Xu Hướng 3/2023 # Về Một Số Dạng Toán Lớp 5 # Top 9 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Về Một Số Dạng Toán Lớp 5 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Về Một Số Dạng Toán Lớp 5 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lý thuyết giải một số dạng toán lớp 5 – gia sư toán tiểu học tổng hợp.

Dạng Tổng – Hiệu Công thức : Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2

Số bé = (Tổng – Hiệu ): 2

2. Dạng Hiệu - Tỉ

Số lớn = Hiệu: Hiệu số phần bằng nhau x Số phần của số lớn

Số bé = Hiệu: Hiệu số phần bằng nhau x Số phần của số bé

Hay Số lớn = Hiệu : (Mẫu số – Tử số) x Mẫu số

Số bé = Hiệu : (Mẫu số – Tử số) x Tử số

1.Cho hiệu của 2 số là A. Biết số a/b thứ nhất bằng c/d số thứ hai. Tìm hai số.

Ta có công thức sau: Cách 1

Ta quy đồng tử số a/b và c/d;

STN = A: ( b – d) x b

STH = A : (b- d ) x d

Cách 2 : Tìm tỉ số của 2 phân số a/b ; c/d ta được phân số m/n

Ta có công thức sau:

STN = A: (m- n) x m

STH = A: (m – n) x n

Ví dụ: Hiệu của hai số là 14,2. Biết 2/5 số thứ nhất bằng 1/3 số thứ hai. Tìm hai số đó ?

Giải :

Cách 1

Ta quy đồng tử số 2 phân số 2/5 ;1/ 3= 2/6

Ta có số lớn là: 14,2 : ( 6 – 5) x 6 = 85,2 (Số thứ hai)

Ta có số bé là: 14,2 : ( 6 – 5) x 5 = 71 (Số thứ nhất)

Cách 2

Tìm tỉ số 2/5 : 1/3= 6/5

Ta có số lớn là: 14,2 : ( 6 – 5) x 6 = 85,2 (Số thứ hai)

Ta có số bé là: 14,2 : ( 6 – 5) x 5 = 71 (Số thứ nhất)

Số lớn = Tổng : Tổng số phần bằng nhau của tổng x Số phần của số lớn

Số bé = Tổng – Số lớn

Hay Số lớn = Tổng : (Tử số + Mẫu số) x Mẫu số

Số bé = Tổng : ( Tử số + Mẫu số) x Tử số

2 . Tổng của hai số là B. Biết n/m số thứ nhất bằng p/q số thứ hai. Tìm hai số đó.

Ta quy đồng tử số 2 phân số n/m; p/q

STN = B: (m + q) x m

STH = B : (m + q) x q

Cách 2 : tìm tỉ số của 2 phân số ; là phân số

STN = B : (a +b) x a

STH = B : (a+ b) x b

Ví dụ: Tổng của hai số là 112,5. Biết 1/2 số thứ nhất = 1/3 số thứ hai. Tìm hai số ?

Giải

Cách 1

Số lớn là 112,5: ( 2+3) x 3= 67,5 (Số thứ hai)

Số bé là: 112,5: ( 2+3) x 2= 45 (Số thứ nhất)

Cách 2:

Lấy 1/2 : 1/3 = 3/2

Số lớn là 112,5: ( 2+3) x 3= 67,5 (Số thứ hai)

Số bé là: 112,5: ( 2+3) x 2= 45 (Số thứ nhất)

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Một Số Dạng Toán Trong Kì Thi Violympic Lớp 4

Bộ đề thi giải Toán trên mạng Internet lớp 4

Một số dạng toán trong kì thi Violympic lớp 4

1. Bài toán tìm hai số với tổng và hiệu

Ví dụ: Tìm hai số có tổng bằng 2015 và hiệu bằng 57.

Theo cách giải bình thường ta có sơ đồ:

Như vậy số bé là (2015 – 57) : 2 = 1958 : 2 = 879

Số lớn là (2015 + 57) : 2 = 2072 : 2 = 1036

Mặc dù có thể tìm số lớn sau số bé hoặc ngược lại bằng các lấy tổng trừ cho số tìm được trước nhưng vì để minh họa thành công thức nên ở đây hai số được tìm độc lập với nhau. Khái quát cách tính ta có công thức sau:

Số bé = (tổng – hiệu) : 2.

Số lớn = (tổng + hiệu) : 2.

