Xu Hướng 12/2023 # Từ Giải Nobel Y Học 2023, Con Đường Nào Cho Bệnh Nhân Ung Thư Việt Nam? # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Từ Giải Nobel Y Học 2023, Con Đường Nào Cho Bệnh Nhân Ung Thư Việt Nam? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo đó, nhà miễn dịch học James P. Allison đã tìm ra loại protein CTLA-4 có chức năng kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u nếu như được “thả phanh”. Với nguyên lý trên, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo phát hiện ra loại protein PD-1 trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng tương tự nhưng khác cơ chế hoạt động của CTLA-4.

Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.

Trả lời báo chí, BS Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết : “Trên bề mặt các tế bào bạch cầu lympho có những thụ thể được gọi là các điểm kiểm soát miễn dịch (chốt kiểm) hoạt động như những “công tắc” để điều hòa hoạt động giúp tránh các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức sinh ra các bệnh tự miễn.

Tế bào ung thư có thể tạo ra một số chất để tắt “công tắc”, khiến tế bào bạch cầu lympho rơi vào trạng thái ngủ yên. Từ đó giúp chúng thoát khỏi sự tấn công của các tế bào miễn dịch. Các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế này, tạo ra nền tảng cho liệu pháp miễn dịch trong ung thư” – BS Tuấn Anh cho biết.

Bằng việc lợi dụng hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, nhiều hãng dược phẩm lớn đã sản xuất ra các kháng thể đơn dòng như Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolimumab, Durvalumab… để trung hòa các chất thủ phạm trên bề mặt tế bào ung thư, kích hoạt các tế bào bạch cầu lympho tăng hoạt động trở lại, giúp nhận diện và tiêu diệt tế bào ác tính.

Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho thuốc Pembrolizumab tại Việt nam và được chỉ định điều trị cho các trường hợp như:

(1) Bệnh nhân trưởng thành bị melanoma tiến triển (không thể cắt bỏ hoặc di căn);

(2) Điều trị bước đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn ở người lớn;

(3) Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hoặc di căn ở người lớn có tỷ lệ khối u (TPS) ≥ 1% và những người đã nhận được ít nhất một phác đồ hóa trị liệu trước đó.

Nhiều bệnh viện như BV Ung bướu TPHCM, BV K Hà Nội, BV Bình Dân (TPHCM)… đã triển khai liệu pháp trên.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này mà cần phải làm một số xét nghiệm về mô bệnh học để xác định khả năng điều trị có hiệu quả hay không.

Bên cạnh đó một đợt dùng thuốc cũng khá tốn kém bởi mỗi lọ thuốc có giá hơn 62 triệu đồng. Mỗi lần bệnh nhân sử dụng 2 lọ thuốc, phác đồ dùng thuốc 3 tuần một lần và kéo dài 1 – 2 năm hoặc hơn. Chưa kể nhiều chi phí khác như xét nghiệm, dịch các loại…

Theo Đ.P

Lao động

Giải Nobel Y Học 2023 Với Đột Phá Điều Trị Ung Thư: Hy Vọng Mới Của Hàng Triệu Bệnh Nhân Ung Thư

Giải thưởng Nobel Y học 2023 đã được trao cho hai nhà khoa học, James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản), vì những khám phá trong điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.

Hai nhà khoa học đã phát hiện rằng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người có thể được khai thác để tấn công các tế bào ung thư.

Hệ thống miễn dịch thường phát hiện và tiêu diệt các tế bào đột biến, nhưng các tế bào ung thư lại tìm ra những cách phức tạp hơn để trốn khỏi các cuộc tấn công miễn dịch, nhờ đó chúng có thể tiếp tục phát triển. Nhiều loại ung thư đã làm như vậy bằng cách đẩy mạnh một cơ chế phanh, kiểm soát các tế bào miễn dịch.

Ông James Allison, 70 tuổi, hiện là Trưởng khoa miễn dịch học Trung tâm ung thư MD Anderson (Hoa Kỳ), đã nghiên cứu một protein trên tế bào T gọi là CTLA-4, hoạt động như chiếc thắng trên hệ miễn dịch.

