Xem Giải Bài Tập Vật Lý 10 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vật Lý 10, Giải Bài Tập Vật Lý 10, Học Tốt Vật Lý 10, Giải Bài Tậ

Nội dung trong Giải Vật lý 10 bao gồm cả những kiến thức Vật lý tập 1 và tập 2, với những nội dung được cụ thể theo 7 chương, từ động học chất điểm, động lực học chất điểm, cân bằng và chuyển động của vật rắn, các định luật bảo toàn, chất khí, cơ sở của nhiệt động lực học, chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể. Bên cạnh những nội dung bài học còn có bộ đề thi vật lý, bộ đề kiểm tra vật lý 10 cùng với những hướng dẫn làm đề chi tiết giúp các bạn học sinh trau dồi kiến thức hiệu quả.

Thông qua tài liệu giải vật lý 10 các bạn học sinh không chỉ làm bài tập hiệu quả mà còn có thể rèn luyện kiến thức thông qua làm đề cũng như tự mình đánh giá được khả năng học tập của mình bằng cách so sánh đáp án với những bài giải vật lý 10. Các bài tập trong sách giáo khoa vật lý 10 hay sách bài tập vật lý 10 từ cơ bản đến nâng cao đều được trình bày cụ thể với những phương pháp giải khác nhau. Qua đó các em học sinh cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình các cách làm bài tập cũng như giải bài tập vật lý hiệu quả hơn từ bài 1, bài 2, bài 3 đến những bài tập khác.

Ngoài việc hỗ trợ quá trình học tập và ôn luyện cho các em học sinh thì Giải Vật lý 10 hay những sbt, sách giải cũng là tài liệu giúp các thầy cô có thể ứng dụng tốt cho quá trình soạn thảo giáo án giảng dạy của mình. Việc sử dụng sách giải vật lý 10 giúp các thầy cô đưa ra những phương hướng làm bài vật lý cũng như cách giảng dạy để học tốt vật lý lớp 10 hơn. Bên cạnh đó việc kiểm tra bài tập về nhà của các em học sinh cũng dễ dàng hơn bởi có thể dựa vào tài liệu tham khảo để đánh giá kết quả nhận thức của các em.

Bài Tập Vật Lý Lớp 10

Bài tập chương động học chất điểm

Bài tập Vật lý lớp 10 – Chương 1

Bài tập Vật lý lớp 10 – Chương 1 bao gồm lý thuyết và bài tập về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do… Tài liệu để học tốt Vật lý 10 này giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức về động học chất điểm trong Vật lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Định nghĩa:

Cách 1: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

Cách 2: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng, có vectơ vận tốc không đổi theo thời gian

Cách 3: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng, vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau

2. Các đại lượng đặc trưng. Phương trình chuyển động thẳng đều

a) Vectơ vận tốc:

Độ lớn vận tốc của vật trong chuyển động thẳng đều là đại lượng không đổi: v = không đổi

b) Quãng đường: s = v.t

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t

c) Phương trình chuyển động: x = x 0 + v.t

x 0: vị trí ban đầu của vật ( ở thời điểm t = 0).

Nếu x 0 < 0: vật bắt đầu chuyển động ở phần âm trên trục Ox.

x: vị trí của vật trên trục Ox ở thời điểm t.

v: vận tốc của vật. Đơn vị m/s.

t: thời điểm của chuyển động (s).

Lưu ý: Vật chuyển động trên trục Ox.

Nếu v < 0: vật chuyển động theo chiều âm (ngược chiều dương) của trục Ox

3. Đồ thị tọa độ theo thời gian x(t). Đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) Đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều Đồ thị vận tốc theo thời gian:

Bài tập: Chuyển động thẳng đều

Bài 1. Cho 4 vật chuyển động trên trục Ox theo các phương trình sau (với đơn vị x (m), t (s), v (m/s)):

