Xu Hướng 5/2023 # Tư Vấn Kỹ Năng Ôn Tập Và Làm Bài Thi Môn Giáo Dục Công Dân # Top 6 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tư Vấn Kỹ Năng Ôn Tập Và Làm Bài Thi Môn Giáo Dục Công Dân # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Kỹ Năng Ôn Tập Và Làm Bài Thi Môn Giáo Dục Công Dân được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cô giáo Đỗ Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ GDCD, Trường THPT Nguyễn Trãi cho biết: Với môn GDCD dù “xuất phát” muộn, nhưng nếu “chạy đà” chắc các em vẫn có thể yên tâm để làm bài. Đề thi minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua đã giúp cho thầy, cô giáo và học sinh (HS) định hướng lại một lần nữa về cách ra đề và làm bài thi. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong dạy, học và ôn luyện. Có thể thấy rằng, về mặt cấu trúc, đề thi lần 3 vẫn giữ nguyên tỷ lệ phân bố câu hỏi gồm: 30% câu hỏi nhận thức, yêu cầu HS nắm được kiến thức cơ bản; 30% hiểu để phân tích, so sánh, đánh giá được các đơn vị kiến thức trong bài học; 30% vận dụng thấp nhằm vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá các tình huống đơn giản và 10% vận dụng cao với yêu cầu sáng tạo, tổng hợp kiến thức để giải quyết các tình huống khó, phức tạp trong thực tế. So với lần 1 và lần 2, đề tham khảo lần này không có tính chất đánh đố, mức độ phân hóa từ dễ đến khó rất rõ ràng, giúp HS làm bài thuận lợi hơn. Tuy nhiên, mức độ khó của đề lại cao hơn. Có những câu hỏi bắt buộc HS phải đọc kỹ, suy nghĩ kỹ và phải hiểu sâu nội dung bài học kết hợp với khả năng tư duy vận dụng kiến thức tốt vào thực tế mới chọn được đáp án đúng.

Giờ ôn tập môn GDCD ở Trường THPT Tôn Đức Thắng.

Để yên tâm bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới, cô Đỗ Thanh Bình cho rằng: Ngoài việc nắm chắc các kiến thức cơ bản, các em còn phải chú ý vào các đơn vị kiến thức nhỏ vì câu hỏi trắc nghiệm là hỏi từng ý nhỏ của bài học. Học nhóm là phương pháp tốt nhất để ôn tập môn GDCD hiệu quả cao vì ở đó sự việc, vấn đề được đưa ra bàn thảo ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau giúp các em có cái nhìn toàn diện, đưa ra những đánh giá chính xác và khách quan hơn. Để hệ thống hóa kiến thức, các em nên sử dụng sơ đồ tư duy đối với môn học này. Nó đáp ứng được yêu cầu ngắn gọn nhưng đầy đủ, cụ thể. Trong quá trình làm bài, HS nên đọc kỹ đề, xác định đúng các dữ liệu đề cung cấp, yêu cầu của đề để lựa chọn đáp án đúng nhất. Đây là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nội dung môn GDCD lớp 12 là kiến thức pháp luật nên từ ngữ có độ chính xác cao, HS cần hiểu và phân biệt nghĩa các từ ngữ pháp luật mới lựa chọn được phương án chính xác. Với các câu hỏi tình huống có nhiều sự kiện, nhân vật cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn giữa các tình tiết, nhân vật với nhau. HS chú ý lựa chọn phương án giải quyết trong câu hỏi tình huống sao cho phù hợp nhất với các quy định của pháp luật chứ không phải là quan điểm của riêng cá nhân mình.

Cô Bình nhận định và chia sẻ thêm: Có khả năng đề THPT quốc gia sắp tới độ khó sẽ cao hơn, đòi hỏi phải nắm chắc, sâu và vận dụng tốt kiến thức nên các em không nên lơ là, chủ quan mà tăng cường thêm việc làm các đề thi minh họa, giải các bộ đề để vừa ôn tập lại kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng làm bài.

