Xu Hướng 5/2023 # Ý Nghĩa Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ &Amp; Tóm Tắt Văn Bản # Top 7 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Ý Nghĩa Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ &Amp; Tóm Tắt Văn Bản # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ &Amp; Tóm Tắt Văn Bản được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gợi ý giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ mà tác giả dùng để đặt cho đoạn trích. Đồng thời hướng dẫn cách tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ chính xác nhất. Nội dung sẽ giúp học sinh hiểu bài học ngày hôm này.

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ

Lời giải 1

Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự.

Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

Lời giải 2

“Tức nước vỡ bờ” chỉ một nhan đề thôi cũng đủ giúp người đọc hình dung được nội dung bên trong đoạn trích. Chị Dậu đại diện cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn, đây là đối tượng bị áp bức trong thời gian trước CMT8. Lí trưởng và tay sai đại diện cho những kẻ áp bức, đẩy kẻ khác vào cái chết.

Khi bị đánh đập, bóc lột một cách thậm tệ con người sẽ vùng dậy đấu tranh để đòi lại sự công bằng. Ở đâu có bất công ở đó sẽ có sự đấu tranh, đây chính là quy luật mãi không thể thay đổi. Chị Dậu cũng thể hiện được sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân xưa.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nổi bật hình ảnh phản kháng đầy mạnh mẽ của chị Dậu với các thế lực thống trị, đây cũng là đoạn văn nổi bật nhất trong tác phẩm Tắt đèn.

Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm “Tắt đèn” đã kể lại chuyện anh Dậu sau khi bị ngất xỉu sân đình, bọn tay sai sợ bị vạ lây nên đem anh Dậu trả về gia đình trong tình trạng thừa sống thiếu chết. Chị Dậu vô cùng đau đớn với tính mạng của chồng lúc bấy giờ.

Khi anh Dậu còn chưa kịp ăn miếng cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Thái độ của bọn chúng chửi bới, mỉa mai rất hung hãn . Đối phó với tình huống trên chị Dậu đi từ nhún nhường, van xin đến phản kháng mãnh liệt. Ban đầu chị run run van xin, nài nỉ, chị hạ mình để bảo vệ chồng. Bọn tay sai vẫn không động lòng trước những lời van xin của chị Dậu. Sự ức hiếp của bọn chúng đã làm trỗi dậy sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Chị xám mặt lại và cách xưng hô với hành động cũng thay đổi. Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt, chị nắm lấy ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Chị Dậu thể hiện hành động quyết liệt vừa biểu hiện tấm lòng thương chồng và sự dũng cảm và tinh thần đấu tranh quyết liệt. Những hành động trên của chị thể hiện qua tiêu đề đoạn trích “tức nước vỡ bờ”. Giá trị của đoạn trích được thể hiện rõ nét qua nhân vật chị Dậu phản kháng quyết liệt khi bị dồn đến đường cùng. Tấm lòng thương yêu chồng con và tinh thần phản kháng trước sự áp bức của các thế lực đã thể hiện rõ ràng qua đoạn trích trên.

Vừa rồi chúng tôi đã hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ và cách tóm tắt văn bản đúng cách. Văn bản Tức nước vỡ bờ nằm trong nội dung sgk ngữ văn lớp 8.

Lớp 8 –

Giải Thích Ý Nghĩa Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Tức nước vỡ bờ, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ sau đây. Hi vọng các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!

Giải nghĩa câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”:

“Tức nước” có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra. “Bờ” là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng “tức nước vỡ bờ” chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra.

Nói theo nghĩa bóng là: Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua. Nhưng nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Cũng như dân gian đã có câu: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Đó là quy luật tất yếu trong cuộc sống.

Đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn” đã lấy câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” chính là muốn người đọc hình dung được tình thế của chị Dậu. Chị đã chạy vạy hết sức để có tiền nộp sưu, đến nỗi phải bán cả đứa con gái yêu quý mà vẫn không ddue tiền nộp sưu cho chồng. Khi bọn cai lệ đến, chị đã hết mực lạy lục van xin vậy mà chúng vẫn không chịu tha cho anh Dậu đang ốm yếu, nhất quyết bắt anh ra đình tra tấn. Như vậy chị đã bị dồn ép đến bước đường cùng, không còn chịu đựng được nữa, chị đã vùng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình.

