Vietjack Giải Sbt Hóa 8 / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Sbt Hóa 8 Bài 10: Hóa Trị

Giải sách bài tập hóa 8 bài 10

SBT Hóa 8 bài 10

Giải SBT Hóa 8 bài 10: Hóa trị tổng hợp lời giải chi tiết, rõ ràng các câu hỏi trong vở bài tập Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa lớp 8. Chúc các em học tốt.

Bài 10.1 trang 14 sách bài tập Hóa 8

Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp chọn trong khung.

Hóa trị, nguyên tử, nguyên tố, nhóm nguyên tử, khả năng liên kết, phân tử.

“Hóa trị là con số biểu thị … của … nguyên tố này (hay …) với … nguyên tố khác. Hóa trị của một … (hay …) được xác định theo … của H chọn là đơn vị và … của O là hai đơn vị”.

Hướng dẫn giải

Khả năng liên kết; nguyên tử (hay nhóm nguyên tử); nguyên tử; nguyên tố(hay nhóm nguyên tố); hóa trị; hóa trị.

Bài 10.2 trang 14 sách bài tập Hóa 8

Người ta quy ước mỗi vạch ngang giữa kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X, Y với H và O như sau:

a) Tính hóa trị của X và Y.

b) Viết sơ đồ công thức hợp chất giữa nguyên tố Y và O, giữa nguyên tố X và Y.

Hướng dẫn giải

a) Vì và X = O → X có hóa trị II.

Vì → Y có hóa trị I.

b) Y-O-Y; Y-X-Y.

Bài 10.3 trang 14 sách bài tập Hóa 8

Viết sơ đồ công thức của các hợp chất sau: HCl; H 2O; NH 3; CH 4.

Hướng dẫn giải

a) HCl: H-Cl

Bài 10.4 trang 14 sách bài tập Hóa 8:

Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử các hợp chất sau. Cho biết S hóa trị II:

Hướng dẫn giải

a) K 2S: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: a.2 = II.1 → a =

Vậy K có hóa trị I.

b) MgS: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: b.1 = II.1 → b =

Vậy Mg có hóa trị II.

c, Cr 2S 3: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: c.2 = II.3 → c =

Vậy Cr có hóa trị III.

d, CS 2: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: d.1 = II.2 → d =

Vậy C có hóa trị IV.

Bài 10.5 trang 14 sách bài tập Hóa 8

Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử các hợp chất sau, biết nhóm (NO 3) hóa trị O và nhóm (CO 3) hóa trị II:

Hướng dẫn giải

a) Ba(NO 3) 2: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: a.1 = II.2 → a =

Vậy Ba có hóa trị II.

b) Fe(NO 3) 3: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: b.1 = I.3 → b =

Vậy Fe có hóa trị III.

c) CuCO 3: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: c.1 = II.1 → c =

Vậy Cu có hóa trị II.

d) Li 2CO 3: Ta có

Theo quy tắc hóa trị: d.2 = II.1 → d =

Vậy Li có hóa trị I.

Bài 10.6 trang 14 sách bài tập Hóa 8:

Lập công thức hóa học của những chất hai nguyên tố như sau:

Si(IV) và H; P(V) và O;

Fe(III) và Br(I); Ca và N(III).

Hướng dẫn giải

a) Si(IV) và H: Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: IV.x = y.I

Tỉ lệ:

Vậy công thức hóa học của Si xH y là SiH 4.

b) P(V) và O: Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: V.x = II.y

Tỉ lệ:

c) Fe(III) và Br(I): Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: III.x = I.y

Tỉ lệ:

Vậy công thức hóa học của Fe xBr y là FeBr 3.

d) Ca và N(III): Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: II.x = III.y

Tỉ lệ:

Bài 10.7 trang 14 sách bài tập Hóa 8:

Lập công thức hóa học của những chất hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau:

Ba và nhóm (OH); Al và nhóm (NO 3);

Cu(II) và nhóm (CO 3) Na và nhóm (PO 4)(III).

