Xem Giải Bài Tập Toán 3 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 3 Xem Đồng Hồ (Tiếp Theo)

Sách giải toán 3 Xem đồng hồ (tiếp theo) giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 3 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 (trang 15 SGK Toán 3):

Lời giải:

+đồng hồ B chỉ 1 giờ 40 phút hoặc 2 giờ kém 20 phút.

+đồng hồ C chỉ 8 giờ 35 phút hoặc 3 giờ kém 25 phút.

+đồng hồ D chỉ 5 giờ 50 phút hoặc 4 giờ kém 10 phút.

+đồng hồ E chỉ 8 giờ 55 phút hoặc 9 giờ kém 5 phút.

+đồng hồ G chỉ 10 giờ 45 phút hoặc 11 giờ kém 15 phút.

Bài 2 (trang 15 SGK Toán 3):

Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 3 giờ 15 phút

b) 9 giờ kém 10

c) 4 giờ kém 5 phút

Lời giải:

Quay và đặt kim đồng hồ như sau:

Bài 3 (trang 15 SGK Toán 3):

Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào:

a) 3 giờ 5 phút

b) 4 giờ 15 phút

c) 7 giờ 20 phút

d) 9 giờ kém 15 phút

e) 10 giờ kém 10 phút

g)12 giờ kém 5 phút

Lời giải:

Đồng hồ A ứng với cách đọc…….d) 9 giờ kém 15 phút

Đồng hồ B ứng với cách đọc…….d) 12 giờ kém 5 phút

Đồng hồ C ứng với cách đọc…….e) 10 giờ kém 10 phút

Đồng hồ D ứng với cách đọc…….b) 4 giờ 15 phút

Đồng hồ E ứng với cách đọc…….a) 3 giờ 5 phút

Đồng hồ G ứng với cách đọc…….c) 7 giờ 20 phút

Bài 4 (trang 16 SGK Toán 3):

Xem tranh SGK (trang 16) rồi trả lời câu hỏi:

a) Bạn Minh thức dậy lúc mấy giờ?

b) Bạn Minh đánh răng, rửa mặt lúc mấy giờ?

c) Bạn Minh ăn sáng lúc mấy giờ?

d) Bạn Minh tới trường lúc mấy giờ?

e) Lúc mấy giờ bạn Minh bắt đầu đi từ trường về nhà?

g) Bạn Minh về đến nhà lúc mấy giờ?

Lời giải:

a) Bạn Minh thức dậy lúc 6 giờ 15 phút

b) Bạn Minh đánh răng, rửa mặt lúc 6 giờ rưỡi

c) Bạn Minh ăn sáng lúc 7 giờ kém 15 phút

d) Bạn Minh tới trường 7 giờ 25 phút

e) Bạn Minh bắt đầu đi từ trường về nhà lúc 11 giờ

g) Bạn Minh về đến nhà lúc 11 giờ 20 phút

97. Vấn Đề Bói Toán Xem Số Tử Vi.

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 – Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2

97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.

Hỏi: Kính bạch thầy, ba của con khi còn sống thường hay bói toán xem số tử vi cho người ta. Và ông cũng có truyền dạy lại cho con. Con cũng có xem cho mọi người, nhưng đó không phải là nghề nghiệp sinh sống chính yếu của con. Nay khi con học hỏi về Phật pháp, hiểu được chút ít về lý nhân quả và cố gắng tu tạo nghiệp lành. Nhưng đối với việc làm nầy thú thật con cũng chưa bỏ được. Vì con thấy trong chùa cũng có cho người ta xin xăm đoán quẻ. Vậy xin hỏi việc làm của con có trái với lý nhân quả và có mang quả báo tội lỗi không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ.

Đáp: Nếu căn cứ theo lý nhân quả Phật dạy, bất cứ việc làm nào mà không phù hợp với chân lý, thì đều rơi vào con đường tà kiến mê tín hết cả. Bói toán hay xem số tử vi v.v… đều là trái với lý nhân quả. Vì nhân quả là một chân lý phổ biến khách quan bao trùm khắp cả muôn loài vạn vật. Không một loài vật nào thoát khỏi lý nhân quả. Nhân quả rất công bằng như tiếng dội giữa không gian. La lớn thì tiếng đáp lại lớn. La nhỏ thì âm thanh đáp lại nhỏ. Cho nên nói, nhân quả như vang theo tiếng, như ảnh tùy hình là thế. Mọi ý nghĩ, lời nói hay hành động của chúng ta, tất cả đều không có gì thoát ra ngoài nhân quả.