Hỏi: a) Loại chuyển động của vật. Nêu đặc điểm của chuyển động (vị trí xuất phát, chiều chuyển động, độ lớn vận tốc)

b) Hãy thể hiện trên trục Ox

c) Sắp xếp từ lớn đến nhỏ độ nhanh chậm của chuyển động

d) Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian. Vẽ đồ thị vận tốc theo theo thời gian

e) Vật (1) gặp vật (3) tại vị trí nào ở thời điểm nào.

f) Tìm quãng đường mỗi vật đi được sau 50s kể từ lúc xuất phát

Bài 2. Chọn mốc thời gian lúc xuất phát. Lập phương trình chuyển động thẳng đều của vật, biết:

a) Vị trí xuất phát nằm ở phần dương của trục Ox, cách gốc tọa độ 30m và chuyển động theo chiều dương với tốc độ 4m/s.

b) Vật chuyển động ngược chiều dương trục tọa độ với tốc độ 40m/s và xuất phát cách gốc tọa độ 50m

c) Vật xuất phát ở vị trí nằm phần âm của trục Ox cách gốc tọa độ 100m, chuyển động với vận tốc 12m/s

d) Vật chuyển động với vận tốc không đổi bằng 15m/s và xuất phát tại gốc tọa độ, đi theo chiều dương trục tọa độ

e) Vật xuất phát cách gốc tọa độ 60m và đi theo chiều dương của trục tọa độ.

f) Vật xuất phát tại vị trí cách gốc tọa độ 130m và đi về phía gốc tọa độ.

Bài 3. Lúc 7h sáng, xe thứ nhất chuyển động thẳng đều, xuất phát đi từ A đến B, AB = 100km, với vận tốc 50km/h. Cùng lúc đó Xe thứ hai xuất phát từ B chuyển động thẳng đều để đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn mốc thời gian lúc 7h sáng. Chọn trục Ox trùng với AB, gốc O ≡ A, chiều dương từ A đến B

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau.

b) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 20km.

c) Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian.

d*) Nếu xe thứ 3 xuất phát tại C lúc 9h, (C nằm trong khoảng AB và cách A 10km) chuyển động hướng về B với tốc độ 20km/h. Lập phương trình chuyển động của xe thứ ba. Xác định vị trí và thời điểm xe 1 và xe 3 gặp nhau.

Bài 10. Hai xe A và B cách nhau 112km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe thứ nhất có vận tốc 36km/h , xe thứ hai có vận tốc 20km/h và cùng khởi hành lúc 7h.Chọn mốc thời gian lúc 7h.

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.

c) Xác định khoảng cách hai xe lúc 8h. d) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 56km.

e) Lúc 8h, một xe xuất phát tại vị trí C (C nằm trong khoảng AB, cách A 10km) chuyển động đều về phía B với vận tốc 50km/h. Lập phương trình chuyển động của xe này

f) Lúc 5h, một xe xuất phát tại D (D nằm trong khoảng AB, D cách B 20km) chuyển động đều về phía A với vận tốc 30km/h. Lập phương trình chuyển động của xe này

CỦNG CỐ. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.

Bài 11. Hai người đi mô tô xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 10km, chuyển động cùng chiều theo hướng từ từ A đến B. Vận tốc của người xuất phát tại A là 50km/h và vận tốc của người xuất phát tại B là 40km/h. Coi chuyển động của họ là thẳng đều. CHọn gốc thời gian lúc hai xe xuất phát, gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến B.

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.

b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

c) Quãng đường mỗi xe đi được cho đến khi gặp nhau.

Bài 12. Hai xe A và B cách nhan 112km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe thứ nhất có vận tốc 36km/h, xe thứ hai có vận tốc 20km/h và cùng khởi hành lúc 7h.

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

c) Xác định khoảng cách hai xe lúc 8h. d) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 56km.

Bài 13. Lúc 8h một ô tô khởi hành từ A đến B với vận tốc 60km/h. 30 phút sau một xe máy khởi hành từ B về đến A với vận tốc 40km/h. Biết AB = 180km.

