Xu Hướng 5/2023 # Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 14 Trang 46, 47 # Top 5 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 14 Trang 46, 47 # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 14 Trang 46, 47 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 14 trang 46, 47

(1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở ;

(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm ;

(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi ;

(4) Sử dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định ;

(5) Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.

Trả lời:

Biện pháp nào góp phần bảo vệ mồi trường: (1), (2), (5).

b) Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường ?

(1) Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ ;

(2) Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng ;

(3) Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước ;

(4) Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng ;

(5) Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc ;

(6) Phá rừng để trồng cây lương thực.

Trả lời:

Hành vi gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường là: (1), (2), (3), (6).

c) Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa ba phương án. Theo em. nên chọn phương án nào ?

Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Phương án 2 : Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.

Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng)

Trả lời:

Theo em, nên chọn phương án 2. Vì: việc sử dụng công nghệ tiên tiến là việc làm rất quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đầu tư thêm kinh phí cho bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo cân bằng giữa 2 việc: phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Dù giá thành có thể sẽ cao hơn, nhưng về lợi ích lâu dài, của thế hệ sau thì đây là giải pháp tốt nhất.

d) Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên sau chuyến tham quan, du lịch.

Trả lời:

Em hãy viết một đoạn văn nói lên cảm xúc của em về chuyến tham quan với gia đình, thầy cô.

Ví dụ:

Vào tuần trước,em được đi chơi ở 1 công viên,ở đó có rất nhiều cây xanh thoáng mát và không khí trong lành làm sao,nhưng lại vô tình có người quăng rác bừa bãi ở nơi công cộng.Vào hôm đó, em cùng gia đình đã dọn rác,để nơi này thành nơi sạch sẽ và thoáng mát như xưa. Vì thế,chúng ta cần bảo vệ thiên nhiên,bảo vệ sự sạch sẽ ở nơi công cộng cũng như ở nhà.

đ) Sau khi học xong bài này, theo em, học sinh chúng ta sẽ phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?

Trả lời:

– Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, làng xóm, trường học.

– Lao động công ích, giữ gìn sạch sẽ các khu di tích, danh lam.

– Đấu tranh phê phán những hành vi hủy hoại môi trường.

– Gọi điện tố cáo những hành vi săn bắt động vật cấm lên đường dây nóng.

– Tham gia trồng cây, trồng rừng, tiết kiệm điện, nước.

Trả lời:

d) Hãy giải thích câu thành ngữ ” Rừng vàng, biển bạc “.

Trả lời:

Câu thành ngữ trước tiên có ý nói: rừng là vàng, biển là bạc. Rừng và biển là 2 tài sản quý giá của nước ta. Chính vì quý giá, vô giá nên mỗi người cần phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng và biển, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-14-bao-ve-moi-truong-va-tai-nguyen-thien-nhien.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 13 Trang 41, 42

Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 13 trang 41, 42

a) Trong các hành vi sau, theo em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em ?

(1) Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới làm khai sinh ;

(2) Đánh đập, hành hạ trẻ ;

(3) Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng ;

(4) Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống ;

(5) Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện ;

(6) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.

Trả lời:

Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em là: (1), (2), (4), (6)

b) Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trả lời:

– Tổ chức tiêm phòng sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản cho trẻ em.

– Tổ chức các chương trình thiện nguyện, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, ung thư…

– Xây dựng trường học cho trẻ em đặc biệt như làng trẻ em…

– Tổ chức các chương trình cho trẻ em như: chương trình ngày tết thiếu nhi, tết trung thu…

c) Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường.

Trả lời:

– Học tập tốt, lao động tốt.

– Giữ gìn tài sản của gia đình và nhà trường.

– Tôn trọng, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, acnh chị

– Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

– Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

d) Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ : Trộm cắp), em sẽ làm gì ?

(1) Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương ;

(2) Im lặng, bỏ qua ;

(3) Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ ;

(4) Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên vẫn làm theo lời dụ dỗ

Trả lời:

Em sẽ làm theo 2 phương án (1) và (3)

đ) Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em ?

Trả lời:

– Tú không làm tròn bổn phận phụ giúp bố mẹ (nhà nghèo).

– Không thực hiện đúng quyền hạn học tập.

– Đua đòi, ăn chơi trong khi nhà nghèo.

– Không nghe theo sự giáo dục, răn đe của bố mẹ.

– Không tôn trọng pháp luật.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-13-quyen-duoc-bao-ve-cham-soc-va-giao-duc.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Bài 15 Trang 50 Sgk Gdcd 7

Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12

Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13

b) Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào. – Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

c) Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

Trả lời:

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

d) Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.

Trả lời:

Em hãy tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.

đ) Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.

Trả lời:

Em hãy tìm một số hành vi của những người xung quanh em: bạn bè, hàng xóm mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hóa.

e) Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Trả lời:

Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi dễ…

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 7 Bài 15 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-15-bao-ve-di-san-van-hoa.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 1 Trang 5, 6

Bài 1: Sống giản dị

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 1 trang 5, 6

a) Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?

Trả lời:

– Bức tranh thể hiện đức tính giản dị của học sinh khi đến trường là bức tranh 3. Bởi vì, bức tranh này thể hiện nét mặt tươi vui của các bạn khi đến trường. Với tư thế trang nghiêm, trang phục lịch sự, các bạn mặc đồng phục, đeo khăn quàng, đi dép quai hậu, đúng trang phục học sinh.

– Các bức tranh còn lại không thể hiện tính giản dị. Trái lại, còn thể hiện sự thiếu tôn trọng thầy cô, quy định của trường học. Đó là sự vội vàng, tô son lòe loẹt, mặc áo phông, đeo kính râm…

b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?

Trả lời:

– Biểu hiện nói lên tính giản dị là: (2), (5)

c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Trả lời:

– Biểu hiện của tính giản dị:

+ Bạn Lan luôn mặc đồng phục khi đến trường.

+ Sau khi phơi đồ xong, bạn Hoa gấp gọn gàng quần áo bỏ vào tủ.

+ Bạn Hùng luôn cởi mở, vui vẻ khi giúp đỡ các bạn.

+ Bạn Hường luôn buộc tóc gọn gàng.

– Biểu hiện không giản dị:

+ Bạn Hoa hay ăn mặc lòe loạt, tô son, nhuộm tóc.

+ Hùng hay xin tiền bố mẹ đi chơi game, ăn vặt.

+ Bạn Lan đòi mẹ mua bánh sinh nhật thật to và mua quần áo đắt tiền.

d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.

Trả lời:

– Các em liên hệ bạn bè, thầy cô hay người thân về lối sống giản dị, được mọi người yêu quý và tôn trọng.

đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Trả lời:

– Biết giữ gìn quần áo, sách vở. Gấp gọn quần áo khi không sử dụng, giữa gìn sách không để nhăn nheo hay có vết bẩn.

– Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không khoe khoang, phô trương.

– Sống hòa đồng với bạn bè, không nên đố kị, ghen ghét, đua đòi.

– Tôn trọng và chấp hành nội qui của nhà trường, không vẽ bậy, phá hoại của công

e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.

Trả lời:

“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là thừa”

“Làm khi lành để dành khi đau”

“Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”

“Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện”

“Ăn phải dành, có phải kiệm”

“Ở đời tham của thì thua. Của ăn thì hết, mà cái phỗng thờ vua hãy còn”

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Trả Lời Câu Hỏi Gdcd 7 Bài 14 Trang 46, 47 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!