Viết Bài Văn Nghị Luận Giải Thích Lớp 7 / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Soạn Văn Lớp 7: Viết Bài Tập Làm Văn Số 6: Văn Lập Luận Giải Thích

Soạn văn lớp 7:Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích

Dàn ý tham khảo các đề

Đề 1 (trang 88 Ngữ văn 7 tập 2)

– Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật bừng sức sống

– Bác Hồ từng nói

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

– Hai câu thơ là lời khuyên của Bác tới đồng bào: nên trồng cây hưởng ứng mùa xuân

– Tết trồng cây cũng nên được hưởng ứng tưng bừng như lễ hội mùa xuân

– Trồng cây là cũng là mong muốn đất nước phát triển lớn mạnh

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Đề 2 (trang 88 Ngữ văn 7 tập 2)

a, Mở bài: dẫn dắt vấn đề

b, Thân bài:

– Giải thích câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng

+ nghĩa đen: nhiễu điều là miếng vải đỏ phủ lên gương cho khỏi bị bụi bẩn

+ nghĩa bóng: chỉ sự đùm bọc che chở gắn bó của anh em đồng bào một nước→ Câu ca dao là lời khuyên mọi người sống trong cùng một

đất nước nên biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau

– Lý giải tại sao người trong một nước phải yêu thương lẫn nhau

– Đưa ra dẫn chứng chứng minh

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Đề 3 (trang 88 Ngữ văn 7 tập 2)

a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (Thất bại là mẹ thành công)

– Nghĩa đen

+ Thất bại là không đạt được kết quả như mong muốn trong công việc, cuộc sống

+ Thành công là hoàn thành được công việc, đạt được mục đích như mong đợi

+ Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con→ vậy để có những thành công cần phải có thất bại.

– Nghĩa bóng

+ Mỗi người ai cũng sẽ trải qua thất bại, nhưng qua những thất bại đó ta mới có thể thành công được

– Dẫn chứng:

+ Walt Disney phải thất bại nhiều lần trước khi tạo lập hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới

+ nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra dây tóc bóng đèn, đem ánh sáng tới nhân loại

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Đề 4 (trang 88 Ngữ văn 7 tập 2)

– Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng

– Ông cha ta khuyên bảo con cháu biết sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất….

– Lời nói gói vàng: Nhấn mạnh giá trị, sức ảnh hưởng của lời nói

– Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Lời nói là từ trong lòng mỗi người nên không mang giá trị vật chất, nên cần lựa lời để nói để không làm ảnh hưởng tới người khác

– Chứng minh tại sao cần biết lựa lời nói:

+ Nó phản ánh chính bản thân người nói, cho thấy trình độ, tính cách… của người nói

+ Lời nói có sức mạnh đặc biệt: lan tỏa yêu thương và cũng có thể tạo nên sự thù ghét,..

– Cần biết trau chuốt lời nói, học tập rèn luyện để có lời hay ý đẹp

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Đề 5 (trang 88 Ngữ văn 7 tập 2)

a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (Học, học nữa, học mãi)

– Ý nghĩa lời khuyên: Mỗi người cần không ngừng học tập để nâng cao trình độ

– Giải thích tại sao cần học mãi:

+ Học tập mới tiếp thu được tri thức của nhân loại

+ Thế giới thay đổi liên tục, nếu không học sẽ bị lạc hậu

+ Cần học toàn diện

– Mở rộng: học cần đi đôi với hành

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Đề Văn Nghị Luận Và Việc Lập Ý Cho Bài Văn Nghị Luận

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Câu 1 (trang 24 VBT): Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Trả lời:

Tính chất phù hợp nhất với đề bài trên là: phân tích.

Câu 2 (trang 24 VBT): Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Trả lời:

Em chọn phương án: A. Phân tích

Câu 3 (trang 25 VBT): Để lập ý cho đề bài: “Hãy biết quý thời gian”, có bạn đã nêu ra các câu hỏi sau để tự trả lời: Thời gian là gì? Thời gian có tính chất gì? Nó có tính chất gì làm cho người ta phải quý? Nếu không biết quý thời gian thì có hậu quả như thế nào? Em hãy trả lời các câu hỏi dó và xây dựng luận điểm của bài viết cho đề bài trên. Trả lời:

Dựa vào kết quả trả lời các câu hỏi, có thể xác lập các ý (luận điểm) sau cho bài viết:

– Khái niệm thời gian

.

