Xu Hướng 5/2023 # Vbt Sinh Học 9 Bài 45 # Top 10 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Vbt Sinh Học 9 Bài 45 # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Vbt Sinh Học 9 Bài 45 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

VBT Sinh học 9 Bài 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

I. Bài tập thực hành

Bài tập 1 trang 105 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 45.1

Lời giải:

Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành

Bài tập 2 trang 106 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 45.2

Lời giải:

Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây

STT Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là: Những nhận xét khác

Bài tập 3 trang 106 VBT Sinh học 9: Vẽ một số dạng phiến lá quan sát được?

Lời giải:

Dựa theo nội dung hình 45 SGK trang 137

Bài tập 4 trang 107 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 45.3

Lời giải:

Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được

STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống

1

Cá chép Trong nước

Thân hình thoi, dẹp hai bên, vây bơi phát triển, thân cá có chất nhớt giúp giảm ma sát với dòng nước

2

Giun đất

Trong đất

Cơ thể thuôn dài, không có thị giác, da mềm, ẩm.

5

Ếch

Nơi ẩm ướt (bờ ao, bờ ruộng)

Da trần, mềm, ẩm, cơ thể là một khối hình tam giác, có lớp da mỏng giữa các ngón.

II. Thu hoạch

1. Tên bài:

2. Họ và tên:

3. Nội dung thực hành: trả lời các câu hỏi sau:

– Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?

Lời giải:

Có rất nhiều loại môi trường sống, nhưng có 2 loại môi trường chính là môi trường cạn và môi trường nước.

– Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

Lời giải:

Nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật: nhân tố vô sinh (gió, nước, độ ẩm, nhiệt độ, đất,…), nhân tố hữu sinh (các loài động vật, thực vật, nấm, con người,…)

– Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?

Lời giải:

Lá cây ưa sáng thường dày, nhỏ, xếp xiên, màu lá nhạt và cây thường mọc nơi quang đãng

– Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?

Lời giải:

Lá cây ưa bóng thường có kích thước lớn, màu lá sẫm, xếp ngang, cây mọc ở nơi có ánh sáng yếu.

– Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?

Lời giải:

Các loài cá sống trong nước, giun đất và ếch thuộc nhóm ưa ẩm, cánh cam thuộc nhóm ưa khô.

– Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát.

Lời giải:

Môi trường quan sát rất phong phú về các loài sinh vật.

Giải Vbt Sinh Học 9

Giới thiệu về Giải VBT Sinh học 9

Chương I. Các thí nghiệm của Menđen

Chương II. Nhiễm sắc thể

Chương III. ADN và Gen

Chương IV. Biến dị

Chương V. Di truyền học người

Chương VI. Ứng dụng di truyền

SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương I. Sinh vật và môi trường

Chương II. Hệ sinh thái

Chương III. Con người. dân số và môi trường

Chương IV. Bảo vệ môi trường

Giải VBT Sinh học 9 gồm 63 bài viết là phương pháp giải các bài tập trong vở bài tập Sinh học 9. Loạt bài tập này bám sát vào chương trình học Sinh học 9.

Bài 1: Menđen và Di truyền học Bài 2: Lai một cặp tính trạng Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) Bài 4: Lai hai cặp tính trạng Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại Bài 7: Bài tập chương I Bài 8: Nhiễm sắc thể

Chương II. Nhiễm sắc thể

Bài 9: Nguyên phân Bài 10: Giảm phân Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh Bài 12: Cơ chế xác định giới tính Bài 13: Di truyền liên kết Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể Bài 15: ADN

Chương III. ADN và Gen

Bài 16: ADN và bản chất của gen Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN Bài 18: Prôtêin Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Bài 20: Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADN Bài 21: Đột biến gen

Chương IV. Biến dị

Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) Bài 25: Thường biến Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến Bài 27: Thực hành : Quan sát thường biến Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Chương V. Di truyền học người

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người Bài 30: Di truyền học với con người Bài 31: Công nghệ tế bào

Chương VI. Ứng dụng di truyền

Bài 32: Công nghệ gen Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần Bài 35: Ưu thế lai Bài 36: Các phương pháp chọn lọc Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam Bài 38: Thực hành : Tập dượt thao tác giao phấn Bài 39: Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương I. Sinh vật và môi trường

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Bài 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Chương II. Hệ sinh thái

Bài 47: Quần thể sinh vật Bài 48: Quần thể người Bài 49: Quần thể xã sinh vật Bài 50: Hệ sinh thái Bài 51-52: Thực hành : Hệ sinh thái