Hướng dẫn giải

a) Ba và nhóm (OH): Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: II.x = I.y

Tỉ lệ:

Vậy công thức hóa học của Ba x(OH) y là Ba(OH) 2.

b) Al và nhóm (NO 3): Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: III.x = I.y

Tỉ lệ:

c) Cu(II) và nhóm (CO 3): Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: II.x = II.y

Tỉ lệ:

d) Na và nhóm (PO 4)(III): Ta có:

Theo quy tắc hóa trị: I.x = III.y

Tỉ lệ:

Bài 10.8 trang 15 sách bài tập Hóa 8:

Biết Cr (crom) hóa trị III, hãy chọn công chức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây:

b) Tính phân tử khối của những chất biểu diễn bởi công thức hoá học đúng.

Hướng dẫn giải

a) Những công thức hoá học đúng:

Cr hoá trị II: CrSO 4, CrO.

b) Phân tử khối của những chất biểu diễn bởi các công thức hoá học này :

CrSO 4 = 52 + 32 + 4 . 16 = 148 (đvC),

CrO = 52 + 16 = 68 (đvC).

Bài 10.9* trang 15 sách bài tập Hóa 8:

Người ta xác định được rằng nguyên tố silic(Si) chiếm 87,5% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố hidro.

a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.

b) Xác định hóa trị của Silic trong hợp chất.

Hướng dẫn giải

a) Gọi công thức của hợp chất là Si xH y.

Theo đề bài ta có:

CTHH của hợp chất là SiH 4.

Phân tử khối là: 28 + 4.1 = 32 (đvC)

b) Hóa trị của Si trong hợp chất SiH 4 là IV.

Bài 10.10* trang 15 sách bài tập Hóa 8:

Phân tích một mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng với 3 phần khối lượng oxi.

a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.

b) Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.

Hướng dẫn giải

a) Công thức chung của hợp chất Fe xO y.

Theo đề bài ta có:

Vậy CTHH của hợp chất là Fe 2O 3.

Phân tử khối là: 56.2 + 16.3 = 160 (đvC)

b) Hóa trị của Fe trong hợp chất là III.

B. Giải Hóa 8 bài 10 SGK: Hóa trị

Để giúp các em học sinh học tốt môn Hóa học 8 hơn cũng như biết cách giải các dạng bài tập hóa 8. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa tại: Giải Hóa 8 Bài 10 Hóa trị

………………………………………….

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8 . Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giải Sbt Hóa 8 Bài 13: Phản Ứng Hóa Học

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp:

“… là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là …, còn … mới sinh ra là … Trong quá trình phản ứng … giảm dần, … tăng dần”.

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết khái niệm phản ứng hóa học.

Hướng dẫn giải

” Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) còn chất mới sinh ra là sản phẩm Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần”.

Hãy cho biết:

a) Tên các chất phản ứng và sản phẩm?

b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?

c) Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không?

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết về phản ứng hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Chất phản ứng : khí hiđro, khí clo.

Sản phẩm : axit clohiđric.

b) Trước phản ứng : hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử Cl liên kết với nhau. Sau phản ứng : mỗi nguyên tử H liên kết với một nguyên tử Cl.

Phân tử H2 và phân tử Cl2 biến đổi.

Phân tử HCl mới được tạo ra.

c) Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi.

Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axitclohidric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl 2 và khí H 2 như sau;

Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ trống trong hai câu sau đây mô tả phản ứng này:

“Mỗi phản ứng xảy ra với một … và hai … Sau phản ứng tạo ra một … và một …”

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết về phản ứng hóa học.

Hướng dẫn giải

Dựa vào sơ đồ phản ứng kết hợp với lí thuyết về phản ứng hóa học.

