẻ và 7 kg gạo nếp thì phần còn lại của số gạo tẻ hơn số gạo nếp là 51 kg. Hỏi trước khi bán, cửa hàng có bao nhiêu kg gạo mỗi loại ?

– Hoa và Hương có một số tiền. Biết số tiền của Hoa bằng 3/8 số tiền của Hương. Nếu Hoa tiêu hết 9000 đồng và Hương tiêu hết 15000 đồng thì Hương còn nhiều hơn Hoa 39000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền ?

7- Một gia đình nuôi một số gà và vịt. Biết số gà bằng 3/7 số vịt. Nếu bán đi 6 con gà và mua thêm 9 con vịt thì số vịt hơn số gà là 29 con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà và vịt ?

8- Một trại chăn nuôi có một số dê và cừu. Biết số gà bằng 3/7 số vịt. Nếu có thêm 8 con dê và 15 con cừu thì số cừu hơn số dê là 35 con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con dê và cừu ?

– Tìm hai số biết hiệu và thương của chúng đều bằng 5.

– Tìm A và B biết ( A + B ): 2 = 21và A : B = 6

Dạng 5: Dạng tổng hợp.

1 – Trên một bãi cỏ người ta đếm thấy số chân trâu nhiều hơn số chân bò là 24 chiếc. Biết số chân bò bằng 2/5 số chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con bò, bao nhiêu con trâu ?

2 – Tìm hai số có hiệu là 165, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 7 và số dư là 3.

– Tìm hai số a, b biết hiệu của chúng là 48và khi chia a cho b thì được thương là 6 dư 3.

3* An có nhiều hơn Bình 24 cái kẹo. biết rằng nếu An cho Bình 6 cái kẹo thì số kẹo của Bình bằng 2/5 số kẹo của An. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên kẹo?

– Tìm hai số biết số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai và nếu giẩm số thứ nhất 12 đơn vị thì được số mới kém số thứ hai 87 đơn vị.

” Tang tảng lúc trời mới rạng đông

Rủ nhau đi hái mấy quả bòng

Mỗi người 5 quả thừa 5 quả

Mỗi người 6 quả một người không “

Hỏi có bao nhiêu người, bao nhiêu quả bòng ?

– Hùng mua 16 quyển vở, Dũng mua 9 quyển vở cùng loại và trả ít hơn Hùng 22400 đồng. Hỏi mỗi bạn đã trả hết bao nhiêu tiền mua vở ?

– Hiện nay bà 60 tuổi, bố 28 tuổi, mẹ 24 tuổi và con 2 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tổng số tuổi của bố, mẹ và con bàng tuổi của bà ?

– Hồ thứ nhất chứa 1600 lít nước, hồ thứ hai chứa 1600 lít nước. Người ta tháo r cùng một lúc ở hồ thứ nhất mỗi phút 30 lít nước và ở hồ thứ hai mỗi phút 10 lít. Hỏi sau bao lâu thì số nước còn lại trong hai hồ bằng nhau ?

– Hồng mua 4 bút chì và 8 quyển vở phải trả hết 23600 đồng, Lan mua 4 bút chì và 10 quyển vở phải trả hết 28000 đồng. Tính giá tiền một bút chì, một quyển vở. ( mở rộng )

– An có một số bi và một số túi, nếu An bỏ vào mỗi túi 9 viên thì còn thừa 15 viên, còn nêu bỏ vào mỗi túi 12 viên thì vừa đủ. Hỏi An có bao nhiêu bi và bao nhiêu túi ?

– Cô giáo chia kẹo cho các em bé. Nếu có chia cho mỗi em 3 chiếc thì cô còn thừa 2 chiếc, còn nếu chia cho mỗi em 4 chiếc thì bị thiếu mất 2 chiếc. Hỏi cố giáo có tất cả bao nhieu chiếc kẹo và cô đã chia cho bao nhiêu em bé?

– Trên một đoạn đường dài 780, người ta trồng cây hai bên đường, cứ cách 30m thì trồng một cây. Hỏi người ta đã trồng tất cả bao nhiêu cây ? ( Biết rằng hai đầu đường đều có trồng cây )

– Người ta cưa một cây gỗ dài 6m thành những đoạn dài bằng nhau, mỗi đoạn dài 4 dm, mỗi lần cưa mất 2 phút. Hỏi phải cưa bao nhiêu lâu mới xong?

– Một cuộn dây thép dài 56m. Người ta định chặt để làm đinh, mỗi cái đinh dài 7cm . Hỏi thời gian chặt là bao nhiêu, biết rằng mỗi nhát chặt hết 2 giây.

– Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn dài 15dm. Mỗi lần cưa hết 6 phút. thời gian nghỉ tay giữa hai lần cưa là 2 phút. Hỏi người ấy cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu lâu? ( 54 phút )

– Có một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 15m, chiều dài 24m. Người ta dựng cọc để làm hàng rào, hai cọc liên tiếp cách nhau 3m. Hỏi để rào hết miếng đất thì cần phải có bao nhiêu cọc ?

– Người ta mắc bóng đèn màu xung quanh một bảng hiệu hình chữ nhật có chiều dài 25dm, rộng 12dm, hai bóng đèn liên tiếp cách nhau 2cm. Hỏi phải mắc tất cả bao nhiêu bóng đèn

– Quãng đường từ nhà Lan đến trường có tất cả 52 trụ điện, hai trụ điện liên kề cách nhau 50m. Hỏi quãng đường nhà Lan đến trường dài bao nhiêu m ? ( biết hai đầu đường đều có trụ điện )

– Muốn lên tầng ba của một ngôi nhà cao tầng phải đi qua 52 bậc cầu thang. Vậy phải đi qua bao nhiêu bậc cầu thang để đến tầng sáu của ngôi nhà này ? Biết rằng số bậc cầu thang của mỗi tầng là như nhau.

Giải Toán Có Lời Văn Lớp 4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt…góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy – học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo chúng tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy – học. 2. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. 3. Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin…đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy – học. 4. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng. 5. Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học…đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 4 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi: Đa số học sinh thích học môn toán nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. 2. Khó khăn: Học sinh: Môn toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm tháng 10/2004 (năm học 2004 – 2005) về giải bài toán: Tổng số là 114 học sinh của khối lớp 4 là như sau: Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện đúng phép tính Lời giải và đáp số Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai 35 em = 31% 79 em = 69% 62em = 54% 52em = 46% 68 em = 60% 46 em = 40% Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải các bài toán có lời văn của các em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáo viên lớp 4 chúng tôi là dạy giải toán có lời văn như thế nào để nâng cao chất lượng dạy – học. Với những lí do trên tổ 4 chúng tôi mạnh dạng chọn chuyên đề: “Đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4″ Với dạng bài toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC DẠY TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TẤT CẢ CÁC KHỐI LƠP: Chúng tôi nhận thấy rằng việc “Đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4” đạt được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp 1,2,3 (Khối đã thay sách) và khối lớp 5 (chưa thay sách). Từ đó mới định hướng cách dạy cho mình sao cho có sự kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp * Đối với khối lớp 1: Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng (hoặc trừ) trong đó óc bài toán về thêm bớt một số đơn vị. Mục đích: Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và kĩ năng diễn đạt vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói – viết. Phương pháp dạy: Với mục tiêu như vậy nên đòi hỏi mỗi giáo viên lớp 1 phải bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới dạy cho học sinh phương pháp giải toán, tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân. Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh hoạt động cần tăng cường kĩ năng giải toán, thực hành luyện tập với những bài toán có tính cập nhật, gắn với thực tiễn, khuyến khích học sinh làm quen, từng bước tự mình tìm ra cách giải bài toán. * Đối với khối lớp 2: Học sinh: Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ. Trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bàng nhân, chia bảng 2,3,4,5. Làm quen bài toán có nội dung hình học. – Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước. – Chương trình được xen kẽ vơ3í các mạch kiến thức khác. Phương pháp Khi dạy toán có lời văn. Giáo viên giúp học sinh biết cách giải toán. Học sinh tự tìm cách giải toán qua 3 bước: – Tóm tắt bài toán. – Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ. – Trình bày bài giải. + Về phần tóm tắt bài toán có thể tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ. + Về trình bày bài giải: Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời. Giáo viên cần cho thời gian luyện nhiều. * Đối với khối lớp 3: 1. Các bài toán đơn: – Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị. – Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần. – So sánh gấp (bé) một số lần. Tất cả các bài toán đơn như ở lớp 1,2 nhưng mức độ cao hơn. 2. Giải bài toán hợp có hai phép tính (hoặc hai bước tính) Phương pháp: – Đọc kỹ đề bài toán – Tóm tắt bài toán bằng lời hoặc sơ đồ (không trình bày trong bài giải nếu không cần thiết). – Nêu bài giải đầy đủ hai bước tính (trình bày trong vở ghi). Các dạng bài tập: Bài toán đơn, đề hoàn chỉnh (kèm minh hoạ sơ đồ hoặc không minh hoạ) lớp 2. Bài toán giải bằng hai phép tính. * Đối với khối lớp 5: (khối chưa thay sách) Ngoài 7 dạng toán điểu hình ở lớp 4 còn có thêm 3 dạng toán nữa, đó là: Tỉ số phần trăm. Toán chuyển động đều. Bài toán có nội dung hình học (diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình). Mức độ yêu cầu: Biết giải và trình bày giải các bài toán với phân số, số thập phân, củng cố các dạng toán điển hình đã học ở lớp 4. Biết giải các bài toán có nội dung hình học, diện tích, thể tích các hình đã học và mới học, biết giải các bài toán đơn về chuyển động đều. Phương pháp dạy: Giáo viên cần: – Giúp học sinh nắm chắc được các bước trong quá trình giải toán. – Tổ chức cho học sinh nắm vững được các dạng toán và đặc biệt rèn luyện kỹ năng phân tích đề bài. Từ đó giúp học sinh lựa chọn giải và lập kế hoạch giải một cách chính xác. II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 4: Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4: Góp phần hệ thống hoá về củng cố có kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, yếu tố hình học và 4 phép tính (+, – , x, : ) với các số đã học làm cơ sở để học tiếp ở lớp 5 và nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các cấp học cao hơn, nó hình thành kỹ năng tính toán, giúp học sinh nhận biết được những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực, hình thành phát triển hứng thú học tập và năng lực phẩm chấta trí tuệ của học sinh ngay từ góp phần phát triển trí thông minh, óc suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Kế thừa giải toán ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, mở rộng, phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4. III. NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4: Toán có lời văn giữ một vị trí đặc biệt trong chương trình toán 4 bao gồm các dạng toán điển hình: – Tìm số trung bình cộng – Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó – Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. – Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. – Tìm 2 s … i số phải tìm. Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của loại toán này. Để củng cố được kĩ năng và kiến thức của loại toán này, tôi cho các em tự đặt đề toán theo loại toán đó đồng thời chọn các bài toán khó cho học sinh khá, giỏi (áp dụng vào tiết luyện tập hay buổi dạy riêng biệt đối với học sinh khá, giỏi). Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán. 2. Sự chuẩn bị của học sinh: Đối với học sinh đã đạt được giáo dục và bồi dưỡng ý thức thích học toán, có thú vị, hào hứng trong hoạt động học toán, có phương pháp học bộ môn toán, có thao tác về giải toán phải có đầy đủ các dụng cụ học toán và chuẩn bị đầy đủ cho phù hợp với từng tiết học. Đối vưói học sinh khá, giỏi trong những buổi bồi dưỡng riêng biệt cần có thêm sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nâng cao… Song không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic từ lớp dưới, từ bài học trước phải chắc chắn làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hanh, trong việc tiếp thu kiến thức. Ví dụ như khi học giải toán vê “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” thì các em đã được học bài trước là “Tỉ số”… VIII. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHI DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN: – Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, ….chính vì vậy đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau: Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bàit oán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần. Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán. Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói – viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không? IX. PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI TOÁN” TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ” Ở LỚP 4: Đối với dạng toán này thì có các dạng bài nổi bật sau: Dạng bài tỉ số của hai số là một số tự nhiên (có nghĩa là so sánh giá trị của số lớn với giá trị của số bé). Ví dụ 1: Có 45 tấn thóc chứa trong hai kho. Kho lớn chứa gấp 4 lần kho nhỏ. Hỏi số thóc chứa trong mỗi kho là bao nhiêu tấn? Bước 1: 2 học sinh đọc to đề toán (cả l ớp đọc thầm theo bạn và gạch chân = bút chì dưới từ gấp 4 lần) Bước 2: Phân tích – tóm tắt bài toán. Cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi: 1. Bài toán cho biết gì? (tổng số thóc ở hai kho là 45 tấn. Kho lớn gấp 4 lần kho nhỏ) “tỷ số của bài toán chính là điều kiện của bài toán”. 2. Bài toán hỏi gì? (số thóc ở mỗi kho) “tức là số thóc ở kho nhỏ và số thóc ở kho lớn”. 