Chương III. Con người. dân số và môi trường

Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Bài 54: Ô nhiễm môi trường Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) Bài 56-57: Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Chương IV. Bảo vệ môi trường

Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái Bài 61: Luật bảo vệ môi trường Bài 62: Thực hành : Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

Bài 1: Menđen và Di truyền họcBài 2: Lai một cặp tính trạngBài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)Bài 4: Lai hai cặp tính trạngBài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loạiBài 7: Bài tập chương IBài 8: Nhiễm sắc thểBài 9: Nguyên phânBài 10: Giảm phânBài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinhBài 12: Cơ chế xác định giới tínhBài 13: Di truyền liên kếtBài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thểBài 15: ADNBài 16: ADN và bản chất của genBài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARNBài 18: PrôtêinBài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạngBài 20: Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADNBài 21: Đột biến genBài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thểBài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thểBài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)Bài 25: Thường biếnBài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biếnBài 27: Thực hành : Quan sát thường biếnBài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền ngườiBài 29: Bệnh và tật di truyền ở ngườiBài 30: Di truyền học với con ngườiBài 31: Công nghệ tế bàoBài 32: Công nghệ genBài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giốngBài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gầnBài 35: Ưu thế laiBài 36: Các phương pháp chọn lọcBài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt NamBài 38: Thực hành : Tập dượt thao tác giao phấnBài 39: Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồngBài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dịBài 41: Môi trường và các nhân tố sinh tháiBài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vậtBài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vậtBài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vậtBài 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vậtBài 47: Quần thể sinh vậtBài 48: Quần thể ngườiBài 49: Quần thể xã sinh vậtBài 50: Hệ sinh tháiBài 51-52: Thực hành : Hệ sinh tháiBài 53: Tác động của con người đối với môi trườngBài 54: Ô nhiễm môi trườngBài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)Bài 56-57: Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phươngBài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiênBài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dãBài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh tháiBài 61: Luật bảo vệ môi trườngBài 62: Thực hành : Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phươngBài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trườngBài 64: Tổng kết chương trình toàn cấpBài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

Vbt Sinh Học 9 Bài 50: Hệ Sinh Thái

VBT Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 117 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.1 SGK và cho biết:

a) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

b) Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

c) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

d) Động vật rừng ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

e) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?

Lời giải:

a) Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,…

Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật,…

b) Lá và cành cây là thức ăn của sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn, giun đất,…

c) Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, … cho các động vật sống trong rừng.

d) Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, nơi ở, các chất thải từ động vật làm màu mỡ đất đai để thực vật phát triển, động vật cũng giúp phát tán thực vật.

e) Nếu rừng bị cháy, các động vật sẽ mất đi nơi ở và nguồn thức ăn, môi trường sống của các loài động vật sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực.

Vì: rừng là nơi ở và sinh sống của các loài động vật, rừng bị tàn phá thì động vật sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bài tập 2 trang 117-118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và thực hiện các bài tập sau đây:

a) Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm của các chuỗi thức ăn sau:

………………….. → Chuột → ……………………..

……………….. → Bọ ngựa → ……………………..

………………….. → Sâu → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn:

c) Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống trong câu sau:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía …………, vừa là sinh vật bị mắt xích …………… tiêu thụ.

Lời giải:

a) cây cỏ → Chuột → rắn

sâu ăn lá → Bọ ngựa → rắn

lá cây → Sâu → cầy

huột → cầy → đại bàng

cây cỏ → hươu → hổ

b) Mối quan hệ giữa các mắt xích liên tiếp: mắt xích đứng trước là thức ăn của mắt xích đứng sau.

c) Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Bài tập 3 trang 118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và cho biết:

a) Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

b) Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

– Sinh vật sản xuất:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3:

– Sinh vật phân giải:

Lời giải:

a) Sâu ăn lá tham gia các chuỗi thức ăn:

+ cây gỗ – sâu ăn lá – bọ ngựa – rắn

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – rắn

+ cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – đại bàng

+ cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – hổ

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – đại bàng

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – hổ

b) – Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây gỗ

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: chuột, sâu ăn lá, hươu

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: rắn, cầy, chuột, bọ ngựa

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: đại bàng, hổ , rắn

– Sinh vật phân giải: vi sinh vật, giun đất, nấm, địa y.

Tùy từng lưới thức ăn dể xác định nhóm sinh vật cho phù hợp.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 118 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Hệ sinh thái bao gồm ……………… và ……………… của quần xã (sinh cảnh), Hệ sinh thái là một hệ thống …………….. và tương đối …………….