Tuy nhiên, đa số bài toán lại thường không mô tả trực tiếp hiệu mà mô tả một cách gián tiếp.

a. Ví dụ giữa hai số có 10 số tự nhiên khác thì hiệu hai số là 11 (tăng một đơn vị cho số lượng số tự nhiên giữa hai số). Trường hợp này không cần quan tâm hai số là chẵn hay lẻ.

b. Nếu giữa hai số chẵn có 15 số chẵn khác thì hiệu hai số là (15 + 1) × 2 = 32 (tăng một đơn vị cho số lượng số chẵn giữa hai số chẳn rồi nhân hai).

c. Nếu giữa hai số lẻ có 19 số lẻ khác thì hiệu hai số là (19 + 1) × 2 = 40 (tăng một đơn vị cho số lượng số lẻ giữa hai số lẻ rồi nhân hai). Tính chất này cũng giống số lượng số chẵn giữa hai số chẵn.

d. Nếu có một số chẵn và một số lẻ thì đề bài lại thường không mô tả mà chỉ cho tổng là một số lẻ. Nếu giữa hai số này có 4 số chẵn hoặc 4 số lẻ thì hiệu hai số là 4 × 2 + 1 (gấp hai lần cho số lượng số lẻ hoặc số chẵn giữa hai số có tổng là số lẻ rồi cộng thêm một đơn vị).

e. Nếu chuyển 21 đơn vị từ số lớn sang số bé hoặc từ số này sang số còn lại ta được hai số mới bằng nhau thì hiệu hai số đó là 21 × 2 = 42 (gấp đôi số đơn vị chuyển đi làm cho hai số bằng nhau). Thường bài toán này có thể không còn là tìm hai số mà là tìm số lượng dầu hay sản phẩm giữa hai thùng hay kho chứa, hay bài toán gián tiếp khác.

g. Nếu thêm hoặc bớt chỉ một trong hai số cần tìm mà được hai số mới bằng nhau thì số đơn vị thêm bớt cho một số bằng hiệu của hai số. Mô tả này có thể hiểu gián tiếp chẳng hạn thêm chữ số 2 vào bên trái số bé có ba chữ ta được số lớn nghĩa là hiệu của hai số bằng 2000. Nếu đề bài không nói rõ số bé có bao nhiêu chữ số có thể phỏng đoán thông qua tổng. Ví dụ tổng của hai số là 2840 thì số bé chỉ có thể có là số có ba chữ số. Các trường hợp khác cần suy nghĩ sao cho hợp lý.

h. Một số trường hợp tổng hoặc hiệu có thể được mô tả thông qua mô tả tính chất và cấu tạo của số tự nhiên chẳn hạn nh ư: số lớn nhất có một chữ số là số 9; số chẵn lớn nhất có hai chữ số 98; số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là 103; và nhiều mô tả tương tự khác.

i. Nếu đề bài cho số trung bình cộng của hai số thì tổng gấp hai lần số trung bình cộng của hai số.

2. Bài toán tương tự tìm hai số biết tổng và hiệu

Các bài toán như tìm số thóc hai kho biết hai chứa tất cả 12 tấn 360 kg. Nếu thêm vào kho A 500 kg và bớt ở kho B đi 140 kg thì số thóc còn lại của hai kho lúc này bằng nhau. Tìm số thóc hai kho ban đầu. Lúc này cần tìm hiệu của số thóc hai kho với bài này là 500 + 140 = 640. Rồi áp dụng cách tìm hai số biết tổng và hiệu với số thóc kho B ban đầu là số lớn và số thóc kho A ban đầu là số bé. Vậy, số thóc kho B là (12360 + 640) : 2 = 13000 : 2 = 6500 kg; và số thóc kho A là 12360 – 6500 = 5860 kg.

Bài toán tìm chiều dài hoặc chiều rộng hoặc diện tích của hình chữ nhật biết chu vi và số đơn vị chênh lệch giữa chiều dài và chiều rộng cũng được đưa về dạng này. Chẳn hạn, cho hình chữ nhật có chu vi là 320 m, biết nếu tăng chiều rộng thêm 12m và giảm chiều dài 24m thì nó trở thành hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật theo đơn vị m 2. Vậy phải suy ra rằng tổng chiều dài và chiều rộng là nửa chu vi hình chữ nhật. Theo đề bài thì nửa chu vi hình chữ nhật bằng 320 : 2 = 160 m. Cũng theo mô tả thì hiệu của chiều dài và chiều rộng là 24 + 12 = 36 m. Chiều dài là số lớn nên bằng (160 + 36) : 2 = 196 : 2 = 98 m. Chiều rộng là 160 – 98 = 62 m. Diện tích hình chữ nhật là 98 × 62 = 6076 m 2.