Một số nhà khoa học khác cũng từng sử dụng CTLA-4 như một giải pháp điều trị những bệnh tự miễn. Lúc đầu ông Allison cũng chỉ tò mò về tế bào miễn dịch nhưng sau ông lại có một ý tưởng kỳ quặc, đó là khai thác CTLA-4 như một vũ khí chống ung thư.

Bằng cách bất hoạt CTLA-4, vào những năm 1990, ông cho rằng người ta có thể khởi động các tế bào miễn dịch để tiêu diệt khối u. Khi thực nghiệm trên chuột vào dịp lễ Giáng sinh 1994, Allison thấy rằng khi chuột bị ung thư được điều trị bằng kháng thể ức chế CTLA-4, chúng sẽ được chữa lành.

Bất chấp sự quan tâm nhỏ nhoi ban đầu của các hãng dược phẩm, kháng thể này được gọi tên là ipilimumab vào năm 2011 được Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men (FDA) Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị bệnh ung thư hắc tố di căn. Đây được xem là một loại thuốc đột phá vì đã chuyển một bệnh ung thư nguy hiểm có thể giết chết một người trong vài tháng thành một căn bệnh có thể chữa lành.

Về phần Tasuku Honjo, 76 tuổi, giáo sư danh dự Viện Đại học Kyoto (Nhật Bản), vào năm 1992 khám phá ra một loại protein góp phần vào việc phát triển một loại thuốc miễn dịch chống ung thư gọi là PD-1. Nó cũng hoạt động như một chiếc thắng của tế bào T, nhưng thông qua một cơ chế miễn dịch khác với CTLA-4.

Những loại thuốc chống PD-1 đầu tiên tiên là pembrolizumab (Keytruda của hãng Merck) và nivolumab (Opdivo của hãng Bristol-Myers Sqibb), cả hai được chấp thuận cho sử dụng vào năm 2014 để điều trị u hắc tố: Chúng ngăn chặn protein PD-1 trên bề mặt tế bào miễn dịch T, kết quả là những tế bào này tấn công, và đôi khi loại bỏ khối u.

Ông Tasuku Honjo đã mở một lộ trình điều trị ung thư mới bằng cách khám phá ra protein PD-1, chất có nhiệm vụ ức chế phản ứng miễn dịch. Phương pháp điều trị ung thư bằng cách kiểm soát chức năng của protein để ngăn chặn khả năng miễn dịch, dẫn tới sự phát triển của Opdivo, một loại thuốc để chống ung thư phổi và khối u ác tính.

Điều trị bằng thuốc “ức chế điểm kiểm soát” kháng PD-1 cho thấy còn hiệu quả hơn điều trị bằng kháng CTLA-4, mang lại hy vọng cho những bệnh nhân bị ung thư phổi, ung thư thận, ung thư hạch bạch huyết, ung thư hắc tố và những bệnh khác. Trong những nghiên cứu hiện tại, người ta đang tính chuyện kết hợp điều trị nhắm vào CTLA-4 và PD-1 vì cho rằng như thế sẽ hiệu quả hơn.

Ủy ban Nobel nhận định những nghiên cứu của James Allison và Tasuku Honjo có tính phát triển quan trọng vì trình bày “một sự chuyển đổi mô hình trong cuộc chiến chống lại ung thư”, bởi từ đây điều trị không nhắm vào tế bào ung thư mà là chỉnh sửa hệ miễn dịch.

Điều đáng mừng là hiện nay, tại Việt Nam, thành quả của các công trình đạt giải Nobel y học 2023 đã được ứng dụng. Theo GS Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, học trò của GS Tasuku Honjo, các nhà khoa học tại Trường ĐH Y Hà Nội đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân tại VN từ đầu năm 2023, theo cơ chế tương tự với sự chuyển giao của chuyên gia Nhật Bản.

Theo đó, liệu pháp này đã được áp dụng điều trị cho 5 hình thái ung thư (phổi, gan, dạ dày, đại tràng và vú), giúp các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có trên 1,3 triệu ca mắc mới và gần nửa sẽ tử vong trong thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán.

Hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn điều trị kéo dài, hiệu quả không cao.