– Thời gian là thứ một đi không trở lại, đã qua thì không bao giờ có thể lấy lại được.

– Nếu không biết quý trọng thời gian, con người sẽ bỏ phí cuộc sống của mình, sẽ đánh mất những ý nghĩa, giá trị của bản thân.

Câu 4 (trang 25 VBT): Bài tập trang 23 SGK Trả lời:

a. Tìm hiểu đề:

– Vấn đề nghị luận: Giá trị to lớn của sách đối với cuộc sống con người.

– Phạm vi nghị luận: nghị luận xã hội.

– Tính chất nghị luận: chứng minh, ngợi ca.

b. Lập ý:

– Luận điểm chính: Sách là người bạn lớn của con người, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống.

– Các luận điểm phụ:

+ Con người học hỏi rất nhiều điều từ sách.

+ Sách an ủi, nâng đỡ tâm hồn, đồng cảm, sẻ chia với số phận và cuộc sống của con người.

+ Nếu không có sách, con người sẽ sống trong u tối, mông muội và lạc hậu.

– Các luận cứ:

+ Sách cung cấp tri thức về mọi mặt đời sống.

+ Sách giúp con người trở thành những người có hiểu biết, phá vỡ mọi giới hạn chật hẹp, vươn ra không gian rộng lớn hơn.

+ Sách nói những câu chuyện mà con người trải qua, cho con người những định hướng sống.

+ Sách ngợi ca những điều hay đẹp trong cuộc sống để hướng con người tới cái chân-thiện-mĩ.

– Cách lập luận:

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Văn Lớp 7: Cách Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích

Soạn văn lớp 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Soạn văn lớp 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích

1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,…, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn “. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ,… nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế ( đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó.

Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

Mở bài: Có thể viết theo các cách:

Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy viết thêm những cách kết bài khác.

Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.

Theo chúng tôi

Soạn Bài Cách Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích, Ngữ Văn Lớp 7

Học Tập – Giáo dục ” Văn, tiếng Việt ” Văn lớp 7

HOT Soạn văn lớp 7 đầy đủ, chi tiết

Khi soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích, các em sẽ nhận thấy cách làm bài văn nghị luận giải thích không có gì khác so với các bài văn nghị luận chúng ta vẫn thường học. Trong khi viết bài, các em vẫn tuân thủ các bước làm văn cơ bản bao gồm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, và cuối cùng là đọc lại và sửa chữa. Bài soạn này, chúng tôi hướng dẫn chi tiết và làm mẫu cho các em một số đề bài trong SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 84, các em cùng theo dõi.

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Qua Đèo Ngang để có sự chuẩn bị tốt cho những nội dung Ngữ Văn 7.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước Nêu cảm nhận về bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 7 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-7-cach-lam-bai-van-lap-luan-giai-thich-30781n.aspx

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9 Soạn Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận, Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, Ngữ văn lớp 7 Soạn văn lớp 7 hay

soan bai cach lam bai van lap luan giai thich ngu van lop 7

, soan van lop 7 cach lam bai van lap luan giai thich, soan cach lam bai van lap luan giai thich,

Tổng hợp những bài Tuyển tập văn mẫu cho học sinh lớp 7văn mẫu lớp 7 hay nhất là tài liệu học tốt tập làm văn mà chúng tôi gửi đến các bạn học sinh lớp 7 cùng giáo viên phụ trách môn học này. Việc tham khảo, tìm hiểu những bài văn mẫu lớp 7 sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thành các bài tập làm văn của mình trong năm học lớp 7 và đạt được điểm số cao môn học này.

Tin Mới

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 7 kì 1 hay nhất

Các bạn cùng đón đọc tài liệu Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 7 kì 1 hay nhất để bổ sung thêm cho mình những kiến thức hữu ích về cách làm văn nói chung cũng như ôn luyện, củng cố lại các kiến thức về các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.