Bạn đang xem bài viết Vbt Sinh Học 9 Bài 36: Các Phương Pháp Chọn Lọc được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
VBT Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 trang 80 VBT Sinh học 9: Chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần giống nhau và khác nhau như thế nào?
Lời giải:
Giống nhau:
– Đều lựa chọn dựa vào kiểu hình
– Đơn giản, dễ làm và ít tốn kém
– Đều thực hiện gieo trồng và chọn lọc cây ưu tú để làm giống, có sự so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng.
Khác nhau:
– Chọn lọc 1 lần: năm thứ nhất tiến hành chọn cây ưu tú để làm giống, năm thứ 2 sẽ thực hiện chọn lọc hàng loạt bằng cách so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng
– Chọn lọc 2 lần: năm thứ nhất chọn lọc các cây ưu tú (chọn lần 1), năm thứ hai gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt và tiến hành chọn cây ưu tú (chọn lọc lần 2) bằng cách so sánh các cây với nhau, năm thứ ba các cây ưu tú này lại được gieo trồng và chọn giống hàng loạt bằng cách so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu.
Bài tập 2 trang 80 VBT Sinh học 9: Có hai giống lúa thuần chủng được tạo ra đã lâu: giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, giống lúa B có sai khác rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống nói trên? Cách tiến hành trên từng giống như thế nào?
Lời giải:
Để khôi phục lại 2 giống lúa, cần sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt. Với giống lúa A thực hiện chọn lọc hàng loạt một lần, giống lúa B thực hiện chọn lọc hàng loạt hai lần.
Cách tiến hành:
+ giống lúa A: năm thứ nhất tiến hành gieo trồng và chọn cây ưu tú đồng đều về chiều cao cây và thời gian sinh trưởng để làm giống chọn lọc hàng loạt, năm thứ hai tiến hành trồng và so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng và đánh giá, lựa chọn để gieo trồng.
+ giống lúa B: năm thứ nhất tiến hành gieo trồng và chọn lựa các cây ưu tú (chọn lọc lần 1) đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng để làm giống chọn lọc hàng loạt (1), năm thứ 2 tiếp tục gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt (1) và chọn lọc lần 2 để lựa ra các cây ưu tú làm giống chọn lọc hàng loạt (2). Năm thứ ba trồng giống chọn lọc hàng loạt (2), so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu.
II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập trang 80 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Chọn lọc hàng loạt là dựa trên ……………. chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách …………. theo từng dòng. Do đó, có thể kiểm tra được ………….. của mỗi cá thể.
Lời giải:
Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. Do đó, có thể kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể.
III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 trang 80-81 VBT Sinh học 9: Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
Lời giải:
+ Phương pháp chọn lọc một lần:
– Năm thứ nhất: gieo trồng và chọn cây ưu tú phù hợp với yêu cầu để làm giống chọn lọc hàng loạt
– Năm thứ hai: trồng và so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng và đánh giá, lựa chọn để gieo trồng.
+ Phương pháp chọn lọc hai lần:
– Năm thứ nhất: gieo trồng và chọn lựa các cây ưu tú (chọn lọc lần 1) để làm giống chọn lọc hàng loạt (1)
– Năm thứ 2: gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt (1) và chọn lọc lần 2 để lựa ra các cây ưu tú làm giống chọn lọc hàng loạt (2).
– Năm thứ ba: gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt (2), so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu để lựa chọn giống cây trồng.
Ưu điểm của phương pháp chọn lọc: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi
Nhược điểm của phương phá chọn lọc: chọn lọc dựa theo kiểu hình nên dễ bị ảnh hưởng bởi thường biến do khí hậu và địa hình
Loại đối tượng thích hợp: duy trì chất lượng giống cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ lẻ
Bài tập 2 trang 81 VBT Sinh học 9: Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
Lời giải:
Phương pháp chọn lọc cá thể:
– Năm thứ nhất: gieo trồng giống khởi đầu, lựa chọn những cá thể tốt nhất
– Năm thứ hai: gieo riêng hạt của mỗi cá thể thành từng dòng, so sánh giữa các dòng và so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để lựa chọn dòng tốt nhất theo yêu cầu.
Ưu điểm: phối hợp được kiểm tra kiểu hình với kiểu gen, cho kết quả nhanh chóng.