Giải Nobel Y Học 2023: Đột Phá Điều Trị Ung Thư Đã Được Ứng Dụng Tại Việt Nam

Tính tới năm 2023, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc ung thư, tỉ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 ca, đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư; và 114.871 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/100.000 dân là 104,4 đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Những con số trên là hồi chuông cảnh báo thực trạng người bệnh thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã mất hy vọng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối.

Công trình nghiên cứu sử dụng liệu pháp miễn dịch chống một số bệnh ung thư vừa được trao tặng Giải Nobel Y học 2023 đã được ứng dụng ở Việt Nam. Đây là thông tin đáng mừng cho các bệnh nhân ung thư.

Tăng cường vai trò hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt ung thư

Giải Nobel Y học 2023 vừa được trao cho 2 nhà khoa học nghiên cứu ra một liệu pháp điều trị ung thư mới, kích hoạt tế bào miễn dịch của cơ thể để chúng nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.

Tác giả của công trình này là hai nhà khoa học danh tiếng: GS Tasuku Honjo (76 tuổi, ĐH Kyoto, Nhật Bản) – người phát hiện ra PD1 và GS James P.Allison (70 tuổi, ĐH Texas, Mỹ) – người phát hiện ra CTLA4.

PD1 và CTLA4 đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hóa và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tại Việt Nam, GS Tạ Thành Văn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội – người học trò Việt Nam đầu tiên của GS Tasuku Honjo – đã cùng cộng sự tại ĐH Y Hà Nội ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân từ đầu năm 2023, theo cơ chế tương tự với phát minh trên là tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch song với hướng tiếp cận khác.

GS Văn cho hay, với liệu pháp này, các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, nhân lên và biệt hoá ở ngoài cơ thể sau khi đạt được số lượng lớn thì được truyền trở lại cơ thể người bệnh. Bệnh nhân được lấy khoảng 10-30ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt. Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư), các tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, làm tăng số lượng và chất lượng tế bào miễn dịch đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Cả GS Tasuku Honjo và GS James P. Allison đều tìm ra lý do vì sao tế bào ung thư lại “trốn thoát” khỏi sự tiêu diệt của các tế bào miễn dịch. Trong đó GS Honjo phát hiện ra thụ thể PD-1, GS Allison phát hiện ra thụ thể CLTA-4.

Khi tiếp xúc với tế bào miễn dịch, tế bào ung thư làm bất hoạt 2 thụ thể nói trên khiến tế bào miễn dịch không nhận ra tế bào ung thư. Nhờ phát minh của hai giáo sư, ngành dược đã sản xuất ra kháng thể kháng lại hai thụ thể PD-1 và CLTA-4, giúp tế bào miễn dịch nhận ra tế bào ung thư để tiêu diệt đích. Phương pháp này đã được thế giới áp dụng và được coi là phương pháp chính thức để điều trị ung thư và đã có hướng dẫn cụ thể.

Những kết quả bước đầu khả quan

GS Văn cho biết, các nhà khoa học Trường ĐH Y Hà Nội dựa trên nguyên tắc của công trình đạt Giải Nobel là tăng cường chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân nhưng theo hướng tiếp cận hơi khác, thông qua việc phân lập tế bào miễn dịch, tăng sinh và hoạt hoá ngoài cơ thể rồi đưa lại vào cơ thể bệnh nhân.

Từ 10-30ml máu ngoại vi, các nhà khoa học sẽ tách được vài triệu tế bào miễn dịch, sau đó nhân lên và biệt hoá được vài tỉ tế bào rồi truyền lại cho bệnh nhân, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh và đặc hiệu để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một liệu trình điều trị gồm 3 tháng, 6 lần truyền, mỗi lần cách nhau 2 tuần.

Hiện đề tài này đã được Bộ Y tế phê duyệt và đã thử nghiệm lâm sàng được gần 2 năm trên 75 bệnh nhân mắc 5 loại ung thư phổ biến: Phổi, gan, vú, dạ dày và đại trực tràng ở giai đoạn 3b và 4.

Theo GS Văn, những kết quả thu được ban đầu rất khả quan, giúp các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng như: Ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện, chất lượng sống được nâng cao, chưa ghi nhận phản ứng phụ.

Một số bệnh nhân đáp ứng rất tốt, có trường hợp ở ranh giới sống – chết nhưng giờ đã khoẻ mạnh bình thường. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục đánh giá về hiệu quả dài lâu của phương pháp này.