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.

b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

c) Xác định thời điểm và vị trí hai xe khi chúng cách nhau 30km

d) Xác định khoảng cách hai xe lúc 9h và 10h

Bài 14. Trục tọa độ là đường thẳng ABC. Lúc 5h xe thứ nhất chuyển động từ B đến C với vận tôc 10km/h. Sau đó 1h30ph xe thứ hai từ A đuổi theo với vận tốc 30km/h. Biết AB = 15km. CHọn cùng hệ qui chiếu, A làm gốc.

a) Viết phương trình và vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của mỗi xe

b) Xác định vị trí mỗi xe lúc 7h.

c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

Bài 15. Lúc 7h sáng xe xuất phát tại O đi với vận tốc 36km/h, đến 8h30ph xe nghỉ lại trong 2h. Sau đó xe trở lại O với vận tốc 54km/h.

a) Lập phương trình chuyển động của xe sau mỗi giai đoạn. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian

b) Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong mỗi gia đoạn

b) Xe trở lại O lúc mấy giờ

Bài 16. Cho đồ thị như sau:

a) Lập phương trình chuyển động mỗi xe

b) Nêu đặc điểm của mỗi xe Bài 17. Lúc 8h sáng, một ô tô đi từ Hà Nội về Hải Phòng với vận tốc 60km/h. Cùng lúc đó xe thứ hai đi từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 40km/h. Hà Nội cách Hải Phòng 100km.

a) Lập phương trình chuyển động thẳng đều của hai xe.

b) Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.

c) Vẽ đồ thị tọa độ hai xe trên cùng một hình. Dựa vào đồ thị cho biết sau khởi hành 0,5h thì hai xe cách nhau bao xa và thời điểm lần thứ hai lại cách nhau một khoảng đúng như đoạn này.

d) Muốn gặp nhau tại chính giữa đường Hà Nội và Hải Phòng thì xe ở Hà Nội phải xuất phát trễ hơn xe Hải Phòng bao lâu ( vận tốc các xe giữ nguyên)

Bài 18*. Hai xe gắn máy chuyển động ngước chiều nhau và đi qua điểm A cùng lúc. Nửa giờ sau (kể từ khi qua A ) xe 2 nghỉ lại 30 phút rồi quay đầu lại đuổi theo xe 1. vận tốc xe 2 là 60km/h và xe 1 là 30km/h.

a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, tại đâu.

b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục.

Bài 19*. Giữa hai bến sông A và B có hai tàu chuyển thư chạy thẳng đều. Tàu đi từ A chạy xuôi dòng và tàu đi từ B chạy ngược dòng . Khi gặp nhau và chuyển thư mỗi tàu tức thì trở về bến xuất phát.

Nếu khởi hành cùng lúc thì tàu từ A đi và về mất 3h, tàu từ B đi và về mất 1h30ph.

Hỏi nếu muốn thời gian đi và về của hai tàu bằng nhau thì tàu từ A phải khởi hành trễ hơn tàu từ B bao lâu.

Cho biết:

– Vận tốc mỗi tàu đối với nước là như nhau nếu không chịu ảnh hưởng của dòng nước (nước tĩnh lặng)

– Khi xuôi dòng thì vận tốc dòng nước làm tàu chạy nhanh hơn, khi đi ngược dòng thì vận tốc dòng nước làm tàu chạy chậm hơn.

Hiện tại, các em học sinh lớp 10 đang bận rộn chuẩn bị cho kì thi học kì. Để ôn thi học kì 1 lớp 10 tốt hơn, mời các em tải thêm các đề thi học kì 1 lớp 10 khác. Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý, Toán, Anh, Văn,… này, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về các dạng bài, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

Giải Bài Tập Vật Lý 10 Sbt Bài 32

Nội năng và sự biến thiên nội năng

Vật lý 10 – Nội năng và sự biến thiên nội năng

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 10 tài liệu Giải bài tập Vật lý 10 SBT bài 32, chắc chắn nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Vật lý 10. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Giải bài tập Vật lý 10

Bài 32.1, 32.2. 32.3 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

32.1. Câu nào sau đây nói về nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ của một vật là đúng?

Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật

A. ngừng chuyển động.

B. nhận thêm động năng.

C. chuyển động chậm đi

D. va chạm vào nhau.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C

32.2. Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Khối lượng của vật.