“Mỗi phản ứng xảy ra với một nguyên tử kẽm và hai phân tử axit clohiđric. Sau phản ứng tạo ra một phân tử kẽm clorua và một phân tử hiđro.”

a) Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.

b) Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tạo ra nước và khí cacbon dioxit. Viết phương trình chữ của phản ứng.

Phương pháp giải

a) Gợi ý: Do cồn đã bị bay hơi

b) Xem lại lí thuyết về Phản ứng hóa học

Hướng dẫn giải

a) Cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng lên bắt cháy.

b) Phương trình chữ của phản ứng : Cồn + Khí oxi → Nước + Khí cacbon đioxit.

Nếu vô ý để giấm (xem bài 12.2, đã cho biết giấm là dung dịch chất nào) đổ lên nền gạch đá hoa (trong thành phần có chất canxi cacbonat) ta sẽ quan sát thấy có bọt khí sủi lên.

a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.

b) Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất canxi axetat, nước và khí cacbon dioxit.

Phương pháp giải

a) Nhận biết có phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành. b) Xem lại lí thuyết về phản ứng hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Có chất khí sinh ra.

b) Axit axetic + Canxi cacbonat → Canxi axetat + Nước + Khí cacbon đioxit.

Nước vôi ( có chất canxi hidroxit) được quyét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn ( chất rắn là canxi cacbonat).

a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra?

b) Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng có chất khí cacbon đioxit (chất này có trong không khí) tham gia và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước (chất này bay hơi).

Phương pháp giải

a) Nhận biết có phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành. b) Xem lại lí thuyết về phản ứng hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Sau khi quét nước vôi 1 thời gian thấy có chất rắn không tan chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra làm cho nước vôi (canxi hidroxit) chuyển thành chất rắn là canxi cacbonat.

b) Canxi hiđroxit + Khí cacbon đioxit → Canxi cacbonat + Nước.

Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ ( xem câu c, bài tập 12.2).

Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về điều kiện xảy ra phản ứng.

Hướng dẫn giải

– Sắt bị gỉ do sắt tiếp xúc với nước và oxi (trong không khí ẩm) nên có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất có màu đỏ nâu.

– Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên không cho phản ứng hóa học xảy ra và sắt không bị gỉ.

Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.

Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.

Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về điều kiện xảy ra phản ứng để giải thích các nội dung trên.

Hướng dẫn giải

Các phương trình chữ của hai phản ứng :

Tinh bột + Nước → Mantozơ.

Mantozơ + Nước → Glucozơ.

Nhai kĩ cơm để chia thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozơ và phản ứng chuyển mantozơ thành glucozơ. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.

Giải Sbt Hóa 8 Bài 2: Chất

Giải sách bài tập hóa 8 bài 2

SBT Hóa 8 bài 2

Giải SBT Hóa 8 bài 2: Chất tổng hợp lời giải chi tiết, rõ ràng các câu hỏi trong vở bài tập Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa lớp 8. Chúc các em học tốt.

A. Giải sách bài tập Hóa bài 2: Chất Bài 2.1 trang 3 sách bài tập Hóa 8:

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:

“Các vật thể …. đều gồm một số … khác nhau, … được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là … hay hỗn hợp một số … Nên ta nói được:

Đâu có … là có …”

Hướng dẫn giải

“Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là nhân tạo hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được:

Bài 2.2 trang 3 sách bài tập Hóa 8:

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:

Trong quả chanh có nước, axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.

Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.

Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfram (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).

Hướng dẫn giải

Vật thể tự nhiên: qua chanh, quặng.

Vật thể nhân tạo: côc, bóng đèn điện.

Chất: nước axit xitric, thủy tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfram.

Bài 2.3 trang 3 sách bài tập Hóa 8:

Màu sắc, tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.

Hướng dẫn giải

Tính chất quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng trái.

Tính chất dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

Tính chất phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Bài 2.4 trang 3 sách bài tập Hóa 8:

Căn cứ vào tính chất nào mà:

a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây?

b) Bạc dùng để tráng gương?

c) Cồn được dùng để đốt?

