Xem Giải Bài Tập Sinh Học 9 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Sinh Học 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 42 trang 123: Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. Điều này chứng tỏ ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Bài 1 (trang 124 sgk Sinh học 9) : Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng?

Lời giải:

Thực vật ưu sáng Thực vật ưa bóng

Bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán cây khác, được đặt trong nhà.

Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.

Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển.

Lá có mô giậu kém phát triển.

Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng).

Chiều cao thân cây bị hạn chế.

Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.

Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.

Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.

Điều tiết thoát hơi nước kém.

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng Lời giải:

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Lời giải:

– Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

– Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

Bài 4 (trang 125 sgk Sinh học 9) : Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Lời giải:

Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…

+ Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập trắc nghiệm trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 40 SBT Sinh học 9: Tham gia vào cấu trúc của ADN có các bazơ nitric nào ?

A. Ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và uraxin (U).

B. Guanin (G), xitôzin (X), ađênin (A), uraxin (Ư).

C. Ađênin (A), timin (T), uraxin (U), guanin (G).

D. Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).

Bài 2 trang 40 SBT Sinh học 9: Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền ?

A. Cacbohidrat. B. Lipit.

C. ADN. D. Prôtêin.

Bài 3 trang 40 SBT Sinh học 9: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là

A. glucôzơ. B. axit amin

C. nuclêôtit. D. axit béo.

Bài 4 trang 40 SBT Sinh học 9: Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng cùa ADN. yếu tố nào là quyết định nhất ?

A. Cấu trúc xoắn kép của ADN.

B. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

C. Số lượng các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

Bài 5 trang 41 SBT Sinh học 9: Yếu tố nào cần và đủ để quy định tính đặc thù của phân tử ADN ?

A. Số lượng các nuclêôtit.

B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.

C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

Bài 6 trang 41 SBT Sinh học 9: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do

A. sự trùng hợp một loại đơn phân.

B. sự trùng hợp hai loại đơn phân.

C. sự trùng hợp ba loại đơn phân.

D. sự trùng hợp bốn loại đơn phân.

Bài 7 trang 41 SBT Sinh học 9: Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng

A. trình tự của mỗi nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C. trình tự của các bộ hai nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D. trình tự của các bộ bốn nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Bài 8 trang 41 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A = X ; G = T.

B. A = G ; T = X.

C. A + T = G + X.

D. A/T = G/X.

Bài 9 trang 41 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A T G X A T

A G X G T A

B. A G A A X T

A X T T G A

C. A G X T A G

T X G A T X

D. A G G A X X T

T X X T G A A

Bài 10 trang 42 SBT Sinh học 9: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN là gì ?

A. Một bazơ lớn (X, G) được liên kết với một bazơ bé (T, A).

B. liên kết với T, G liên kết với X.

C. A + G = T + X.

D. A + G/T + X=1.

Bài 11 trang 42 SBT Sinh học 9: ADN có 4 loại đơn phân với tác dụng

A. hình thành cấu trúc hai mạch.

B. tạo nên sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch.

C. tạo ra tính chất bổ sung giữa hai mạch.

D. tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền.

Bài 12 trang 42 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là A.

A. liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

C. A liên kết U, G liên kết với X.

D. A liên kết X, G liên kết với T.

Bài 13 trang 42 SBT Sinh học 9: Trong chu kì tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở

A. kì trung gian. B. kì đầu.

C. kì giữa. D. kì sau.

Bài 14 trang 42 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

D. trên mỗi mạch ADN con có đoạn của ADN mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường

Bài 15 trang 42 SBT Sinh học 9: Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách

A. ngẫu nhiên.

B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó.

C. dựa trên nguyên tắc bổ sung.

D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ nitric có kích thước bé.

Bài 16 trang 43 SBT Sinh học 9: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng

A. đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.

B. sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.

C. góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ.

D. góp phần tạo nên cấu trúc 2 mạch của ADN.

Bài 17 trang 43 SBT Sinh học 9: Số nuclêôtit trung bình của gen là

A. 1200 – 3000 nuclêôtit. B. 1300 – 3000 nuclêôtit.

C. 1400 – 3200 nuclêôtit. D. 1200 – 3600 nuclêôtit.

Bài 18 trang 43 SBT Sinh học 9: Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng

A. 1,5 vạn gen. B. 2,5 vạn gen.

C. 3,5 vạn gen. D. 4,5 vạn gen.

Bài 19 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là

A. 2040 Ả. B. 3060 Ả.

C. 4080 Ả. D. 5100 Ả.

Bài 20 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?

A. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T = 7660 nuclêôtit.

B. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T = 7640 nuclêôtit.

C. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T = 7620 nuclêôtit.

D. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T = 7680 nuclêôtit.

Bài 21 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B dài 5100 oA. Số nuclêôtit của gen B là

A. 1200. B. 1800.

C. 2400. D. 3000.

Bài 22 trang 43 SBT Sinh học 9: Gen B dài 5100oA, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là

A. G = X = 600 ; A = T = 900.

B. G = X = 700 ; A = T = 800.

C. G = X = 800 ; A = T = 700.

D. G = X = 900 ; A = T = 600.

Bài 23 trang 44 SBT Sinh học 9: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000 G. Số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN là:

A. G=X= 300000 ; A=T= 700000.

B. G=X= 400000; A=T= 600000.

C. G=X= 500000; A=T= 500000.

D. G=X= 600000; A=T= 400000.

Bài 24 trang 44 SBT Sinh học 9: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng xoắn. Chiều dài của phân tử ADN là

Bài 25 trang 44 SBT Sinh học 9: Một phân tử dài mARN dài 4080 oA, có oA=40%, U= 20% ; và X=10% số nuclêôtit của phân tử ARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN là

A. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 360 .

B. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 340 .

C. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 380 .

D. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 360 .

Bài 26 trang 44 SBT Sinh học 9: Quá trình tái bản ADN có vai trò gì?

A. Chỉ truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế.

B. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào.

D. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào.

Bài 27 trang 44 SBT Sinh học 9: Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên

A. hai ADN, trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.

B. hai ADN, trong đó mạch ADN có sự đan xen giữa cũ và đoạn mới được tổng hợp.

C. hai ADN mới hoàn toàn.

D. một ADN mới hoàn toàn và 1 ADN cũ.

Bài 28 trang 44 SBT Sinh học 9: Sự tổng hợp ARN được thực hiện

A. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.

B. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.

C. theo nguyên tắc bán bảo toàn.

D. theo nguyên tắc bảo toàn.

Bài 29 trang 45 SBT Sinh học 9: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ARN là

A. A liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

C. A liên kết U, G liên kết với X.

D. A liên kết X, G liên kết với T.

Bài 30 trang 45 SBT Sinh học 9: mARN có vai trò

A. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

B. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

C. tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

D. lưu giữ thông tin di truyền.

Bài 31 trang 45 SBT Sinh học 9: Một phân tử mARN dài 4080 oA. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba ?

A. 300. B. 400.

C. 500. D. 600.

Bài 32 trang 45 SBT Sinh học 9: Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là

A. mARN. B. prôtêin.

C. tARN. D. ADN.

Bài 33 trang 45 SBT Sinh học 9: Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là

A. glucôzơ. B. axit amin.

C. nuclêôtit. D. vitamin.

Bài 34 trang 45 SBT Sinh học 9: Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin chủ yếu do yếu tố nào quy định ?

A. Số lượng axit amin.

B. Thành phần các loại axit amin.

C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin.

D. Các bậc cấu trúc khác nhau.

Bài 35 trang 45 SBT Sinh học 9: Chức năng không có ở prôtêin là

A. cấu trúc.

B. xúc tác quá trình trao đổi chất.

C. điều hoà quá trình trao đổi chất.

D. truyền đạt thông tin di truyền.

Bài 36 trang 46 SBT Sinh học 9: Cấu trúc bậc 4 của prôtêin

A. có ở tất cả các loại của prôtêin.

B. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 pôlipeptit có cấu trúc khác nhau.

C. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều pôlipeptit có cấu trúc giống nhau.

D. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.