Nhược điểm: tốn thời gian, kinh phí, công sức
Đối tượng sử dụng: cây tự thụ phấn; cây nhân giống vô tính bằng thân, cành, củ, ghép mắt; một số vật nuôi,…
Bài tập 3 trang 81 VBT Sinh học 9: Phương pháp chọn lọc nào có thể kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể? (chọn phương án trả lời đúng)
A. Chọn lọc hàng loạt 1 lần
B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
C. Chọn lọc cá thể
D. Cả A và B
Lời giải:
Chọn đáp án C. Chọn lọc cá thể
Giải thích: dựa theo nội dung SGK mục II trang 107
Giải Vbt Công Nghệ 7 Bài 33: Một Số Phương Pháp Chọn Lọc Và Quản Lý Giống Vật Nuôi
Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi (Trang 69 – vbt Công nghệ 7):
a) Chọn những câu trả lời đúng trong những câu sau về khái niệm chọn giống vật nuôi:
1. Giữ những vật nuôi đực tốt để làm giống, phù hợp với mục đích chăn nuôi.
2. Căn cứ mục đích chăn nuôi, chọn những con cái tốt để làm giống.
3. Căn cứ mục đích chăn nuôi, chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống.
4. Chọn những vật nuôi đực và cái tốt giữ lại làm giống.
Đáp án: 4
b) Cho một ví dụ khác về chọn giống vật nuôi: Để có giống gà ri ngày càng tốt hơn người ta giữ lại làm giống những con gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi (Trang 69 – vbt Công nghệ 7):
Điền vào chỗ trống hoàn thiện câu sau đây:
Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng phổ biến ở nước ta là kiểm tra năng suất. Vì phương pháp này có trình độ chính xác cao.
III. Quản lý giống vật nuôi (Trang 70 – vbt Công nghệ 7):
Quan sát sơ đồ “Biện pháp quản lý giống vật nuôi”, hãy sắp xếp các biện pháp theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp:
a) Chính sách chăn nuôi
b) Phân vùng chăn nuôi
c) Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
d) Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi (Trang 70 – vbt Công nghệ 7): Đánh dấu (x): Phương pháp chọn lọc đồng loạt; (0): Phương pháp chọn lọc cá thể vào ô trống trong các ví dụ sau:
Lời giải:
x
Chọn những gà trống to, khoẻ mạnh trong đàn để làm giống
0
Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống
x
Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi; mắt ốc nhồi; tai lá mít; đít lồng bàn…” để làm giống
x
Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống
x
Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.
0
Phương pháp chọn lọc nào phải áp dụng tiến bộ khoa học cao
x
Phương pháp chọn lọc nào đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật làm giống thấp, có độ chính xác kém, áp dụng rộng rãi trong sản xuất
0
Chọn những con lợn cái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), cho đẻ 1 – 2 lứa, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống
Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 (VBT Công nghệ 7) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
154 Bài Tập Hay Chọn Lọc
Toán cấp 2 chia sẻ với các em 154 bài tập hay chọn lọc chương 2 của Toán lớp 9. Các bài tập cơ bản và nâng cao giúp các em rèn luyện giải toán hình học.
Bài 1: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường trong (M;MH). Kẻ các tiếp tuyến AC, BD với đường tròn tâm M (C, D là các tiếp điểm khác H).
Bài 2: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d với đường tròn. Gọi E, F lần lượt là chân đường cao các đường vuông góc kẻ từ A, B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:
Bài 3: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Từ A, B vẽ hai tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn. Từ M là điểm trên nửa đường tròn (O) (M không là điểm chính giữa cung AB) vẽ tiếp tuyến lần lượt cắt Ax, By tại điểm C, D.
Bài 4: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Từ một điểm M trên nửa đường tròn ta vẽ tiếp tuyến xy. Vẽ AD và BC vuông góc với xy.
Chứng minh rằng: MC = MD
Chứng minh rằng AD + BC có giá trị không đổi khi điểm M di động trên nửa đường tròn.
Chứng minh rằng đường tròn đường kính CD tiếp xúc với ba đường thẳng AD, BC và AB
Xác định vị trí của điểm M trên nửa đường tròn (O) để cho diện tích tứ giác ABCD lớn nhất.
Bài 5: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Gọi M là một điểm bất kỳ thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax, By theo thứ tự ở C, D.
Chứng minh đường trong đường kính CD tiếp xúc AB.
Gọi E là giao điểm của BC và AD. ME cắt AB tại H
Chứng minh: E là trung điểm của đoạn MH
Tìm vị trí của M để hình thang ABDC có chu vi nhỏ nhất
Tìm vị trí của C, D để hình thang ABDC có chu vi bằng 14cm, biết AB = 4cm
Bài 6: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ hai tia tiếp tuyến Ax, By (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Gọi M là một điểm thuộc nửa đường tròn (AM < BM). Tiếp tuyến tại M với nửa đường tròn cắt Ax, By lần lượt ở C và D.
Tính số đo góc COD
Chứng minh rằng đường trong có đường kính CD tiếp xúc với AB
Bài 7: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính CD = 2R. Từ C và D kẻ tiếp tuyến Cx và Dy về cùng một phía của nửa đường tròn. Từ một điểm E trên nửa đường tròn (E khác C và D) kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến Cx và Dy lần lượt tại A và B.
Bài 8: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R, E là một điểm tùy ý trên nửa đường tròn (E $ ne $ A, B). Kẻ 2 tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Qua E kẻ tiếp tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và By tại M và N.
Bài 9: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. M là một điểm tùy ý trên nửa đường tròn $ (Mne A,B)$. Kẻ hai tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và By tại C và D.