Trong câu hỏi, Phật tử có đề cập đến việc xin xăm đoán quẻ ở trong chùa. Vấn đề nầy, chúng tôi cũng đã có giải thích trong quyển 100 câu hỏi Phật Pháp tập một, ở mục nói về chánh tín và mê tín, số trang 139. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại dài dòng. Nếu Phật tử muốn biết rõ, thì hãy tìm đọc lại quyển sách đó. Tuy nhiên, để khỏi phụ lòng Phật tử đã hỏi, thì nhân đây, tôi cũng xin tạm giải thích đôi điều.

Trong chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày, coi sao và xin xăm đoán quẻ …, phải thành thật mà nói, tất cả cũng chỉ vì muốn đáp ứng lại cái nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của mọi người mà thôi. Thật ra, thì việc làm nầy không đúng với chánh pháp Phật dạy. Nhất là trái hẳn với lý nhân quả. Nhưng vì đã trở thành một thói quen tin tưởng lâu đời rồi, nên người Phật tử cũng khó dứt khoát trừ bỏ hẳn. Chính vì lẽ đó, nên trong chùa mới bày ra đó thôi. Đây cũng là một trong muôn ngàn phương tiện độ sanh. Vì nếu không bày ra như thế, thì Phật tử cũng vẫn đi tìm nơi khác để xem coi. Thay vì chạy đi nơi khác thì lại càng lún sâu thêm vào con đường tà kiến mê tín. Chi bằng, tốt hơn là trong chùa bày ra như thế để Phật tử còn có cơ duyên về chùa. Khi Phật tử về chùa thì dù sao Phật tử cũng còn lạy Phật hoặc nghe pháp. Như thế có phải là lợi ích hơn không? Lợi ích là vì Phật tử còn có cơ hội trau dồi học hỏi thêm Phật pháp và đồng thời cũng gieo duyên lành với Tam Bảo. Và nhân đó, chư Tăng Ni còn có thể giải thích cho Phật tử biết thêm về chánh lý nhân quả. Nhờ phương tiện bày ra đó, có nhiều Phật tử bước đầu chưa hiểu Phật pháp còn mê tín tin tưởng theo, nhưng dần dần về sau, khi nghe chư Tăng Ni giảng pháp và tìm hiểu học hỏi Phật pháp, rồi từ đó họ phát khởi tín tâm thâm tín vào Tam bảo và lý nhân quả. Nhờ thế, mà người Phật tử không còn tin tưởng vào việc mê tín nầy nữa. Đó cũng là một phương tiện tốt nhằm hướng dẫn những người chưa quy y Tam bảo hoặc những người đã quy y Tam Bảo mà vẫn còn mê tín trở lại với con đường chánh lý, chánh tín vậy.

Trường hợp của Phật tử, như Phật tử đã nói nhờ học hỏi Phật pháp và hiểu biết chút ít về lý nhân quả, nhưng việc bói toán xem tử vi, Phật tử cũng vẫn chưa dứt khoát bỏ hẳn được. Điều nầy cho thấy, Phật tử tuy có hiểu, nhưng chưa có chí quyết thật hành. Tôi rất cảm thông với Phật tử, vì bỏ một tập khí hay định kiến, thật không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng đã mang danh là Phật tử, tức con của đấng Giác Ngộ, mà Phật tử vẫn làm như thế thì thật là đáng tiếc! Dù rằng việc đó không phải là một nghề nghiệp nuôi sống, như Phật tử đã nói. Nhưng theo lời Phật dạy, thì điều đó là một tà mạng nghiệp quả không tốt. Nếu Phật tử cương quyết từ bỏ hẳn, thì thật là tốt biết mấy. Vì tôi chỉ sợ Phật tử sẽ chuốc thêm nghiệp quả không hay đó thôi. Đó là lời khuyên chân thành chí tình của tôi. Còn bỏ hay không điều đó còn tùy ở nơi Phật tử quyết định.