B. Vận tốc của các phân tứ cấu tạo nên vật.

C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật.

D. Cả ba yếu tố trên.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A

32.3. Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng?

A. Nội năng là nhiệt lượng.

B. Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B.

C. Nội năng của vật chì thày’đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.

D. Nội năng là một dạng năng lượng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D

Bài 32.4 trang 76, 77 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng?

A. Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật.

B. Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng V ngược lại.

C. Trong truyền nhiệt có sự truyền động nâng từ phân tử này sang phân tử khác.

D. Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D

Bài 32.5 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Tại sao nội năng của vật ở trạng thái rắn thì phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ của vật, còn ở trạng thái khí lí tưởng thì chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào thể tích?

Hướng dẫn trả lời:

Bài 32.6 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136°C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm cho vật nóng thêm lên 1°C) là 50 J/K chứa 100 g nước ở 14°C. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 18°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của kẽm là 337 J/(kg.K), của chì là 126 J/(kg.K), của nước là 4 180 J/(kg.K).

Hướng dẫn trả lời:

Nhiệt lượng toả ra:

Ở đây m 1, c 1 là khối lượng và nhiệt dung riêng của kẽm, c 2 là nhiệt dung riêng của chì.

Nhiệt lượng thu vào:

Q’ = mcΔt’ + c’Δt’ = (mc + c’)Δ t’ (2)

Ở đây m, c là khối lượng và nhiệt dung riêng của nước, c’ là nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế.

Từ (1) và (2) rút ra:

Khối lượng của chì m 2 = 0,05 – m 1, hay m 2 = 0,005 kg.

Bài 32.7 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Tại sao bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu? Tính độ biến thiên nội năng của quả bóng, mặt sân và không khí.

Hướng dẫn trả lời:

Vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của bóng, sân và không khí:

Bài 32.8 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Người ta cung cấp cho chất khí đựng trong xi lanh một nhiệt lượng 100 J. Chất khí nở ra đẩy pit-tông lên và thực hiện một công là 70 J. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:

ΔU = Q + A= 100-70 = 30 J

Bài 32.9* trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Để xác định nhiệt độ của một cái lò, người ta đưa vào lò một miếng sắt khối lượng 22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15°C. Nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5°C.

a) Xác định nhiệt độ của lò. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.K), của nước là 4 180 J/(kg.K).

b) Trong câu trên người ta đã bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của nhiệt lượng kế. Thực ra nhiệt lượng kế có khối lượng là 200 g và làm bằng chất có nhiệt dung riêng là 418 J/(kg.K). Hỏi nhiệt độ xác định ở câu trên sai bao nhiêu phần trăm so với nhiệt độ của lò?

Hướng dẫn trả lời:

b) Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:

Sai số tương đối là:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Giải Bài Tập Vật Lý 10 Sbt Bài 24

Vật lý 10 – Công và Công suất

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải bài tập Vật lý 10 SBT bài 24, nội dung tài liệu kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh giải bài tập Vật lý 10 một cách chính xác nhất. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Giải bài tập Vật lý 10

Bài 24.1, 24.2, 24.3 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

24.1. Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện.

A. 75 J.

B. 150 J.

C. 500 J.

D. 750 J.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D

24.2. Một vật trọng lượng 50 N được kéo thẳng đều từ mặt đất lên độ cao 10 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Xác định công suất của lực kéo.

A. 1 W.

B. 0,5 W.

C. 5 W.

D. 1 W.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C

24.3. Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này.

A. 1500 kJ.

B. 1200 kJ.

C. 1250 kJ.

D. 880 kJ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B

Bài 24.4 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s 2 trong khoảng thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Xác định công và công suất của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này. Bỏ qua sức cản của không khí.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nâng vật lên độ cao h, lực nâng F thực hiện công:

A = Fh

Chọn chiểu chuyển động của vật là chiều dương. Áp dụng định luật II Niu-tơn đối với chuyển động của vật m:

ma = F- P = F- mg

suy ra: F = m(a + g) = 500(0,2 + 9,8) = 5000 N.