Theo kết quả điều trị tại Nhật, khi áp dụng liệu pháp này, khoảng 60% bệnh nhân có cải thiện các triệu chứng lâm sàng, 3% bệnh nhân giai đoạn 3b và 4 có khối u di căn không phát triển hoặc biến mất.

Tuy nhiên GS Văn lưu ý, tế bào miễn dịch trị liệu là phương pháp điều trị hỗ trợ, dùng kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác. Ở giai đoạn sớm, vẫn ưu tiên các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị hay điều trị đích.

Hiện tại, có hàng trăm bệnh nhân đang chờ để được áp dụng phương pháp này, tuy nhiên GS Văn cho biết, sẽ cần thêm hơn 1 năm nữa để kết thúc thử nghiệm lâm sàng. Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo lên Hội đồng Y đức và Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, từ đó mới xem xét, quyết định có được áp dụng rộng rãi hay không.

Hơn 60 triệu đồng 1 chai thuốc điều trị theo liệu pháp miễn dịch

Các loại thuốc điều trị ung thư ra đời từ công trình nghiên cứu đạt Giải Nobel Y học 2023 cũng đã được Bộ Y tế cho lưu hành, sử dụng ở Việt Nam. TS-BS Đào Văn Tú – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) – cho biết ở Việt Nam, từ cuối năm 2023, Bộ Y tế mới chính thức cho lưu hành thuốc điều trị theo liệu pháp miễn dịch. Hiện, liệu pháp này được áp dụng tại các bệnh viện như Bệnh viện Ung bướu TPHCM, Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân TPHCM…

Tại Bệnh viện K, TS Tú cho hay từ năm 2023, một số bệnh nhân từ nước ngoài trở về Việt Nam đã sử dụng thuốc miễn dịch. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2023, được sự cho phép của Bộ Y tế, cơ sở này mới chính thức áp dụng phương pháp điều trị ung thư này. Đến nay, Bệnh viện K đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân với phương pháp miễn dịch. Thuốc miễn dịch được chỉ định cho bệnh nhân ung thư phổi, hắc tố melanoma tiến triển, đầu mặt cổ, và ngày càng được nghiên cứu mở rộng ra nhiều bệnh ung thư khác như: Gan, thận, dạ dày, đại tràng… Ở Bệnh viện K, thuốc được xem có hiệu quả ưu việt đối với bệnh nhân ung thư phổi và đang được mở rộng nghiên cứu với các loại bệnh khác.

“Liệu pháp miễn dịch được các nghiên cứu chứng minh tốt hơn so với hóa trị liệu đối với những bệnh nhân phù hợp. Trên thế giới, việc kết hợp hóa trị liệu với thuốc miễn dịch mang lại hiệu quả rất cao” – TS Tú cho hay.

Do đó, chi phí hiện tại ở nước ta cho một lọ thuốc dao động trên 60 triệu đồng. Mỗi bệnh nhân phải sử dụng 1-2 lọ trong một lần với liệu trình 3 tuần/lần. Chi phí điều trị bằng thuốc miễn dịch hiện nay chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh phải thanh toán 100%.

Nobel Y Học 2023 Được Trao Cho Liệu Pháp Điều Trị Ung Thư

Giải Nobel Y học, giải Nobel đầu tiên được công bố trong “mùa” Nobel, được trao cho hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo vì công trình nghiên cứu điều trị ung thư.

Ủy ban Giải thưởng Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển công bố người thắng giải Nobel Y học (tên chính thức là Nobel Y Sinh) năm 2023 vào lúc 16h30 ngày 1/10 (giờ Hà Nội). Theo đó, hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo được trao giải vì công trình nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính.

Ủy ban Nobel cho biết các công trình của 2 nhà khoa học, một người Mỹ và một người Nhật Bản, đã tìm ra cách lợi dụng hệ thống miễn dịch, giải phóng cơ chế ức chế tế bào miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Các phát kiến của họ đã mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này.

Phát kiến “cách mạng” cho cuộc chiến chống ung thư

Nhà miễn dịch học James P. Allison, 70 tuổi, người Mỹ, nghiên cứu về một loại protein (CTLA-4) có chức năng như một cái “phanh” ức chế hệ miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng của việc thả “phanh” protein này và kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u.