Bài 37 trang 46 SBT Sinh học 9: Prôtêin thực hiện được chức năng phổ biến ở cấu trúc

A. bậc 1. B. bậc 2.

C. bậc 3. D. bậc 4.

Bài 38 trang 46 SBT Sinh học 9: Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là

A. cấu trúc bậc 1. B. cấu trúc bậc 2.

C. cấu trúc bậc 3. D. cấu trúc bậc 4.

Bài 39 trang 46 SBT Sinh học 9: Gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung gian là

A. tARN. B. mARN.

C. rARN. D. enzim.

Bài 40 trang 46 SBT Sinh học 9: Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định

A. trật tự sắp xếp của các axit amin.

B. số lượng axit amin.

C. số loại các axit amin.

D. cấu trúc không gian của prôtêin.

Bài 41 trang 46 SBT Sinh học 9: Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó

A. U liên kết với G, A liên kết với X.

B. A liên kết với T, G liên kết với X.

C. A liên kết với X, G liên kết với T.

D. A liên kết với U, G liên kết với X.

Bài 42 trang 46 SBT Sinh học 9: Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hoá trên gen dưới dạng D. A liên kết với Ư, G liên kết với X.

A. mã bộ một. B. mã bộ hai.

C. mã bộ ba. D. mã bô bốn.

Bài 43 trang 47 SBT Sinh học 9: Một đoạn mARN có trinh tự các nuclêôtit :

U X G X X U U A U X A U G G U

khi tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu axit amin ?

A. 3 axit amin. B. 4 axit amin.

C. 5 axit amin. D. 6 axit amin.

Bài 44 trang 47 SBT Sinh học 9: Ribôxôm khi dịch chuyển trên mARN theo từng nấc

A. 1 nuclêôtit. B. 2 nuclêôtit.

C. 3 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit.

Lời Giải Hay Sinh 9 Bài 35 Trang 104 Sgk Sinh Học 9, Giải Vở Bài Tập Sinh 9 Bài 35

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 35. Ưu thế lai, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.

Đang xem: Lời giải hay sinh 9 bài 35

Lý thuyết

I – Hiện tượng ưu thế lai

Hiện tượng cơ thể lai F1, có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn, trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Hiện tượng này cũng thể hiện khi lai các thứ cây trồng (cà chua hồng Việt Nam X cà chua Ba Lan), các nòi vật nuôi (gà Đông Cảo X gà Ri) thuộc cùng một loài hoặc giữa hai loài khác nhau (vịt X ngan).

II – Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng (các chi tiêu về hình thái và năng suất…) do nhiều gen trội quy định, ờ mồi dạng bô mẹ thuần chùng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biêu hiện một sô đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chi có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.

Ví dụ: Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thê lai F1 mang 3 sen trội có lợi.

P: AAbbCC X aaBBcc → F1: AaBbCc

Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần (xem hình 34.3) nên ưu thế lai cùng giảm dần. Muốn khắc phục hiện tượng này để duy tri ưu thê lai. người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống…).

III – Các phương pháp tạo ưu thế lai

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng

Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với các giông ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37).

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành công ở lúa để tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh giá là một trong những phát minh lởn nhất của thế kỉ XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao cùa DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nỏ làm giống.

Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản cùa giống bổ.

Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kich thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.

1. Trả lời câu hỏi trang 102 sgk Sinh học 9

∇ Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật.

Trả lời:

– Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

– Ví dụ: cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan, gà Đông Cảo và gà Ri.

2. Trả lời câu hỏi trang 103 sgk Sinh học 9

∇ Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

– Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Trả lời:

– Khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp.

– Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tạo ra các cặp gen đồng hợp, các cặp gen dị hợp giảm đi.

3. Trả lời câu hỏi trang 104 sgk Sinh học 9

∇ Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Trả lời:

– Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống.

– Không dùng con lai kinh tế làm giống vì thế hệ tiếp theo xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Ưu thế lai là gì? Cho biết cở sở di truyền của hiện tượng trên. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Trả lời:

– Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

– Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

– Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

– Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép…).

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

Trả lời:

Trong chọn giống cây trồng, người ta thường dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn. Vì:

Phương pháp lai khác dòng là phương pháp lai hai dòng thuần chủng khác nhau rồi cho chúng giao phối với nhau và tạo ra giống mới.

Phương pháp lai khác thứ là phương pháp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

⇒ Phương pháp lai khác dòng đơn giản và dễ tiến hành hơn.

3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

– Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.

Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái × con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. → Tạo con lai F1 sẽ có nhiều tính trạng quý như thịt thơm ngon, sức chống chịu tốt, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 – 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Xem Bói Ngày Sinh: Luận Giải Quẻ Số 2

Theo các nhà nghiên cứu về tử vi, ngày tháng năm sinh thường có ảnh hưởng nhất định tới vận mệnh của mỗi chúng ta. Nó có thể dự báo những diễn biến của con đường công danh, sự nghiệp, tình duyên và sức khỏe trong tương lai.

Cách xem boi ngay sinh như sau: Viết đầy đủ ngày tháng năm sinh của bạn. Cộng tổng những con số ấy lại với nhau, rồi chia cho 9, sau đó lấy phần dư +1, bạn sẽ có được số quẻ tương ứng với ngày sinh của mình.

Ví dụ

Sinh ngày: 1/1/1995

1+1+1+9+9+5 = 26

26 : 9 = 2 dư 8

Quẻ số 2 Tổng quan

Trong cuộc đời thường gặp nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp lẫn tình duyên, sức khỏe. Nếu có khó khăn cũng được quý nhân giúp đỡ, phù trợ. Càng về già càng được hưởng cuộc sống sung sướng, giàu sang, không phải lo lắng bất kì điều gì.

Tính cách

Tính tình hiền lành, hòa hợp, thân thiện với mọi người. Hiểu lý lẽ, luôn sống đúng với đạo đức, chuẩn mực của xã hội. Họ tự lập, không thích dựa dẫm, ỷ lại vào ai đó thế nhưng lại rất thích giúp đỡ người khác đặc biệt là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Không bao giờ nóng giận, mất kiểm soát trong hành động, họ là những người thông minh và có lý trí. Đứng trước khó khăn, nguy hiểm, những người này bình tĩnh, thản nhiên một cách lạ thường. Phong thái ung dung, chững chạc đó không phải ai cũng dễ dàng có được. Phải thực sự là người có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm mới có thể đương đầu trước khó khăn, thử thách.

Sở thích

Thích cuộc sống một mình tự do, thoải mái, đi du lịch, trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống. Những người này không cần cuộc sống giàu có, quyền lực, điều quan trọng nhất với họ chính là tình cảm gia đình, bạn bè.

Đặc biệt, họ rất thích tham gia những hoạt động từ thiện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Khi làm những việc có ích cho xã hội, họ cảm thấy mình như có thêm sức sống dồi dào, tinh thần cũng sảng khoái, yêu đời hơn.

Tình duyên

Là người dễ xúc động, luôn bao dung và sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Tuy nhiên, phải trải qua vài lần thay đổi tình duyên mới tìm được người bạn đời lý tưởng cho mình. Biết yêu thương và nhường nhịn, khi kết hôn sẽ có đời sống tình cảm hòa hợp, hạnh phúc.

Những người này rất khôn khéo trong việc đối nhân xử thế, luôn dĩ hòa vi quý, duy trì được những tình cảm tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình.

Công danh

Thuở nhỏ, đường công danh không mấy sáng tỏ, dễ chán nản, bỏ cuộc trước khó khăn. May mắn nhận được sự hỗ trợ của quý nhân, mọi việc suôn sẻ, công danh lên cao, cuộc sống ổn định, sung sướng hơn. Những người này nếu kiên trì làm việc gì đó chắc chắn sẽ công thành danh toại như ý muốn.

Sự nghiệp

Mới đầu, sự nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng nếu cố gắng phấn đấu nỗ lực,chắc chắn thành công sẽ đến. Vào thời kì trung niên, công việc có nhiều cơ hội tốt để phát triển, cần nắm bắt đúng thời cơ, sự nghiệp sẽ được thăng tiến vững mạnh. Nên tham gia nhiều vào công việc tập thể, xây dựng nhiều mối quan hệ hợp tác làm ăn để học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.

Cuộc đời

Cuộc đời nhìn chung ổn định, không có biến cố nào xấu xảy ra. Công danh, sự nghiệp và cuộc sống lúc nào cũng ổn định, được như ý muốn. Những lúc khó khăn đều được mọi người giúp đỡ đặc biệt là người thân trong gia đình. Nhờ tính tình hòa hợp, ăn ở hiền lành mà hay gặp may mắn trong cuộc sống.

Sức khỏe

May mắn được trời phú cho sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Cả đời không lo đau ốm, bệnh tật. Có số hưởng thọ cao, về già có cuộc sống an nhàn, sung sướng.