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ ……………… có vai trò quan trọng được thể hiện qua ………………….. và ……………..

Lời giải:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

Bài tập 2 trang 118-119 VBT Sinh học 9: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: dựa theo nội dung mục Ghi nhớ SGK trang 152.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Lời giải:

Ví dụ: Hệ sinh thái ao nước tự nhiên

Thành phần chính: sinh vật sản xuất: các loài thực vật thủy sinh; sinh vật tiêu thụ: cua, tôm, cá,… ; sinh vật phân giải: vi sinh vật, động vật đáy.

Bài tập 2 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý thức ăn như sau:

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu

– Cáo ăn thịt gà

Lời giải:

Bài tập 3 trang 119 VBT Sinh học 9: Các hệ sinh thái bao gồm những nhóm chính nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Nhóm các hệ sinh thái trên cạn, nhóm các hệ sinh thái nước mặn

B. Nhóm các hệ sinh thái nước mặn, nhóm các hệ sinh thái nước ngọt

C. Nhóm các hệ sinh thái nước ngọt, nhóm các hệ sinh thái trên cạn

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: Dựa theo nội dung mục Em có biết? SGK trang 153.

Vbt Sinh Học 9 Bài 49: Quần Thể Xã Sinh Vật

VBT Sinh học 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 115 VBT Sinh học 9: Ngoài các ví dụ trong SGK, hãy lấy thêm một ví dụ về quan hệ ảnh hưởng của ngoại cảnh tới số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

Lời giải:

Khi xảy ra cháy rừng, các quần thể thực vật sẽ bị giảm số lượng do bị thiêu cháy, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị chết, mất nguồn thức ăn, nơi ở và trú ẩn,… do đó số lượng các cá thể của quần thể sống trong quẫn xã rừng sẽ giảm nhanh chóng

Bài tập 2 trang 115 VBT Sinh học 9: Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

Lời giải:

Sự cân bằng sinh học trong quần xã xảy ra khi số lượng các cá thể của mỗi quần thể sống trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 115 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều ………………… thuộc …………………, cùng ………………………. và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Lời giải:

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Bài tập 2 trang 115 VBT Sinh học 9: Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì?

Lời giải:

Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật: đặc trưng về số lượng loài (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp) và thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng).

Bài tập 3 trang 115 VBT Sinh học 9: Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế như thế nào?

Lời giải:

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện môi trường.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 115-116 VBT Sinh học 9: Thế nào là một quần xã? Quần xã khác quần thể như thế nào?

Lời giải:

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.

Sự khác nhau cơ bản giữa quần xã và quần thể: Quần xã là tập hợp của nhiều quần thể khác loài, quần thể là tập hợp của nhiều cá thể cùng loài.

Bài tập 2 trang 116 VBT Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

– Kể tên các loài trong quần xã

– Các loài đó liên hệ với nhau như thế nào?

– Nêu khu vực phân bố của quần xã.

Lời giải:

Quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển có các loài sinh vật: đước, sú, vẹt, cua, tôm, cá cóc, giun đất, cò,… Các loài trên cùng sống trong môi trường ngập mặn, các loài thực vật có thể làm thức ăn và nơi trú ẩn cho các loài động vật, các loài động vật có sự cạnh trạnh nhau về điều kiện sống hoặc là thức ăn của nhau

Bài tập 3 trang 116 VBT Sinh học 9: Hãy nêu những đặc trưng về số lượng và thành phần của quần xã.

Lời giải:

Đặc trưng về số lượng của các loài trong quần xã: có các chỉ số về độ đa dạng, độ nhiểu, độ thường gặp.

Đặc trưng về thành phần loài của quần xã: có các chỉ số về loài đặc trưng và loài ưu thế.

Bài tập 4 trang 116 VBT Sinh học 9: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.

Lời giải:

Cân bằng sinh học là sự khống chế số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn ở mức phù hợp với khả năng của môi trường.

Ví dụ: trong một ao cá, số lượng các loài cá luôn chịu sự ảnh hưởng của môi trường sống, các loài có nguồn thức ăn và khu vực sống riêng, số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn phù hợp với môi trường sống đó.

Bài tập 5 trang 116 VBT Sinh học 9: Chỉ số về độ thường gặp các loài trong quần xã là (chọn phương án trả lời đúng):

A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. Tỉ lệ % số địa điểm quan sát bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Lời giải:

Chọn đáp án C. Tỉ lệ % số địa điểm quan sát bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Giải thích: dựa theo nội dung bảng 49 SGK trang 147.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vbt Sinh Học 9 Bài 45 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!