3. Bài toán tìm x và tính giá trị của biểu thức

Cách tìm x đã được học ở trên lớp, nên không nhắc lại ở đây. Do không được sử dụng máy tính cầm tay trong kỳ thi chính thức nên học sinh cần học cách tính nhanh nếu có thể. Đặc điểm chung của bài tìm x và tính giá trị của biểu thức là học sinh cần thực hiện phép toán cộng trừ nhân chia theo thứ tự thích hợp. Tuy nhiên một số trường hợp cần thay đổi thứ tự theo đúng quy tắc hoặc thêm bớt số hạng hoặc thừa số để thuận tiện hơn khi tính toán.

Ví dụ 1: Tính 98 × 32 + 98 × 68 = ………

Cách làm: tổng (hoặc hiệu) của các tích có thừa số giống nhau bằng tích của thừa số giống nhau đó với tổng (hoặc hiệu) các thừa số còn lại. Áp dụng cho ví dụ: 98 × 32 + 98 × 68 = 98 × (32 + 68) = 98 × 100 = 9800.

Cách làm đó vừa giảm số phép tính từ 3 xuống còn hai phép tính, mặt khác tìm tổng hai số thường nhanh hơn tìm tích nếu hai số lớn, tổng hai số này nếu là 10, 100, … thì càng thuận tiện cho phép tính sau đó.

Một Số Dạng Toán Tính Nhanh Ở Tiểu Học

Ở bậc Tiểu học có một số dạng bài tính nhanh mà nếu ta tính theo những cách thông thường thì khó có thể tìm ra được kết quả.

NHÓM 1:

Bài 1: Tính nhanh

S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + ………………… + 1/128 + 1/256

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/2 số hạng liên trước nên ta có thể giải theo các cách sau:

Cách 1:

S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + …………………1/128 + 1/256

= 1 + (1 – 1/2) + (1/2 – 1/4) + (1/4 – 1/8) + ………………….. (1/128 – 1/256)

= 2 – 1/256 = 511/256

Vậy S = 511/256

Cách 2:

S x 2 = 2 + 1 + 1/2 + 1/4 + ……………………………… + 1/128

S x 2 – S = 2 – 1/ 256 = 511/256

Vậy S = 511/256

Bài 2: Tính nhanh

S = 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ………………… + 1/2187

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/3 số hạng liên trước nên ta có thể giải theo cách 2 như bài 1:

S x 3 = 3 + 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ………………… + 1/729

S x 3 – S = 3 – 1/2187 = 6560/2187

Vậy S =  6560/2187 : 2 = 6560/4374

Bài 3: Tính nhanh

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ………………… + 4096 + 8192

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau gấp 2 lần số hạng liền trước. Ta có thể giải bài toán trên theo các cách sau:

Cách 1:

A x 2 = 2 + 4 + 8 + ………………….. + 16384

A x 2 – A = 16384 – 1 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 2: Ta thấy: Tổng 3 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 = 3 + 4

Tổng 4 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 = 7 + 8

Tổng 5 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 15 + 16

Theo quy luật đó ta sẽ tính được kết quả của tổng trên là:

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ………………… + 4096 + 8192 = 8191 + 8192 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 3: Nhận xét:

2 = 1 + 1

4 = (1 + 2) + 1

8 = (1 + 2 + 4) + 1

……………………………………………………………………………………………………….

8192 = (1 + 2 + 4 + …………… + 4096) + 1

Vậy A = 8192 – 1 + 8192 = 16383

* Kết luận: Với dạng bài có số hạng liền sau hơn hoặc kém  số hạng liền trước n lần ta có cách giải chung là: ta nhân cả biểu thức đó cho n rồi lấy kết quả biểu thức sau khi nhân trừ cho biểu thức lúc đầu ta sẽ tính được kết quả của bài toán.