Hi vọng rằng, với những lời khuyên hữu ích trên, các em sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi tới.

Ngọc Diệp

Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Giáo Dục Công Dân

Câu 1 (1.0đ) : Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận?

a. Lời nói không mất tiền mua b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

2. Trường hợp nào sau đây không lây nhiễm HIV/AIDS?

c. Học ăn, học nói, học gói học mở. d. Giàu vì bạn, sang vì vợ.

c. Ho, hắt hơi. c. Quan hệ tình dục.

a. Tiền lương, tiền công lao động.

4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về phòng, chống tệ nạn xã hội:

b. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.

c. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.

d. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.

Học sinh lớp 8 chỉ có thể phòng, chống tệ nạn xã hội cho bản thân.

Học sinh lớp 8 còn nhỏ chỉ nên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường học.

Học sinh lớp 8 còn nhỏ chưa thể tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư.

Học sinh lớp 8 có thể tham gia mọi hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội phù hợp với lứa tuổi.

Câu 2 (1 đ ): Nối cột A với B sao cho phù hợp và điền kết quả vào cột C.

a. Hãy nêu các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b. Hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.

Câu 2 (2.5 điểm) : Hãy nêu bản chất và vai trò của pháp luật.

Câu 1 (2.5 điểm)

Câu 3 (2 điểm): Chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra tiệm cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe, nhưng chiếc xe của chị đã bị ông Hiền – hàng xóm ông chủ tiệm cầm đồ – mượn sử dụng làm gãy khung.

Theo em, chị Hà có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ là người bồi thường cho chị Hoa? Vì sao?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 năm 2014 THCS Anh Hùng Wừu

a/ Các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

– Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

– Chỉ những cơ quan, tổ chức cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

b/ Nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.

– Nghịch các thiết bị điện.

Câu 2 (2.5 điểm)

– Đốt pháo.

– Tiếp xúc với thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.

Câu 3 (2.0 điểm)

– Nghịch bình thuốc trừ sâu.

– Bản chất của pháp luật: Pháp luật nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và NDLĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,…)

– Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, VH và XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của ND, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

– Chị Hà có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng.

Theo Đỗ Đình Thiên THCS Anh Hùng Wừu – TP. Pleiku – Gia Lai

– Ông Hiền (người mượn chiếc xe) hoặc ông chủ tiệm cầm đồ (người cho mượn chiếc xe) sẽ là người bồi thường cho chị Hoa.

– Bởi vì ông Hiền (người mượn chiếc xe) đã sử dụng xe làm gãy khung. Còn ông chủ tiệm cầm đồ (người cho mượn chiếc xe) cho mượn xe mà chưa được sự đồng ý của chị Hà là chủ chiếc xe.

Bộ Đề Thi Học Kì 2 Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6

Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 Có đáp án

Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 bao gồm các đề thi có đáp án chi tiết được thư viện đề thi chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các em đạt điểm cao trong bài kiểm tra cuối năm lớp 6. Chúc các em học tốt.

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6

Đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất năm 2020

Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 năm 2020

1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy

C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái

D. Đánh đập trẻ em.

Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.

B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

C. Lễ phép với thầy cô giáo

D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.

Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?

“Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

A. Bổn phận của ông bà

B. Bổn phận của cha mẹ

C. Bổn phận của anh chị em

D. Bổn phận của con cháu

Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu.

B. Ý thức của người tham gia giao thông.

C. Pháp luật chưa nghiêm.

D. Phương tiện giao thông nhiều.

Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm .

B. Đi xe đạp trên hè phố.

C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.

D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường .

A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.

B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.

C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.

D. Chân thành với mọi người xung quanh.

A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.

B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.

C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.

D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.

Câu 8. Nối cột A với cột B cho phù hợp:

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em và giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn?

Câu 2: ( 2 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền .

Câu 3: ( 2 điểm) Em có nhận xét gì về việc tham gia giao thông của các bạn trong trường?

Đáp án và biểu điểm: Đề thi học kì 2 môn Công dân lớp 6 năm 2020

1. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu: 0. 5 điểm

Câu 8: Nối cột A với cột B đúng: (0.5đ)

1 -b ;

2 – a ;

3 – d ;

4 – c

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 đ)

– Một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em : Nói dối, bị điểm kém, vi phạm nội quy trường lớp… (1 đ)

– Giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn: Tâm sự với bạn bè, nói chuyện với cha mẹ, chơi thể thao… (1 đ)

Câu 2: (2đ)

a. Nhóm quyền sống còn: (0.5đ)

– Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe…

b. Nhóm quyền bảo vệ: (0.5đ)

– Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại…

c. Nhóm quyền phát triển: (0.5đ)

– Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ)

– Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 3 (2.0 điểm)

Các bạn chưa có ý thức tham gia giao thông như đi xe dàn ra đường…..

Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 – Đề 1

Câu 1: (3,0 điểm)

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này? Nêu nội dung từng nhóm quyền?

Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?

Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?

b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?

c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?

Đáp án đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 (đề 1)

Câu 1: (3,0 điểm)

– Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989. (0,5 điểm)

– Năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. (0,5 điểm)

– Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền:

Nhóm quyền sống còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: Nuôi dưỡng, chăm sóc. (0,5 điểm)

Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. (0,5 điểm)

Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật… (0,5 điểm)

Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng… (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. (0,5 điểm)

Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1,0 điểm)

Câu 3: (2,5 điểm)

Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (0,5 điểm)

Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải… (0,5 điểm)

Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng… (0,5 điểm)

Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. (0,5 điểm)

Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông… (0,5 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Việc làm của Tâm sai. (1,0 điểm)

b. Những lỗi Tâm mắc phải:

Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. (0,25 điểm)

Đi xe không đội mũ bảo hiểm. (0,25 điểm)

Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định (0,25 điểm)

Đi xe mô tô quá tốc độ. (0,25 điểm)

c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm 3. (1,0 điểm)

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 2

NĂM HỌC 2016- 2017MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI:

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):

1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?

a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn

b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái

c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức

d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam

a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài

b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài

c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam

3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định?

a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4

b. Người đi bộ đi trên vỉa hè

c. Người đi bộ đi giữa lòng đường

d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ

4. Theo em những việc làm sau đây là sai?

a. Mẹ cho phép em xem điện thoại

b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay

c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem

d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái

B. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: (2đ) Trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Hãy nêu nhóm quyền phát triển?

Câu 2: (2đ) Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào?

Câu 3: (2,5đ) Hãy nêu những quy định dành cho người đi bộ và người đi xe đạp

Câu 4: (2,5đ) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 2

– Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.

– Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

– Công dân là người dân của một ngước (0,5đ)

– Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ)

– Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (1đ)

– Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

– Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 3

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?

Nam là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Nam lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Nam. Biết chuyện Nam chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Theo em, Nam đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì để giúp Nam khắc phục những sai phạm đó?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 ĐỀ 3

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a. Quyền:(2 đ)

– Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục Tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)

– Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)

– Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)

b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ)

– Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. (1 đ)

– Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. (1 đ)

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:

a) Về thân thể (1,5 đ)

– Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)

– Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)

– Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)

b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)

– Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)

– Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)

– Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)

Câu 3. (3 điểm) Tình huống

* Nam đã mắc những sai phạm sau: (1,5 đ)

– Lười học, thường xuyên đi học muộn, trốn học và hay gây sự với bạn.

– Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Như vậy Nam đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.

Nếu học cùng lớp với Nam (1,5 đ), em sẽ: Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Nam trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.