Thay

Công của lực nâng: A = 5000.2,5 = 12500 J.

Công suất của lực nâng:

Bài 24.5 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một máy bay khối lượng 3000 kg khi cất cánh phải mất 80 s để bay lên tới độ cao 1500 m. Lấy g = 9,8 m/s 2. Xác định công suất của động cơ máy bay. Cho rằng công mà động cơ máy bay sinh ra lúc này chủ yếu là để nâng máy bay lên cao.

Hướng dẫn trả lời:

Lực nâng máy bay lên cao phải có độ lớn bằng trọng lượng của máy bay:

F = P = mg = 3000.9,8 = 29400 N

Do đó, động cợ máy bay phải thực hiện công:

A = Fh = 29400.1500 ≈ 44.106 J

Suy ra công suất của động cơ máy bay:

Bài 24.6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một thang máy trọng lượng 10000 N có thể nâng được trọng lượng tối đa là 8000 N. Cho biết lực ma sát cản trở chuyển động của thang máy là 2000 N. Xác định công suất tối thiểu của động cơ thang máy để có thể nâng được trọng lượng tối đa lên cao với vận tốc không đổi là 2,0 m/s.

Hướng dẫn trả lời:

Do thang máy chuyển động đểu, nên lực kéo của động cơ thang máy phải có độ lớn:

F = P + F ms = (10000 + 8000) + 2000 = 20000 N

Suy ra động cơ thang máy phải có công suất tối thiểu:

Thay v = s/t, ta tìm được: P = Fv = 20000.2,0 = 40 kW.

Bài 24.7 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Để kéo một vật khối lượng 80 kg lên xe ô tô tải, người ta dùng tấm ván dài 2,5 m, đặt nghiêng 30° so với mặt đất phẳng ngang, làm cầu nối với sàn xe. Biết lực kéo song song với mặt tấm ván và hệ số ma sát là 0,02. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định công của lực kéo trong hai trường hợp:

a) Kéo vật chuyển động thẳng đều.

b) Kéo vật chuyển động thẳng với gia tốc 1,5 m/s 2.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn chiều chuyển động của vật m là chiều dương. Phương trình của định luật II Niu-tơn đối với vật m chuyển động trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ có dạng:

a. Khi vật chuyển động thẳng đều: a = 0, lực kéo có độ lớn:

Do đó, công của lực kéo: A = Fs = 413,8.2,5 = 1034,5 J.

b. Khi vật chuyển động với gia tốc a = 1,5 m/s 2, lực kéo có độ lớn:

F = P 1 + F ms+ ma ≈ 413,8 + 80.1,5 = 533,3 N

Công của lực kéo: A = Fs = 533,8.2,5 = 1334,5 J

Bài 24.8 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một người dùng sợi dây kéo một chiếc hòm khối lượng 100 kg trên mặt sàn phẳng ngang để dời nó đi một đoạn 5 m. Biết hệ số ma sát là 0,2 và phương lực kéo hợp với mặt sàn góc 30°. Lấy g = 10 m/s 2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện để dịch chuyển chiếc hòm.

Hướng dẫn trả lời: Lực kéo

Thành phần lực 1 = F cosα, có tác dụng dịch chuyển chiếc hòm trên mặt sàn.

Thành phần lực 2 = Fsinα, có tác dụng làm giảm áp lực nén lên mặt sàn.

Trường hợp này, lực ma sát

Muốn dịch chuyển được chiếc hòm trên mặt sàn thì thành phần lực

Suy ra:

Như vậy, người này phải thực hiện công tối thiểu bằng:

A = F 1 s = Fs cos 30° ≈ 206.0,87.5,0 ≈ 896 J

Bài 24.9 trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một nhà máy thuỷ điện có hồ chứa nước nằm ở độ cao 30 m so với nơi đặt các tua bin của máy phát điện. Cho biết lưu lượng nước từ hồ chảy vào các tua bin là 10000 m 3/ phút và các tua bin có thể thực hiện việc biến đổi năng lượng thành điện năng với hiệu suất là 0,80. Xác định công suất của các tua bin phát điện.