NHÓM 2:

Bài 4: Tính nhanh

1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + …………….. + 1/ 2013 x 2014

Phân tích: Bài này ta thấy ở mấu số là tích hai số tự nhiên liên tiếp nên ta có thể phân tích như sau:

1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + …………….. + 1/ 2013 x 2014

= 1/1 – 1/2 + 1/2 – 1/3 + 1/3 – 1/4 + …………………… + 1/2013 – 1/2014

= 1 – 1/2014 = 2013/2014

Bài 5: Tính nhanh

A = 1/1 x3 + 1/ 3 x 5 + 1/ 5 x 7 + …………….. + 1/ 2013 x 2015

Phân tích: Bài này ta thấy giống với bài 5 chỉ khác ở chỗ ở MS là tích 2 số lể liên tiếp. Muốn đưa về phân cách phân tích như bài 5 ta phải tìm cách đưa tử số về là 2. Ta làm như sau:

A x 2 = 2/1 x3 + 2/ 3 x 5 + 2/ 5 x 7 + …………….. + 2/ 2013 x 2015

= 1/1 – 1/3 + 1/3 – 1/5 + 1/5 – 1/7 + ……………… + 1/2013 – 1/2015

= 1 – 1/2015 = 2014/2015

Vậy A = 2014/2015 : 2 = 2014/4030.

Bài 6:  Tính nhanh.

1/ 2 x (1 + 2) + 1/ 2 x (1 + 2 + 3) + ………… + 1/2 x (1 + 2 + 3 + ……. + 9)

Phân tích:  Với bài này ta phải tìm cách đưa MS về dạng tính nhanh cở bản như bài 4; 5 ở trên. Ta có thể nhận thấy thừa số thứ 2 ở mẫu số là tổng các số tự nhiên liên tiếp nên ta có thể dùng cách tính tổng các số tự nhiên liên tiếp để có thể đưa về dạng tính nhanh cơ bản. Ta có thể làm  như sau:

MS = 2 x (1 + 2) + 2 x (1 + 2 + 3) + ………… + 2 x (1 + 2 + 3 + ……. + 9)

= 2 x (2 x 3)/2 + 2x (3 x 4)/2 + ……………. + 2 x (9 x 10)/2

2 x3 + 3 x 4 + …………………. + 9 x 10

Vậy TS/MS = 1/2×3 + 1/3×4 + …………… + 1/9×10

= 1/2 – 1/10 = 2/5

* Kết luận: Với  bài có dạng n/a xb + n/b xc (với khoảng cách giữa a và b; b và c là n đơn vị) ta phân tích như sau:

n/a xb + n/b xc = 1/a – 1/b + 1/b – 1/c

NHÓM 3:

Bài 7: Tính nhanh

M = 1 x 2  +  2 x 3 + 3 x 4 + ……………….. + 201 x 202

Phân tích: Bài này ta thấy mỗi số hạng là tích hai số tự nhiên liên tiếp. Để tạo ra các nhóm thừa số có thể loại trừ hết cho nhau ta phân tích như sau:

M x 3 = 1 x 2 x (3 – 0)  +  2 x 3 x (4 – 1) + 3 x 4 x (5 – 2) + ……………….. + 201 x 202 x (203 – 200) = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4 +  ………………… + 201 x 202 x 203 – 200 x 201 x 202

= 201 x 202x 203 = 8242206

Vậy M = 8242206 : 3 = 2747402

Bài 8: Tính nhanh

N = 1 x 2  x 3 +  2 x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 + ……………….. + 100 x 101 x 102

Phân tích: Tương tự ta thấy các số hạng trong tổng là tích ba số tự nhiên liên tiếp. Vì vậy ta có thểphân tích như sau:

N x 4 = 1 x 2  x 3 x (4 – 0)+  2 x 3 x 4 x (5 – 1)+ 3 x 4 x 5 x (6 – 2) + ……………….. + 100 x 101 x 102 x (103 – 99) = 1 x 2  x 3 x 4 + 2 x 3 x 4 x 5 – 1 x 2  x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 x 6 – 2 x 3 x 4 x 5 + …………….. + 100 x 101 x 102 x 103 – 99 x 100 x 101 x 102 = 100 x 101 x 102 x 103 = 106110600

Vậy N = 106110600 : 4 = 26527650

Bài 9: Tính nhanh

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + ………….. + 100 x 100

Phân tích: Bài này thực ra là bài thuộc dạng bài 7 và 8 nhưng ta phải tìm cách đưa về dạng cơ bản trên. Ta có thể phân tích như sau:

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + ………….. + 100 x 100 = 1 x (2 – 1) + 2 x (3 – 1) + 3 x (4 – 1) + ……………… + 100 x (101 – 1) = 1 x 2 – 1 + 2 x 3 – 2 + 3 x 4 – 3 + ………………… + 100 x 101 – 100 = (1 x 2 + 2 x 3 + ………… + 100 x 101) – (1 + 2 + 3 + ……………. + 100) = (100 x 101 x 102) : 3 – (101 x 100 : 2)  = 343400 – 5050 = 338350

* Kết luận 3: Với dạng bài có các số hạng là tích các số tự nhiên liên tiếp ta có thể làm như sau:

– Số hạng thứ nhất nhân với n (trong đó n là số tự nhiên liền kề của thừa số lớn nhất trong tích).

– Số hạng thứ hai nhân với (n + 1) – 1

………………………………………………………………………………………………………

VD: 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 ……………. ta làm như sau:

1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 ………….. = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x (4 – 1)+ 3 x 4 x (5 – 2)

NHÓM 4:

Bài 10:  Tính nhanh.

Tử số = 2012 + 2011/2 + 2010/3 + ……………. + 2/2011 + 1/2012

Mẫu số = 1/2 + 1/3 + 1/4 + …………………… + 1/2012 + 1/2013

(Đề thi GVG trường TH Tân Lộc năm học 2013 – 2014)

Phân tích:  Với bài này ta tìm cách đưa TS về dạng tích 2 thừa số trong đó có 1 thừa số chính là mẫu số. Ta có thể làm như sau:

TS = (1 + 1 + ………. + 1) + 2011/2 + ……………. + 2/2011 + 1/2012

(2012 chữ số 1)

= (1 + 2011/2) + ………..+ (1 + 2/2011) + (1 + 1/2012) + 1

=  2013/2 + ………. + 2013/2011 + 2013/2012 + 2013/2013

=  2013 x ( 1/2 + ………. + 1/2011 + 1/2012 + 1/2013)

TS/MS = 2013

Bài 11:  Tính nhanh.

TS = 1 + (1 + 2) + (1 + 2 + 3) + ………….. + (1 + 2 + 3 + ………. + 2014)

MS = 1 x 2014 + 2 x 2013 + ……………… + 2013 x 2 + 2014 x 1

Phân tích:  Với dạng bài ta nhận thấy ở TS có 2014 số 1; 2013 số 2 …………. Vì vậy ta có thể giải như sau:

TS = (1 + 1 + …. + 1) + (2 + 2 + ……. + 2) + ……. + (2013 + 2013) + 2014

(2014 chữ số 1)     (2013 chữ số 2)

= 1 x 2014 + 2 x 2013 + ……………… + 2013 x 2 + 2014 x 1

Vậy TS/MS = 1

Bài 12:  Tính nhanh.

TS = 1/51 + 1/52 + 1/53 + …………. + 1/100

MS = 1/1×2 + 1/3×4 + ………. + 1/99×100

Phân tích:  Với bài này ta có thể dùng cách thêm bớt để đưa MS về giống với TS. Ta có thể làm như sau:

MS = 1/1 – 1/2 + 1/3 – 1/4 + ……… + 1/99 – 1/100

= (1 + 1/3 + ………… + 1/99) – (1/2 + 1/4 + ………. + 1/100)

= (1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ….. + 1/99 + 1/100) – (1/2 + 1/2 + 1/4 + 1/4 + 1/6 + 1/6 ……. 1/100 + 1/100) = (1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ….. + 1/99 + 1/100) – (1 + 1/2  + 1/3 + ……. 1/50 ) = 1/51 + 1/52 + 1/53 + …………. + 1/100

Vậy TS/MS = 1

Bài 13:  Tính nhanh.

TS = 1 + 1/3 + 1/5 +  ………….+ 1/97 + 1/99

MS = 1/1×99 + 1/3×97 + ………. + 1/49×51

Phân tích:  Với dạng bài ta thấy tương tự như các bài trên ta tìm cách đưa TS và MS về tích 2 thừa số và có 1 thừa số chung. Ta có thể làm như sau:

TS = (1 + 1/99) + (1/3 + 1/97) + …………………… + (1/49 + 1/51)

= 100/ 1×99 + 100/3×97 + …………………….. + 100/49X51

= 100/ (1/1×99 + 1/3×97 + ………. + 1/49×51)

Vậy TS/MS = 100

Bài 14:  Tính nhanh.