Hướng dẫn giải

a) Căn cứ vào tính dẫn điện của đồng và nhôm, không dẫn điện của chất dẻo, cao su.

b) Căn cứ vào tính chất bạc có ánh kim và phản xạ tốt.

c) Căn cứ vào tính chất cồn cháy được. Khi cháy tảo nhiều nhiệt.

Bài 2.5 trang 4 sách bài tập Hóa 8:

Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ).

Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ quả chanh có chất axit (axit xitric).

Hướng dẫn giải

Nhúng quỳ tím vào nước chanh, quan sát quỳ tím hóa đỏ.

Bài 2.6 trang 4 sách bài tập Hóa 8:

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: t onc = 232 o C.

Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180 o C. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?

Hướng dẫn giải

Thiếc hàn là chất không tinh khiết, có lẫn tạp chất.

Bài 2.7 trang 4 sách bài tập Hóa 8:

Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102 o C”.

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Cả hay ý đều đúng.

B. Cả hai ý đều sai.

C. Ý 1 đúng, ý 2 sai.

D. Ý 1 sai, ý 2 đúng.

Hướng dẫn giải

Chọn C (vì nước sôi ở 100 o C).

Bài 2.8 trang 4 sách bài tập Hóa 8:

Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ t os = 78,3 o C và tan nhiều trong nước.

Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?

Hướng dẫn giải

Đem hỗn hợp cồn và nước đun lên đến 80 oC, cồn có nhiệt độ thấp hơn nước nên sẽ bay ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những giọt cồn lỏng. Giữ được nhiệt độ ở trên 80 o C một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.

B. Giải Hóa 8 Bài 2 Chất

Để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn và hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 8 Bài 2 VnDoc đã biên soạn đáp án hướng dẫn giải tại: Giải Hóa 8 Bài 2: Chất

……………………..

VnDoc giới thiệu tới các bạn Giải SBT Hóa 8 bài 2: Chất được VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết các dạng bài tập Hóa học 8 trong sách bài tập, giúp các em hoàn thành tốt bài làm của mình cũng như học tập tốt hơn.

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giải Sbt Hóa 8 Bài 9: Công Thức Hóa Học

Giải sách bài tập hóa 8 bài 9

SBT Hóa 8 bài 9

Giải SBT Hóa 8 bài 9: Công thức hóa học tổng hợp lời giải chi tiết, rõ ràng các câu hỏi trong vở bài tập Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa lớp 8. Chúc các em học tốt.

Bài 9.1 trang 12 sách bài tập Hóa 8:

Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:

“Công thức hóa học có thể dùng để biểu diễn …, gồm … và … ghi ở chân. Công thức hóa học của … chỉ gồm một …, còn của … gồm từ hai … trở lên”.

Hướng dẫn giải

Chất; kí hiệu hóa học; chỉ số; đơn chất; kí hiệu; hợp chất; kí hiệu.

Bài 9.2 trang 12 sách bài tập Hóa 8:

Cho công thức hóa học của một số chất như sau:

Trong số đó có mấy đơn chất, mấy hơp chất? Trả lời đúng là A, B, C hay D?

A. 3 đơn chất và 3 hợp chất.

B. 2 đơn chất và 4 hợp chất.

C. 4 đơn chất và 2 hợp chất.

D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.

Hướng dẫn giải

Chọn: B.

Bài 9.3 trang 12 sách bài tập Hóa 8:

Cho công thức hóa học một số chất như sau:

a) Axit sufuhidric: H 2 S

c) Liti hidroxit: LiOH

d) Magie cacbonat: MgCO 3

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.

Hướng dẫn giải

a) Trong phân tử H 2 S:

Do hai nguyên tố H và S tạo nên.

Gồm có 2H và 1S liên kết với nhau.

Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC

Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.

Gồm có 2Al và 3O liên kết với nhau.

Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC

c) Trong phân tử LiOH:

Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.

