Bạn đang xem bài viết Trả Lời Câu 2 Trang 95 được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.
+ Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
+ Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn
liền với giải phóng xã hội.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.
– Nguyên nhân khách quan:
+ Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong
đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
+ Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mac Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
+ Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
+ Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
– Chiến thắng Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.
– Mở ra một kỉ nguyên mới cho toàn dân tộc, và đẳng định chủ quyền lãnh thổ không cho một thế lực nào có quyền xâm phạm đến.
Trả Lời Câu 2 Trang 36
a) Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.
Việc cho rằng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm.
Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.
b) Mỗi học sinh có một ước mơ khác nhau.
VD:Ước mơ của em về tương lai mong muốn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi.
Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình.
Ghi nhớ Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. Lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống đó.
Trả Lời Câu 2 Trang 55
-Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam
với dải đồng bằng thu hẹp.
+ Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông – lâm kết hợp.
-Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ).
-Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
-Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
-Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
-Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán…
3.Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-Giới hạn: dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
-Cấu trúc địa chất – địa hình khá phức tạp, gồm:
+ Các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
+ Đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
-Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
-Đặc điểm cơ bản: Khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
+ Rừng cây họ Dầu phát triển.
+ Các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…
+ Ven biển, rừng ngập mặn phát triển.
+ Trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim…
+ Dưới nước nhiều cá, tôm.
– Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).
+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.
+ Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.
+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Trả Lời Câu Hỏi In Nghiêng 2 Trang 120
Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp?
– Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. Chẳng hạn, khi xem xét 97 địa điểm mà các ngành công nghiệp và các địa phương lựa chọn để xây dựng khu công nghiệp nước ta thì cả 97 địa điểm (100%) đều có vị trí địa lí thuận lợi (gần cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, gần trung tâm thành phố,…). Cụ thể hơn như khu chế xuất Tân Thuận, một trong các khu chế xuất lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam, với diện tích 300 ha, nằm ở quận 7, cách trung lâm thành phố 4 km, sát cảng Bến Nghé và cảng contenơ lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, phía nam khu chế xuất là trung tâm đô thị mới Nam Sài Gòn, cách sân bay Tân Sơn Nhất 13km, gần tỉnh lộ 15 thông thương với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,…
+ Khoáng sản: cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Chinh Fong (Hải Phòng), Hà Tiên (Kiên Giang).
+ Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dội, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,… Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.
+ Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
+ Các nhân tố tự nhiên khác: yếu tố đất đai – địa chất công trình để xây dựng nhà máy.
■ Tài nguyên biển, rừng: rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa,..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm. Tài nguyên biển (cá, dầu khí, cảng nước sâu,…) tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,…
– Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động:
* Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
■ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
■ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp như phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Chẳng hạn như các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.
+ Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì quốc gia nào cũng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. Ví dụ: ở nước ta, thời kì 1986 – 1990 do tiếp cận với cơ chế thị trường muộn và không nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, hầu hết các ngành công nghiệp quốc doanh lao đao. Hiện nay, một số ngành (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,…) nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,..
Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
Trả Lời Câu Hỏi Trang 24
– Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
– Thực tiễn đã chứng minh điều đó:
+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.
+ Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trận, của cán bộ công chức, những người phụ nữ, những người cha, người mẹ, của nam nữ công nhân, nông dân, của tầng lớp thanh thiếu niên ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
b) Cách cư xử của học trò đối với thầy giáo cũ:
– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.
– Cách cư xử của người học trò cũ – Phạm Sư Mạnh thể hiện truyền thông “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:
+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;
+ Truyền thống nhân nghĩa;
+ Truyền thống cần cù lao động;
+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;
+ Truyền thống hiếu thảo…
– Các truyền thống về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)
– Các truyền thống về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)
– Những nghề truyền thống (nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai…)
d) Để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
– Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
Trả Lời Câu 1 Trang 154
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Điểm giống nhau và khác nhau của “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở Miền Nam: * Điểm giống nhau:
+ Là Chiến tranh xâm lược mới của đế quốc Mĩ.
– Phương tiện và chí phí chiến tranh:
+ Vũ khí hiện đại nhất ở Mĩ và do Mĩ cung cấp.
+ Dựa vào bộ máy chính quyền và quân dội Sài Gòn.
+ Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
+ Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
– Mục tiêu chiến tranh:
+ Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miên Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.
* Điểm khác nhau:
Âm mưu– Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.
– “Dùng người Việt đánh ngưòi Việt”, “dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương”.
– Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
– Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia và tăng cường chiến tranh với Lào.
– Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập cách mạng Việt Nam với thế giới.
– Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.
– Chủ yếu là quân đội Sài Gòn, quân Mĩ rút dần về nước.
– Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
– Chiến tranh trên nước và mở rộng cả khu vực Đông Dương.
– Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.
– Không mang tính ác liệt như chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trả Lời Câu 2 Trang 95 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!