3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó) Từ cách trả lời trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho trong bài bằng ngôn ngữ toán học ghi kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt đề toán. Đối với dạng toán này, thì học sinh chủ yếu phải minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. 45 tấn ? tấn ? tấn Tóm tắt: Kho nhỏ: Kho lớn: Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Trình bày bài giải: Dựa vào kế hoạch giải bài toán ở trên mà học sinh sẽ tiến hành giải như sau: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số thóc ở kho nhỏ là: 45 : 5 = 9 (tấn) Số thóc ở kho lớn là: 9 x 4 = 36 (tấn) Hỏi còn cách giải nào khác? T số thóc – kho nhỏ = số thóc kho lớn [hay 45 – 9 = 36 (tấn)] Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận. 9 + 36 = 45 (tấn) tổng số thóc. Hay có thể 36 : 9 = 4 (lần) tỉ số Qua các thao tác giải trên chúng tôi đã hình thành dần dần cho học sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với tất cả các dạng bài. Từ phương pháp dạy như trên giáo viên có thể áp dụng với tất cả những loại bài như sau: * Tương tực đối với dạng “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Với tỉ số là một phân số (tức là so sánh giá trị của số bé với giá trị của số lớn). Ví dụ 2: Mẹ mua 20 kg gạo trong đó khối lượng gạo nếp bằng 2/3 khối lượng gạo tẻ. Tính số kg gạo mỗi loại? 20 kg ? kg ? kg 2/3 cho ta biết. Nếu gạo tẻ được chia làm 3 phần bằng nhau thì số gạo nếp sẽ chiếm 2 phần và học sinh tóm tắt như sau: Số gạo tẻ: Số gạo nếp: * Đối với loại bài: Đặt đề toán theo sơ đồ rồi giải bài toán đó. Ví dụ 3: Vải trắng: Vải hoa: 1. Học sinh dựa vào sơ đồ để xác định được dạng toán. 2. Đặt đề toán 3. Giải bài toán * Dạng toán này còn có những bài toán nâng cao lên thành “Tìm ba số khi biết tổng và tỉ số của ba số đó”. Ví dụ 4: Lớp 4E nhận chăm sóc 180 cây trồng ở ba khu vực. Số cây ở khu vực hai gấp 2 lần số cây ở khu vực một, số cây ở khu vực một bằng 1/3 số cây ở khu vực ba. Tính số cây ở mỗi khu vực. ? cây Đối với bài tập này thì giáo viên sẽ hướng dẫn gợi ý học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các tỉ số của 3 số đó trong bài để biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. 180 cây ? cây ? cây Số cây ở khu vực I: Số cây ở khu vực II: Số cây ở khu vực III: Bài tập này học sinh sẽ tiến hành làm tương tực như “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” Nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ tìm ra cách giải và giải bài toán * Ở dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” còn ở dưới dạng ẩn: Ví dụ 5: Một hình chữ nhật có P = 270m. Số đo chiều rộng bằng 1/4 số đo chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. (Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải và giải bài toán) Đối với ví dụ này là sự kết hợp với các yếu tố hình học, từ đó củng cố kiến thức nhiều mặt cho học sinh. Như vậy, dù bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” hay bất kì ở dạng toán nào thì đều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng. Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi giải bất kì loại toán nào các em cũng được vận dụng. PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. KẾT QUẢ: Trong nhiều năm phương pháp dạy học của giáo viên nói chung và của các đồng chí trong tổ nhóm chúng tôi nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do vậy khắc phục yếu kém cho học sinh trong môn toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy thiết kế trò thi công, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn như trên chúng tôi tự đánh giá khẳng định đã đạt được kết quả như sau: Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói chung và trong việc dạy giải toán rói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác. Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tícah đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi nhất. Cụ thể kết quả kiểm tra môn toán cuối học kỳ I là: Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện phép tính đúng Lời giải và đáp số Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai 96 em = 84% 18 em = 16% 98 em = 85% 16em = 15% 102 em = 89% 12 em = 11% Như vậy rèn cho các em có phương pháp học là biện pháp tốt nhất của người làm công tác giáo dục II. KẾT LUẬN: Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Là người giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 4. Chúng tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em “cái móng” chắc sẽ tạo bàn đạp và đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác. Trước thực trạng học toán của học sinh lớp 4 những năm giảng dạy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trên, nhằm mong sự góp ý của đồng nghiệp. Khi làm một việc có kết quả như mình mong muốn phải có sự kiên trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt, mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân. Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy của chúng tôi được nâng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.