Gồm có 1Li, 1O và 1H liên kết với nhau.

Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC

d) Trong phân tử MgCO 3:

Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.

Gồm có 1Mg, 1C và 3O liên kết với nhau.

Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC

Bài 9.4 trang 12 sách bài tập Hóa 8:

Viết công thức hoá học và tính phẩn tử khối của các hợp chất sau :

a) Mangan đioxit, biết trong phân tử có 1Mn và 2O.

b) Bari clorua, biết trong phân tử có 1Ba và 2Cl.

c) Bạc nitrat, biết trong phân tử có 1 Ag, 1N và 3O.

d) Nhôm photphat, biết trong phân tử có 1 Al, 1P và 4O.

Hướng dẫn giải

a) MnO 2, phân tử khối bằng: 55 + 2 . 16 = 87 (đvC).

b) BaCl 2, phân tử khối bằng: 137 + 2 . 35,5 = 208 (đvC).

c) AgNO 3, phân tử khối bằng:108 + 14 + 3 . 16 = 170 (đvC).

d) AlPO 4, phân tử khối bằng: 27 + 31 + 4 . 16 = 122 (đvC).

Bài 9.5 trang 13 sách bài tập Hóa 8:

Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon của năm phân tử bari sunfat: 5BaSO 4. Đáp số là

A. 1160 đvC

B. 1165 đvC

C. 1175 đvC

D. 1180 đvC

Lời giải:

Chọn: B.

Bài 9.6* trang 13 sách bài tập Hóa 8:

a) Tính khối lượng bằng gam của:

b) Nêu nhận xét về số trị của các giá trị khối lượng tính được này và số trị phân số của mỗi chất.

(Xem lại bài tập 8.9*. trước khi làm bài tập này)

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng bằng gam của:

– 6,02.10 23 phân tử nước: 6,02.10 23.18.1,66.10-24 = 17,988 (g) ≈ 18 (g)

– 6,02.10 23 phân tử CO 2: 6,02.10 23.44.1,66.10-24 = 43,97 (g) ≈ 44 (g).

– 6,02.10 23 phân tử CaCO 3: 6,02.10 23.100. 1,66.10-24 = 99,9 (g) ≈ 100 (g).

b) Số trị của các giá trị khối lượng tính được bằng chính số trị phân tử khối của mỗi chất.

Bài 9.7 trang 13 sách bài tập Hóa 8:

Thực nghiệm cho biết nguyên tố natri chiếm 59% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố lưu huỳnh.

Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức của hợp chất là Na xS y.

Theo đề bài, ta có:

Vậy công thức của hợp chất là: Na 2 S.

Phân tử khối: 2 . 23 + 32 = 78 đvC.

Bài 9.8* trang 13 sách bài tập Hóa 8:

Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: m N/m O = 7/12. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.(Hướng dẫn: Biết rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong hợp chất AxBy cũng bằng đúng tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong 1 phân tử. Vì vậy tiến hành tương tự như đã hướng dẫn ở bài tập 9.7*, chỉ khác là trong đó thay %mA bằng %m B bằng m B)

Hướng dẫn giải

Công thức của hợp chất A là N xO y.

Theo đề bài ta có:

Công thức hóa học của A là N 2O 3.

Phân tử khối của A là: 14.2 + 16.3 = 76 đvC.

B. Giải Hóa 8 bài 9 Công thức hóa học

Xem hướng dẫn giải các bài tập Hóa 8 bài 9 sách giáo khoa tại: Giải Hóa 8 Bài 9: Công thức hóa học

………………………………………………..

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giải Sbt Hóa 8 Bài 18: Mol

Giải sách bài tập Hóa 8 bài 18

Giải bài tập SBT Hóa 8 bài 18

Giải SBT Hóa 8 bài 18: Mol tổng hợp lời giải chi tiết, rõ ràng các câu hỏi trong vở bài tập Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa lớp 8. Chúc các em học tốt.