TS = 1/2 + 1/3 + 1/4 +  ………….+ 1/99 + 1/100

MS = 1/99 + 2/98 + ………. + 99/1

Phân tích:  Với dạng bài ta phân tích MS như sau:

MS = (100 – 99)/99 + (100 – 98)/98 + …………+ (100 – 2)/2 + (100 – 1)/1

= 100/99 – 1 + 100/98 – 1 + ………………… + 100/2 – 1 + 100/1 – 1

= 100/99 + 100/98 + ……………… + 100/2 + 100/1 – 1 x 99

= 100/99 + 100/98 + ……………… + 100/2 + 1

= 100/99 + 100/98 + ……………… + 100/2 + 100/100

= 100 x (1/99 + 1/98 + …………………… + 1/2 + 1/100)

= 100 x (1/2 + 1/3 + …………………… + 1/99 + 1/100)

Vậy TS/MS = 1/100

* Kết luận: Với các bài từ bài 10 đến bài 14 ta thấy giữa TS và MS luôn có mối quan hệ với nhau và ta tìm cách đưa TS hoặc MS về một thừa số giống nhau để giúp ta rút gọn và tính được giá trị của biểu thức.

(Nguyễn Thị Bích Thuỷ – GV trường TH Hậu Lộc – Lộc Hà – Hà Tĩnh)

Một Số Bài Toán Về Tỉ Lệ Thuận Trong Toán Lớp 7

– Posted on September 21, 2015Posted in: Tài liệu học toán lớp 7

[Học toán lớp 7 trên mạng] – Một số bài toán về tỉ lệ thuận trong Toán lớp 7.

Hai đại lượng quãng đường đi (km) và xăng tiêu thụ (lít) có tỉ lệ thuận không? Nếu có, cho biết hệ số tỉ lệ của hai đại lượng trên, tìm số lít xăng tiêu thụ khi ôtô chạy được 150km.

Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, hãy điền vào ô trống:

a) Cứ 3 lít nước biển chứa 105 gam muối. Hỏi 13 lít nước biển chứa bao nhiêu gam muối? b) Khi xát 100kg thóc thì được 62kg gạo. Hỏi cần 124kg gạo thì phải xát bao nhiêu kg thóc?

Một đồng hồ có kim phút dài 2cm, kim giờ dài 1,5cm. Hỏi vận tốc đầu kim phút gấp mấy lần vận tốc đầu kim giờ.

Biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a (a ≠ 0); y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b (b ≠ 0); z tỉ lệ thuận với t theo hệ số tỉ lệ c (c ≠ 0). Hỏi t có tỉ lệ thuận với x không?

Hiện nay anh hơn em 8 tuổi. Tuổi của anh cách đây 5 năm và tuổi của em sau 8 năm nữa tỉ lệ với 3 và 4. Hỏi hiện nay anh bao nhiêu tuổi? em bao nhiêu tuổi?

Một trường phổ thông có 3 lớp 7. Tổng số học sinh ở hai lớp 7A và 7B là 85 em. Nếu chuyển 10 em từ lớp 7A sang lớp 7C thì số học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ thuận với 7; 8; 9. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

Cho góc A, B, C của tam giác ABC tỉ lệ với các số 7, 5, 6. Tính số đo các góc của tam giác ABC.

Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 7 : 9 : 8. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu tổng số tiền lãi là 720 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã góp?

Chia số M thành ba số tỉ lệ thuận với 4; 7; 9. Tổng các bình phương của ba số đó là 1314. Tìm số M.

Đồng bạch là một loại hợp kim của Niken, Kẽm và Đồng với khối lượng tỉ lệ của mỗi loại là 3; 4; 13. Hỏi cần bao nhiêu kg Niken, Kẽm và Đồng để sản xuất được 150 kg Đồng bạch.

Tìm một số tự nhiên có bốn chữ số, biết rằng chữ số hàng nghìn, chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị tỉ lệ với 2; 1; 2; 3 và số đó chia hết cho 3.

Chúc các em học tập tốt, mọi thông tin cần hỗ trợ Toán lớp 7 vui lòng liên hệ tới trung tâm gia sư môn Toán thủ khoa Hà Nội theo số máy: 0936.128.126.

Cập nhật thông tin chi tiết về Về Một Số Dạng Toán Lớp 5 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!