Hướng dẫn trả lời:

1m 3 nước có khối lượng m = 1000 kg tương ứng với trọng lượng P = 10000 N. Như vậy, nước trong hồ chảy từ độ cao h = 30 m vào các tua bin với lưu lượng q = 10000 m 3/phút tương ứng với lượng nước có trọng lượng P = 100.10 6 N chảy vào các tua bin trong thời gian t = 1 phút = 60 s.

Từ đó suy ra lượng nước chảy vào các tua bin có công suất

còn công suất của các tua bin chỉ bằng:

P*= 0,809P = 0,80.50.10 6 = 40.10 3 kW

Bài 24.10* trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một ô tô khối lượng 10 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h trên đoạn đường phảng ngang thì bắt đầu chuyển động chậm dần đều cho tới khi bị dừng lại do tác dụng của lực ma sát với mặt đường. Cho biết hộ số ma sát là 0,3. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định:

a) Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian chuyến động thẳng chậm dần đều.

b) Công và công suất trung bình của lực ma sát trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều.

Hướng dẫn trả lời:

a) Theo định luật II Niu-tơn, gia tốc chuyển động chậm dần đều của ô tô có giá trị:

Mặt khác, theo các công thức của chuyển động thẳng chậm dần đều:

với v = 0, v 0 = 54 km/h = 15 m/s, ta suy ra:

Khoảng thời gian chuyển động chậm dần đều của ô tô:

Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều:

b) Công A và công suất P của lực ma sát trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều có giá trị trung bình bằng:

A = F mss = mas ≈ 10.10 3.(-3,0).37,5 ≈ – 1125kJ

Bài 24.11* trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Sau khi tắt máy để xuống một dốc phẳng, một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động thẳng với vận tốc không đổi 54 km/h. Mặt dốc hợp với mặt đất phẳng ngang một góc α, với sin α = 0,04. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Hỏi động cơ ô tô phải có công suất bằng bao nhiêu để ô tô có thể chuyển động lên dốc phảng này với cùng vận tốc 54 km/h?

Hướng dẫn trả lời:

Theo định luật II Niu-tơn, chuyển động thẳng của ô tô trên mặt dốc được mô tả bởi phương trình:

ma = F + P 1 + F ms = F + mgsinα + µmgcosα (1)

trong đó a là gia tốc của ô tô, F là lực của động cơ, P 1 = mg sinα là thành phần trọng lực ô tô hướng song song với mặt dốc phẳng nghiêng, F ms = µmgcosα là lực ma sát của mặt dốc.

Khi ô tô tắt máy (F = 0) và chuyển động đều (a = 0) xuống dốc với vận tốc v = 54 km/h, thì theo (1) ta có:

Khi ô tô nổ máy (F ≠0) và chuyển động đều (a = 0) lên dốc với cùng vận tốc v = 54 km/h = 15 m/s, thì theo (1) ta có:

Như vậy, ô tô phải có công suất:

Bài 24.12* trang 57 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Muốn cất cánh rời khỏi mặt đất, một máy bay trọng lượng 10000 N cần phải có vận tốc 90 km/h. Cho biết trước khi cất cánh, máy bay chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường băng dài 100 m và có hệ số ma sát là 0,2. Lấy g ≈ 9,8 m/s 2. Xác định công suất tối thiểu của động cơ máy bay để đảm bảo cho máy bay có thể cất cánh rời khỏi mặt đất.

Hướng dẫn trả lời:

Áp dụng định luật II Niu-tơn cho chuyển động của máy bay:

với F là lực kéo của động cơ, F rns là lực ma sát với đường băng, a là gia tốc của máy bay khối lượng m trên đoạn đường băng dài s. Từ đó suy ra:

Như vậy, động cơ máy bay phải có công suất tối thiểu bằng:

P = Fv = 5,2.10 3.25. ≈ 130 kW

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.