Ông Allison là giám đốc hội đồng cố vấn khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư (CRI). Trước khi nhận giải Nobel Y học 2023, ông dành nhiều năm nghiên cứu về cơ chế phát triển và kích hoạt tế bào T. Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên tìm ra cách tách chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào T.

Trong khi đó, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, 76 tuổi, người Nhật Bản phát hiện ra một loại protein (PD-1) trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng ức chế, nhưng với cơ chế hoạt động khác loại protein trên. Các liệu pháp dựa trên phát hiện này được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị ung thư.

Theo thông tin từ tài khoản Twitter chính thức của Ủy ban Nobel, trước giờ công bố giải thưởng, ông Thomas Perlmann, tổng thư ký Ủy ban Nobel, đã gọi điện thông báo kết quả cho người thắng giải. Có vẻ đó là ông Honjo, vì Guardian cho biết Ủy ban Nobel đã không thể liên hệ Allison trước khi công bố giải thưởng.

Trong lúc giải Nobel Y học được công bố ở Thụy Điển, tại Đại học Kyoto, ông Honjo được bao vây bởi các đồng nghiệp chúc mừng.

“Mùa” Nobel bất thường

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố người thắng giải Nobel Vật lý, Nobel Hóa học và Nobel Kinh tế lần lượt vào ngày 2/10, 3/10 và 8/10. Ủy ban Nobel Na Uy sẽ công bố giải Nobel Hòa bình vào ngày 5/10.

Ít phút trước khi giải Nobel Y học 2023 được công bố, tòa án Thụy Điển đã kết án nhiếp ảnh gia người Pháp Jean-Claude Arnault 2 năm tù vì tội cưỡng hiếp một phụ nữ năm 2011. Ông Arnault là chồng một thành viên hội đồng trao giải Nobel Văn học và là người có ảnh hưởng trong giới văn chương Thụy Điển. Vụ bê bối của ông chính là nguyên nhân Viện Hàn lâm Thụy Điển phải hoãn trao giải Nobel Văn học năm nay để tập trung “khôi phục hình ảnh trong mắt công chúng”.

Từ năm 1901 đến 2023, đã có 108 giải Nobel Y Sinh được trao, trong số những người thắng giải có 12 phụ nữ. Chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Y Sinh là ông Frederick Banting, nhà sinh lý học người Canada khám phá ra hormone tuyến tụy insulin điều trị bệnh tiểu đường. Ông nhận giải năm 1923, khi mới 32 tuổi.

Chủ nhân lớn tuổi nhất của Giải Nobel Y Sinh là bác sĩ Francis Peyton Rous, nhận giải năm 1966 khi ông 87 tuổi, với công trình nghiên cứu khám phá vai trò của các virus trong việc truyền một số loại bệnh ung thư.

Trong di chúc cuối đời, nhà khoa học Alfred Nobel tuyên bố để lại 94% gia tài để vinh danh những người có cống hiến “vĩ đại nhất cho nhân loại” trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y Sinh, Văn học và Hòa bình. Người được Nobel ủy thác thực hiện di chúc là hai kỹ sư trẻ Ragnar Sohlman và Rudolf Lilljequist. Họ lập ra Quỹ Nobel quản lý khối tài sản do nhà phát minh thuốc nổ để lại. Năm 1901, 5 giải Nobel đầu tiên được trao.

Đến năm 1969, Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Kinh tế học tưởng nhớ Nobel (thường được biết đến với tên gọi giải “Nobel Kinh tế”) ra đời và được trao để vinh danh Alfred Nobel.

Nghiên Cứu Mới Về Điều Trị Ung Thư Giành Giải Nobel Y Học 2023

Nhà khoa học James P.Allison và Tasuku Honjo tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế cơ chế điều hòa âm tính của kháng thể.

Quá trình kiểm phiếu để lựa chọn giải Nobel Y học 2023 đã được Ủy ban giải Nobel Y học của viện Karolinska (Thụy Điển) hoàn tất và công bố vào 16 giờ 30 phút chiều nay (giờ Hà Nội).