Giải Toán Có Lời Văn Lớp 3(Có Đáp Án)

BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3(CÓ HƯỚNG DẪN)Bài 1: Hai thùng có 58 lít dầu, nếu thêm vào thùng thứ nhất 5 lít thì thùng thứ nhất có số dầu kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu.Hướng dẫnNếu thêm vào thùng thứ nhất 5 lít thì tổng số dầu có trong 2 thùng là:58 + 5 = 63 (l)Coi số dầu trong thùng thứ nhất lúc sau là 1 phần thì số dầu thùng thứ hai là 2 phầnTổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần)Số dầu thùng thứ hai là: 63 : 3 x 2 = 42 (l)Số dầu ở thùng thứ nhất là: 58 – 42 = 16 (l)Bài 2: An mua 3 bút chì và 5 quyển vở hết 21 nghìn, Hồng mua 5 quyển vở và 5 bút chì hết 25 nghìn đồng. Tính số tiền một bút chì, một quyển vở?Hướng dẫn2 bút chì hết số tiền là: 25 – 21 = 4 (nghìn)1 bút chì có giá là: 4 : 2 = 2 (nghìn)1 cái bút có giá là: (21 – 3 x 2) : 5 = 3 (nghìn)Bài 3. Một quầy tập hóa có 9 thùng cốc. Sau khi bán đi 450 cái cốc thì quầy đó còn lại 6 thùng cốc. Hỏi trước khi bán quầy đó có bao nhiêu cái cốc?Hướng dẫnSố thùng cốc đã bán đi là: 9 – 6 = 3 thùng1 thùng có số cốc là: 450 : 3 = 150 (cái)Trước khi bán thùng có số cốc là: 150 x 9 = 1350 (cái)Bài 4. Để chuẩn bị cho một hội nghị người ta đó kê 9 hàng ghế đủ chỗ cho 81 người ngồi. Trên thực tế có đến 108 người đến dự họp. Hỏi phải kê thêm mấy hàng ghế nữa mới đủ chỗ?Hướng dẫnMỗi hàng ghế có số chỗ là: 81 : 9 = 9 (chỗ)Số hang ghế phải kê them là: (108 – 81) : 9 = 3 (hàng)

Bài 5. Ngày thứ nhất bán được 2358kg gạo, ngày thứ hai bán được gấp 3 lần ngày thứ nhất. Cà hai ngày bán được số gạo là bao nhiêu?Hướng dẫnNgày thứ hai bán được số gạo là: 2358 x 3 = 7074 (kg)Cả hai ngày bán được số gạo là: 7074 + 2358 = 9432 (kg)

Bài 6. Một chiếc cầu dài 100m gồm có 5 nhịp. Trong đó 4 nhịp dài bằng nhau còn nhịp chính giữa thì dài hơn mỗi nhịp kia 10m. Tính nhịp chính giữa?Hướng dẫn4 nhịp còn lại mỗi nhịp dài số mét là: (100 – 10) : 5 = 18 (m)Nhịp chính giữa dài là: 18 + 10 = 28 (m)

Bài 7. 7 bao xi măng nặng 350kg. Mỗi vỏ bao nặng 200g. 5 bao xi măng như thế có khối lượng xi măng là bao nhiêu kilôgam?Hướng dẫn Đổi: 350kg = 350000gMỗi bao xi măng có khối lượng xi măng là: 350000 : 7 – 200 = 49800 (g)5 bao xi măng như thế chứa kl xi măng là: 49800 x 5 = 249000 (g) = 249kg

Bài 8. Một vườn cây ăn quả có 5 hàng cây hồng xiêm, mỗi hàng 12 cây và có 9 hàng cây táo, mỗi hàng 18 cây. Hỏi vườn cây ăn quả đó có tất cả bao nhiêu cây?Hướng dẫn:Số cây hồng xiêm trong vườn là: 5 x 12 = 60 câySố cây táo là: 9 x 18 = 162 câyVườn cây ăn quả có tất cả số cây là: 60 + 162 = 222 cây

Bài 9. Có 360 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 3 ngăn. Biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau. Số sách ở mỗi ngăn có là bao nhiêu quyển?Hướng dẫn:Số ngăn sách có là: 2 x 3 = 6 ngănSố sách ở mỗi ngăn là: 360 : 6 = 60 quyển

Bài 10. Trong sân có 16 con ngan, số vịt nhiều gấp đôi số ngan và ít hơn số gà là 6 con.Hỏi trên sân có tất cả bao nhiêu con gà, vịt, ngan?Hướng dẫn:Số vịt trên sân là: 16 x 2 = 32 (con)Số gà trên sân là: 32 + 6 = 38 (con)Tổng số ngan, gà , vịt trên sân là: 16 + 32 + 38 = 86 con

Bài 11. Trong một cuộc thi làm hoa, bạn Hồng làm được 25 bông hoa. Như vậy Hồng làm ít hơn Mai 5 bông và chỉ bằng một nửa số hoa của