Phật tử thử nghĩ xem, như Phật tử đã có học hỏi Phật pháp và hiểu biết chút ít về lý nhân quả, mà Phật tử cũng vẫn còn chưa bỏ được tập khí tà kiến đó, trách gì những người khác họ chưa từng học hỏi Phật pháp và cũng chưa hiểu biết lý nhân quả là gì. Như thế, thì thử hỏi làm sao họ không rơi vào con đường tà kiến mê tín cho được?! Nếu như mọi người đều tin chắc lý nhân quả Phật dạy, quyết không còn mê tín nữa, thì thử hỏi trong chùa bày ra những thứ đó để làm gì? Vì chính quý Phật tử đã giúp cho chư Tăng Ni trong chùa có thêm thời giờ tu học. Đó là điều thật đáng tán thán quý kính biết bao! Nhưng rất tiếc, đa số Phật tử chúng ta vẫn chưa có thể bỏ hẳn được. Nói lên điều nầy, chúng tôi không có ý kích bác hay chống đối với bất cứ ai. Nhất là đối với những ai hiện đang tin tưởng và hành nghề bói toán. Vì chúng tôi rất tôn trọng niềm tin và việc làm của mọi người. Ở đây, chúng tôi chỉ dựa vào lý nhân quả Phật dạy mà phân tích đôi điều để cho Phật tử hiểu thêm thôi.

Theo như Phật tử đã nói, chuyện bói toán xem tử vi là Phật tử muốn nối nghiệp do người cha truyền lại. Do đó, nên Phật tử chưa dám mạnh dạn dứt khoát bỏ hẳn được. Điều nầy theo tôi, thì không hẳn như thế. Có thể trước kia vì ông chưa tìm hiểu Phật pháp và cũng chưa thấu hiểu được lý nhân quả Phật dạy, nên ông mới làm như thế thôi. Không lẽ người trước hành sai rồi mình cũng theo đó mà hành sai theo. Nếu thế, thì con người sẽ không bao giờ cải thiện tốt đẹp được. Theo đạo Phật cho đó là mắc phải cái thành kiến bệnh cố chấp. Bệnh nầy cũng rất là nguy hiểm. Là Phật tử, ta không nên cố chấp để trở thành một định kiến tai hại như thế. Nếu thế, thì con người làm sao tu hành để trở thành những bậc hiền thánh cho được?

Phật tử nên suy nghiệm quán chiếu lại cho thật kỹ những gì Phật dạy. Theo lời Phật dạy, thì người Phật tử phải đặt định niềm tin đúng theo chánh pháp. Nghĩa là niềm tin đó phải được đặt định trên cơ sở nền tảng trí huệ. Nếu không, thì niềm tin đó sẽ trở nên lỏng lẻo và mù quáng. Đã thế, thì không làm sao tránh khỏi rơi vào con đường tà kiến. Cho nên, người Phật tử khi làm việc gì, Phật dạy chúng ta phải có chánh kiến. Có chánh kiến thì việc nhận định quyết đoán của chúng ta mới sáng suốt không bị sai lầm. Việc đó, còn tùy Phật tử nhận thức qua sự nghiên cứu tìm hiểu học hỏi chánh pháp mà Phật Tổ đã chỉ dạy, rồi từ đó Phật tử sẽ tự quyết định lấy.

Còn Phật tử hỏi tôi, việc làm nầy có trái với lý nhân quả và có mang quả báo tội lỗi hay không? Như đã nói, điều nầy hẳn nhiên là trái với lý nhân quả và tất nhiên, không sao tránh khỏi quả báo tội lỗi. Lý do vì sao? Vì theo lời Phật dạy, tất cả tội lỗi có ra là do động cơ phát xuất từ ở nơi ba nghiệp: “thân, ngữ, ý”. Thân, miệng, ý hợp tác làm việc bất chánh, tất nhiên là có tội. Tuy nhiên, tội báo nặng, nhẹ, nó còn tùy thuộc vào cường độ của nghiệp nhân đã gây. Trong ba nghiệp nói trên chủ động sai sử là ý nghiệp. Khi ba nghiệp cấu kết tạo nghiệp bất thiện, thì không sao tránh khỏi quả báo khổ đau.

Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy: “Nhứt cử nhứt động vô phi thị tội”. Nghĩa là một cử chỉ một hành động tạo tác, thì không gì là chẳng phải tội. Tội là vì trái với tánh giác. Mà trái với tánh giác tức là vô minh. Bởi do vô minh vọng động bất giác nên chúng ta gây tạo ra nhiều lỗi lầm. Một khi đã tạo tác thành ác nghiệp rồi, tất nhiên không sao tránh khỏi cái nghiệp quả. Nhân quả rất công bằng khác nào như vang theo tiếng và như bóng theo hình. Luật nhân quả một mảy may không hề sai chạy. Làm lành hay làm dữ cuối cùng rồi cũng phải trả. Chẳng qua nó đến với mình có mau hay chậm mà thôi. Kinh nói:

“Giả sử bá thiên kiếp

Sở tác nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời

Quả báo hoàn tự thọ”.

Nghĩa là:

Dù cho trải qua trăm ngàn kiếp

Chỗ tạo nghiệp không bao giờ mất

Khi thời tiết nhân duyên đã đến

Quả báo mình phải nhận lấy thôi.

Nói thế, để Phật tử suy nghiệm mà lượng xét. Còn việc quyết định đó là tùy ở nơi Phật tử vậy.

Kính chúc Phật tử có đầy đủ chánh kiến và trí huệ sáng suốt để biện biệt rõ lẽ chánh tà chân ngụy và vạn sự hanh thông kiết tường như ý.

Xem Ngay Đáp Án Lesson 3 Unit 11 Sgk Tiếng Anh 5

Bài 1. Listen and repeat. (Nghe và lặp lại)

Học sinh tự thực hành nghe và lặp lại. Chú ý lặp lại thật chính xác phần lên giọng và xuống giọng.

Bài 2​​​​​​​. Listen and circle a or b. Then ask and answer. (Nghe và khoanh tròn a hoặc b. Sau đó nói to các câu)

1.b 2.b 3.a 4.a

1 What’s the matter with you? I have a headache.

2 What’s the matter with you? I have a backache.

3. What’s the matter with you? I have a stomach ache.

4 What’s the matter with you? I have a pain in my stomach.

Hướng dẫn dịch:

1. Có chuyện gì với bạn thế? Mình bị đau đầu.

2. Có chuyện gì với bạn thế? Mình bi đau lưng.

3. Có chuyện gì với bạn thế? Minh bị đau bụng.

4. Có chuyện gì với bạn thế? Minh bị đau ở bụng.

Bài 3​​​​​​​. Let’s chant. (Cùng hát)

What’s the matter with you?

What’s the matter with you?

I have a toothache.

You should go to the dentist.

You shouldn’t eat lots of sweets.

What’s the matter with you?

I have a headache.

You should go to the doctor.

You shouldn’t watch too much TV.

Hướng dẫn dịch:

Có chuyện gì với bạn thế?

Có chuyện gì với bạn thế?

Mình bị đau răng.

Bạn nên đi khám nha sĩ.

Bạn không nên ăn nhiều kẹo.

Có chuyện gì với bạn thế?

Mình bị đau đầu.

Bạn nên đi khám bác sĩ.

Bạn không nên xem ti vi quá nhiều.

Bài 4. Read and match. Then say. (Đọc và nối. Sau đó nói)

1. f

2. d

3. e

4. a

5. c

6. b

Gợi ý trả lời:

1. Tootache

– Should: brush your teeth 2 times a day, go to the dentist regularly.

– Shouldn’t: eat too much candies or ice cream.

2. Backache

– Should: rest, move carefully, go to the doctor.

– Shouldn’t: carry heavy things.

Bài 7. Colour the stars. (Tô màu các ngôi sao)

Now I can … (Bây giờ em có thể)

– Hỏi và trả lời các câu hỏi thông thường về các vấn để sức khỏe và đưa ra lời khuyên.

– Nghe và hiểu các bài nghe về các vấn đề sức khỏe thông thường.

– Nghe và hiểu các bài nghe về các vấn đề sức khỏe thông thường.

– Đọc và hiểu các bài đọc về các vấn đề sức khỏe thông thường.

– Viết lời khuyên về các vấn đề sức khỏe thông thường.