Để chuẩn bị cho kì thi sắp tới các em học sinh tham khảo chi tiết bộ đề các môn lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 các môn khác:

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7

TUẦN DẠY: 11. 12 Ngày soạn:16/10/2014 TIẾT: 11. 12 Ngày day:21/10/2014 Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : -Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hóa . -Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa . -Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa . 2/Kĩ năng : -Biết phân biệt các hành vi đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn háo ở gia đình . -Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa . -Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình . Các KNS cơ bản được áp dụng -Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. -Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em-HS trong gia đình. -Kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. 3/Thái độ : -Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa . -Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . 2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - SGK. - Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 2.2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học thuộc bài 8 - Chuẩn bị bài 9: + Đọc phần truyện đọc ở bài 9 (trong SGK GDCD 7) và tìm hiểu theo gợi ý. + Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương. III/ Các hoạt động dạy- học : 1/ Ổn định : (1 phút). 2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút). a/ Khoan dung là gì ? → Khoan dung là rộng lòng tha thứ . Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm . b/Hãy nêu 1 vài việc làm thể hiện khoan dung . → Không giận bạn khi bạn vô ý va vào em ; bỏ qua lỗi cho bạn nếu bạn không cố ý ,.. 3/ Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung TIẾT 1: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4') - Nêu câu hỏi : Theo em, gia đình như thế nào được công nhận gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : Để hiểu thêm về gia đình văn hóa, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa : (20 phút) a. Mục tiêu: Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Tích hợp bảo vệ môi trường c. Các bước của hoạt động -Mời 3 HS đọc truyện đọc : Một gia đình văn hóa . (SGK trang 26-27) . Nhóm 1: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa ? Nhóm 2 : Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa ? Nhóm 3 : Theo em, gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? * Tích hợp bảo vệ môi trường : -Nêu câu hỏi : Khoản 1 điều 5 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 Nhận xét, chốt ý : Bảo vệ môi trường là 1 trong các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa . Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: (15 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu HS tìm hiểu ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa .Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c. Các bước của hoạt động: - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập e SGK trang 29. - Nêu câu hỏi: Những gia đình có cha mẹ bất hòa, thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng ảnh hưởng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình ấy? Gia đình có cần thiết cho bản thân không, gia đình em có được công nhận là gia đình văn hóa? Trong gia đình, có người thân của em bị nghiện ma túy. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Chốt lại:ý đúng Giới thiệu điều 4 của Luật phòng chống ma túy năm 2000 - Nêu câu hỏi động não: Xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì cho bản thân em, củng như các thành viên trong gia đình mình? Vậy theo em, dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, gia đình? Mỗi gia đình đều xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì đối với xã hội? - Chốt lại ý nghĩa đối với xã hội. TIẾT 2: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS liên hệ với tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương ( 15 phút) a. Mục tiêu: GIúp HS biết tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Nêu câu hỏi : Gia đình em đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em chưa ? Kết luận : Căn cứ vào các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa nói trên mà tùy theo điều kiện địa phương mà có những tiêu chuẩn gia đình văn hóa cho phù hợp. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa:( 26 phút ). a. Mục tiêu: GIúp HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa.Tích hợp bảo vệ môi trường b.Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi : Hãy nêu 1 số kiểu gia đình đang tồn tại ở xã hội ta . -Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập b, d -Nhận xét, đưa ra đáp án đúng : Bài tập b: Không phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng có hạnh phúc . Bài tập d : Đồng ý :5 . Nhận xét, chốt ý : Gia đình văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần . Hãy nêu biểu hiện đúng, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa . Hãy nêu biểu hiện sai,thiếu, lành mạnh trong việc xây dựng gia đình văn hóa . Nhận xét, bổ sung . Vậy để xây dựng gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình cần phải làm gì ? -Yêu cầu HS làm bài tập c SGK trang 29 . -Nhận xét, đưa đáp án đúng : điều chỉnh thói quen của mình vì lợi ích chung của gia đình, không làm ảnh hưởng đến người khác . * Tích hợp bảo vệ môi trường : - Nêu câu hỏi : HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa không ? HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? Em cần có thái độ như thế nào với việc xây dựng gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : HS cần tham gia xây dựng gia đình văn hóa bằng những việc làm cụ thể, vừa sức , trong đó có việc bảo vệ môi trường -Yêu cầu HS liên hệ bản thân . Em đã làm tốt trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình văn hóa chưa ? -Tuyên dương biểu hiện tốt, uốn nắn các biểu hiện chưa tốt . Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?( BT g SGK Trang 29 ) -Yêu cần HS giải thích câu danh ngôn trong SGK . Nhận xét , chốt ý : gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục con cái, bên cạnh đó con cái cũng phải tự giác làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình . - Suy nghĩ, phát biểu . → Hòa thuận, hạnh phúc, con cái học hành đầy đủ,... -3 HS đọc phần truyện đọc theo phân vai, HS còn lại theo dõi SGK . -Suy nghĩ, phát biểu. → Ngăn nắp, sinh hoạt có giờ giấc ổn định, mọi người chia sẻ lẫn nhau, đầm ấm, con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi,... → Quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc, hoàn thành tốt công việc của mình . Cha mẹ là tấm gương cho con, con cái chăm học hành, vợ chồng cô hòa đi đầu vận độngh bà con xây dựng nếp sống văn hóa , vệ sinh môi trường, chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ làng xóm,... → Hòa thuận, hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. -Suy nghĩ, phát biểu . → Tiêu chuẩn làm tốt nghĩa vụ công dân . - Làm bài tập e SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gia đình không phải là tổ ấm của mình và sẽ dẫn đến việc dễ sa vào tệ nạn, không phát triển nhân cách toàn diện . HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân - Trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Suy nghĩ, phát biểu . → Có 2 hướng trả lời :Thực hiện tốt hoặc chưa tốt . -Suy nghĩ, phát biểu . →-Gia đình giàu có nhưng có cha mẹ bất hòa, con cái ăn chơi, đua đòi . -Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu . -Gia đình có đông con, con cái khổ cực, thiếu học hành . - Gia đình tuy không giàu nhưng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn . -Làm bài tập. → Tích cực học tập, tìm hiểu tình hình đất nước địa phương ; có nhu cầu, sở thích văn hóa lành mạnh như : đọc sách báo, xem phim ảnh, nghệt thuật khác..; thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận của mình với gia đình,... → Ăn chơi sa đọa, đua đòi, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém, sa vào tệ nạn xã hội, thiếu tình cảm trách nhiệm với gia đình, bạo lực gia đình,... →Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình ; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội . - Làm bài tập c SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa. → Chăm học, chăm làm, kính trọng , vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình, tham gia các việc làm vừa sức mình, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư, tuyên truyền nếp sống văn hóa,... →Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa: quan tâm rèn luyện theo các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ; tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . -Liên hệ bản thân . →Chăm ngoan, học giỏi, không sa vào tệ nạn xã hội, giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà vừa sức mình, kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ,... 1/Khái niệm: Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. 2/ Ý nghĩa của việc xây dựng xây dựng gia đình văn hóa : -Đối với cá nhân: +Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người. +Hình thành con người phát triển toàn diện, sống có văn hóa, có đạo đức và chính họ giúp cho gia đình phát triển bền vững. -Đối với xã hội: -Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 3/ Trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : +Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với gia đình, sống giản dị, không ham thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. + Đối với HS: Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình . 4/ Củng cố: (2 phút) Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi : - Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? - HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa . 5/Dặn dò : (2 phút) -Học bài . - Chuẩn bị bài 10 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . +Tìm hiểu phần truyện đọc và trả lời gợi ý. + Tìm hiểu phần nội dung bài học . + Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em . +Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ em . +Tìm các việc làm nên làm và cần tránh để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ Duyệt, Ngày18/10/2014 Cô Thành Phận

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Kỹ Năng Ôn Tập Và Làm Bài Thi Môn Giáo Dục Công Dân trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!