Chứng minh CD = AC + BD
Chứng minh tam giác COD là tam giác vuông
Chứng minh chúng tôi = $ {{R}^{2}}$
OC cắt AM tại E, OD cắt BM tại F. Chứng minh EF = R
Bài 10: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Vẽ bán kính OE bất kì. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại E cắt Ax, By theo thứ tự ở C, D.
Chứng minh rằng CD = AC + BD
Tính số đo $ widehat{{COD}}$
Gọi I là giao điểm của OC và AE, gọi K là giao điểm của OD và BE. Tứ giác EIOK là hình gì? Vì sao?
Cho $ OC=sqrt{5};OD=sqrt{7}$. Tính bán kính đường tròn.
Bài 11: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Từ điểm M trên nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba với đường tròn, nó cắt Ax và By lần lượt tại C và D.
Bài 12: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Vẽ bán kính OE bất kì. Tiếp tuyến nửa đường tròn tại A cắt Ax, By theo thứ tự tại C và D.
Chứng minh rằng CD = AC + BD
Tính số đo góc DOC
Gọi I là giao điểm của OC và AE; K là giao điểm của OD và BE. Tứ giác EIOK là hình gì? Vì sao? Và IK
Xác định vị trí của OE để tứ giác EIOK là hình vuông.
Bài 13: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:
Bài 14: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn, kẻ tia tiếp tuyến Ax. Từ M trên Ax, kẻ tiếp tuyến MC tới nửa đường tròn ($ Cin (O)$). Đường thẳng BC cắt tia Ax tại D.
Bài 15: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn cùng phía đối với AB. Từ điểm M trên nửa đường tròn (M khác A,B) vẽ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt Ax và By lần lượt tại C và D.
Bài 16: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Các tiếp tuyến của đường tròn vẽ từ A và C cắt nhau tại M. Trên tia AM lấy điểm D sao cho AD = BC. Chứng minh rằng:
Tứ giác ABCD là hình bình hành
Ba đường thẳng AC, BD, OM đồng quy.
Bài 17: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Đường cao AH cắt đường tròn ở điểm D.
Bài 18: Cho tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.
Chứng minh rằng bốn điểm A, D, H, E cùng nằm trên một đường tròn (gọi tâm của nó là O)
Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ME là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Bài 19: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) đường kính AD. Gọi H là trực tâm của tam giác.
Bài 20: Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn đường kính BC cắt AB ở N và cắt AC ở M. Gọi H là giao điểm của BM và CN.
Giải Vbt Sinh Học 6 Bài 9: Các Loại Rễ, Các Miền Của Rễ
Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
1. Các loại rễ (trang 16 VBT Sinh học 6)
a) Điền vào chỗ trống các câu sau bằng cách chọn các từ : rễ cọc, rễ chùm
b) Ghi tên các loại cây
Trả lời:
a) Điền vào chỗ trống
– Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chum
– Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
– Rễ chùm gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau thường mọc tỏa ra từ gốc than thành một chùm.
b) Ghi tên các loại cây
– Cây có rễ cọc: su hào, cải bắp, cam, bưởi
– Cây có rễ chùm: ngô, lúa, tỏi tây,…
2. Các miền của rễ (trang 16 VBT Sinh học 6)
Trả lời:
Các miền của rễ
Chức năng chính của từng miền
Miền trưởng thành có các mạch dẫn
Dẫn truyền
Miền hút có các lông hút
Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng
Làm rễ dài ra
Miền chóp rễ
Che chở cho đầu rễ
Ghi nhớ (trang 16 VBT Sinh học 6)
Có 2 loại rễ chính: … và …
Rễ cọc gồm: … và …
Rễ chùm gồm: … mọc từ gốc thân.
Rễ có 4 miền: miền trưởng thành có chức năng …; miền hút …; miền sinh trưởng …; miền chóp rễ ….
Trả lời:
Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm
Rễ cọc gồm: rễ cái to khỏe và đâm sau xuống đất
Rễ chùm gồm: nhiều rễ to, dài gần bằng nhau mọc từ gốc thân.
Rễ có 4 miền: miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền; miền hút có các lông hút; miền sinh trưởng làm rễ dài ra; miền chóp rễ chở che cho đầu rễ.
Câu hỏi (trang 17 VBT Sinh học 6)
1. (trang 17 VBT Sinh học 6):
Trả lời:
3. (trang 17 VBT Sinh học 6): 2. Những nhóm cây có toàn cây rễ cọc:
Hãy đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có rễ cọc:
a) Cây xoài, cây dừa, cây đậu, cây hoa hồng
b) Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải
c) Cây táo, cây mít, cây su hào, cây bí xanh
d) Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô
Trả lời:
a) Cây xoài, cây dừa, cây đậu, cây hoa hồng
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 6 (VBT Sinh học 6) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Cập nhật thông tin chi tiết về Vbt Sinh Học 9 Bài 36: Các Phương Pháp Chọn Lọc trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!