GS James P. Allison (70 tuổi, người Mỹ) đã nghiên cứu một loại protein hoạt động như một chất kìm hãm hệ miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng khi giải phóng tế bào miễn dịch có thể kích thích khả năng tấn công các khối u. Theo đó, ông phát triển ý tưởng này thành hướng tiếp cận mới để điều trị cho bệnh nhân.

Hai nhà khoa học có công trình được giải Nobel y học 2023. (Ảnh: Nobel Prize).

Còn GS Tasuku Honjo (76 tuổi, người Nhật Bản) cũng phát hiện một loại protein ở tế bào miễn dịch hoạt động như chất ức chế nhưng có cơ chế hoạt động khác. Các phương pháp điều trị dựa trên phát hiện của ông rất hiệu quả trong việc chống lại ung thư.

Phương pháp mới áp dụng thử nghiệm trong việc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Hai tháng sau khi đưa vào tế bào miễn dịch, hiện tượng tiến triển giả xuất hiện. Sau 4 tháng, kích thước khối u được thu nhỏ.

Ủy ban Nobel đánh giá, công trình của 2 nhà khoa học tìm ra cách kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này. Nghiên cứu mang lại hy vọng cho cộng đồng khi bệnh ung thư đang giết hàng triệu mạng sống mỗi năm.

James P. Allison là giáo sư miễn dịch học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas. Ông từng có nhiều năm nghiên cứu về cơ chế phát triển và kích hoạt thụ thể tế bào T. Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên tìm ra cách tách chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào T.

Nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, Đại học Kyoto, nổi tiếng với công trình về protein PD-1 trong liệu pháp điều trị ung thư. Ông cũng là người phát hiện về một loại enzyme AID có vai trò thiết yếu trong quá trình tái tổ hợp gene kháng thể và siêu đột biến.

Theo Nobel Prize, các giải Nobel Vật lý, Hóa học, Hòa bình và Kinh tế sẽ được công bố trong những ngày 2, 3, 5 và 8/10. Giải Nobel Y học năm ngoái thuộc về ba nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young với những phát hiện về gene kiểm soát nhịp sinh học hàng ngày.

Giải Nobel Y Học 2023 Thuộc Về Nghiên Cứu Liệu Pháp Điều Trị Ung Thư

Ngày 1/10, giải Nobel đầu tiên trong năm 2023 đã được trao hai nhà khoa học đến từ Mỹ và Nhật Bản với nghiên cứu về liệu pháp điều trị ung thư.

Ngày 1/10, lễ trao giải danh giá nhất thế giới Nobel 2023 đã diễn ra tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển). Chủ nhân của giải Nobel Y học 2023 chính là hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo. Với sự bầu chọn của 50 giáo sư hàng đầu thế giới, hai nhà khoa học đã vinh dự nhận giải thưởng nhờ công trình nghiên cứu liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa hệ miễn dịch âm tính.

Theo công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, công trình nghiên cứu này là một bước ngoặt lớn để tiến tới việc điều trị triệt để căn bệnh ung thư.

Nhà miễn dịch học James P. Allison. (Ảnh: The Guardian)

Nhà miễn dịch học Tasuku Honjo. (Ảnh: Youtube)

James P. Allison là một nhà miễn dịch học người Mỹ, ông đã có nhiều đóng góp cho nền y học thế giới. Trong sự nghiệp của mình, ông dành nhiều thời gian để tìm ra các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay – căn bệnh khiến nhiều người phải khiếp sợ khi nhắc tới. Cũng nghiên cứu về hệ miễn dịch, nhà khoa học người Nhật Tasuku Honjo dành thời gian nghiên cứu về các tế bào và protein.

Trước đó vào năm 2023, giải thưởng danh giá này đã thuộc về 3 nhà khoa học người Mỹ với nghiên cứu về đồng hồ sinh học của cơ thể.

Sau giải thưởng Nobel Y học 2023, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ lần lượt công bố các giải Nobel Vật lý và Hóa học tại thủ đô Stockholm từ 2/10 – 5/10. Riêng giải Nobel Hòa Bình sẽ được công bố tại Oslo (Na Uy).

Theo VTV

Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Giải Nobel Y Học 2023, Con Đường Nào Cho Bệnh Nhân Ung Thư Việt Nam? trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!