Bài 18.1 trang 26 sách bài tập Hóa 8

Hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong lượng chất sau:

Hướng dẫn giải bài tập

0,1 mol nguyên tử H = 0,1 . 6,02.1023 = 0,6.1023 hoặc 0,1N nguyên tử H.

0,15 mol phân tử CO2 = 0,15. 6.1023 = 0,9. 6.1023 hoặc 0,15N phân tử CO2.

10 mol phân tử H2O = 10. 6.10233 = 60. 6.1023 hoặc 10N phân tử H2O.

0,01 mol phân tử H2 = 0,01. 6.1023 = 0,06. 6.1023 hoặc 0,01N phân tử H2.

0,24 mol nguyên tử Fe = 0,24. 6.1023 = 1,44.1023 hoặc 0,24N nguyên tử Fe.

1,44 mol nguyên tử Fe = 0,24. 6.1023 = 1,44.1023 hoặc 0,24N nguyên tử C.

Bài 18.2 trang 26 sách bài tập Hóa 8:

Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử của những lượng chất sau:

a) 0,6N nguyên tử O; 1,8N nguyên tử N 2; 0,9N nguyên tử H;

1,5N phân tử H 2; 0,15N phân tử O 2; 0,05N nguyên tử C;

Hướng dẫn giải

a) 0,6N nguyên tử O = 0,6 mol nguyên tử O.

1,8N phân tử N 2 = 1,8 mol phân tử N 2.

0,9N nguyên tử H = 0,9 mol nguyên tử H.

1,5N phân tử H 2 = 1,5 mol phân tử H 2.

0,15N phân tử O 2 = 0,15 mol phân tử O 2.

0,05N nguyên tử C = 0,05 mol nguyên tử C.

Bài 18.3 trang 26 sách bài tập Hóa 8:

Hãy xác định khối lượng của những lượng chất sau đây:

a) 0,01 mol nguyên tử O; 0,01 mol nguyên tử O 2; 2 mol nguyên tử Cu.

b) 2,25 mol phân tử H 2O; 0,15 mol phân tử CO 2.

Hướng dẫn giải

Bài 18.4 trang 26 sách bài tập Hóa 8

Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc:

Hướng dẫn giải

a) V O2 = n O2.22,4 = 0,05.22,4 = 1,12(l)

V CO2 = n CO2.22,4 =14.22,4 = 313,6(l)

c) Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,02 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

Bài 18.5 trang 26 sách bài tập Hóa 8

Hãy xác định khối lượng và thể tích khí (đktc) của những lượng chất sau:

b) 12 mol phân tử H 2; 0,05 mol phân tử CO 2; 0,01 mol phân tử CO.

c) Hỗn hợp khí gồm có: 0,3 mol CO 2 và 0,15 mol O 2.

Hướng dẫn giải

Ở đktc 0,25 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

→ V H2 = n H2.22,4 = 12.22,4 = 268,8(l)

→ V CO2 = n CO2. 22,4= 0,05.22,4= 1,12(l)

→ V CO = n CO.22,4 = 0,01.22,4 = 0,224(l)

B. Giải Hóa 8 bài 18: Mol

Để giúp các bạn học sinh thuận tiện trong quá trình làm bài tập cũng như có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập trong sách giáo khoa Hóa 8 bài 8. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải cho tiết tại: Giải Hóa 8 bài 18 Mol

C. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 18: Mol

Câu 1: Số Avogadro và kí hiệu là

Câu 2: Tính số nguyên tử của 1,8 mol Fe

Câu 3: Khối lượng mol chất là

A. Là khối lượng ban đầu của chất đó

B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học

C. Bằng 6.10 23

D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Câu 4: Cho biết 1 mol chất khí ở điều kiện bình thường có thể tích là

Câu 5: Tính thể tích ở đktc của 2,25 mol O 2

Để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 bài 18 cũng như đáp án tại: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 18

…………………………………

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8 . Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.