Nhan đề cũng giúp người đọc hình dung tình thế xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 – đặc biệt là người nông dân – bị bần cùng hóa đến kiệt quệ, chỉ chờ cơ hội là vùng lên chống lại áp bức cường quyền. Gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn đối với ách thống trị của chế độ thực dân – phong kiến.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ – Bài mẫu 1

Tức Nước Vỡ Bờ là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố – một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải “tồn tại” trong một chế độ tranh xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Bước đường cùng… Họ sẽ làm gì? Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Và ông dường như muốn mở đầu một trang mới cho giai cấp người nông dân, dự đoán cho cuộc khởi nghĩa 1945 sắp tới nên đã lựa chọn nhan đề là “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ theo đúng nghĩa đen của nó.

“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”

Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn. Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng nhưng lẽ thường khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng, cho gia đình mình.

Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “Sống”.

Tác phẩm “Tắt đèn” cũng như đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời. Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ – Bài mẫu 2

Mỗi tác phẩm đều chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về nhân sinh, đều gửi gắm một thông điệp trong cuộc sống và về con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Văn chương thực hiện chức năng ấy qua việc xây dựng những hình tượng. Nhưng nếu hình tượng là sự khám phá xuyên suốt toàn tác phẩm nghệ thuật thì ngay từ nhan đề đã gây ấn tượng với bạn đọc. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, bạn có suy nghĩ gì chăng?

Có câu: cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống lâu dài là đức hạnh. Chính bởi lẽ ấy, cái nhan sắc – hình thức nghệ thuật của một tác phẩm cũng rất quan trọng chăng. Đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cái tâm có thể được tỏa sáng. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung. Và có ai đó đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật thì cách mở đầu và kết thúc cũng rất đáng để công phu, sáng tạo. Làm thế nào để ngay từ đầu có thể lôi cuốn, hớp hồn người đọc đó không phải là điều dễ dàng. Vả chăng, nếu coi khâu mở đầu là quan trọng thì cái đầu tiên, trước nhất của mở đầu là nhan đề cũng chứa đựng rất nhiều công phu, dụng ý của người nghệ sĩ đó ư.

Nhan đề là nơi chứa đựng những thông điệp và giá trị nhận thức về đời sống, nhân sinh, về các vấn đề xã hội mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả một cách trực tiếp và ấn tượng nhất. Nhan đề không phải luôn dùng những từ ngữ mỹ miều để phỉnh nịnh, đánh lừa các giác quan của người đọc, mà làm sao nói khách quan, khoa học và mang ý nghĩa, giá trị nhất. Như vậy nhan đề là một trong những phương tiện đặc biệt để người nghệ sĩ đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, với nhan đề “giông tố” của Vũ Trọng Phụng, người đọc dường như đã thấy cả một cơn giông tố ngay từ khi tiếp xúc với nhan đề, giông tố từ đầu trải dài và cuồn cuộn trong tác phẩm.

Trở lại với nhan đề trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Ở đây, trước nhất xét về nghĩa đen, thì trong cuộc sống tức nước có nghĩa là hiện tượng nước tràn bờ và chắc chắn sẽ dẫn đến vỡ bờ, đó là điều hiển nhiên của khách quan. Song mượn hiện tượng thực tế này, mà Ngô Tất Tố muốn nói đến hiện tượng người nông dân trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám bị dồn đến bước đường cùng, bị đè nén, áp bức đến cùng cực

Họ phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, nặn hầu bóp cổ chính vì vậy mà sức chịu đựng và giới hạn đã lên tới đỉnh điểm, con đường duy nhất để họ vượt lên trên nỗi thống trị ấy, vượt ra khỏi bóng đêm bao trùm cuộc đời họ là đứng lên đấu tranh chống áp bức, chống bóc lột hà hiếp. Một chị Dậu, đã bán chó, bán con mà vẫn không cứu được người chồng xấu số vì thiếu tiền nộp suất sưu cho người em chồng đã chết mà bị tra tấn dã man.

Quả là vô lý, nhưng người nông dân xưa đã phải chịu đựng sự có lí ấy để tiếp tục sống và chịu đựng. chính vì thế mà có ý kiến cho rằng, với “tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Nhan đề đoạn trích cho thấy tính đấu tranh gay gắt và đồng thời cũng là sự phản ánh một quy luật trong xã hội: có áp bức, có đấu tranh. Với nhan đề này, dường như tác giả muốn nổ phát súng đầu tiên để kêu gọi người nông dân cùng lên, đồng thời là sự thách thức và một thái độ bản lĩnh, hiên ngang trước bọn quỷ dữ hút máu người kia.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ – Bài mẫu 3

Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?

Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy. Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.

Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lý trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”. Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại. Cách xưng hô “ông – cháu” đã được thay bằng “ông – tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày – bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lý muôn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.

“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

Giải Thích Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ Chọn Lọc Hay Nhất

Top 9 Bài văn mẫu Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ văn 8

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 mẫu 1

“Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố – một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải “tồn tại” trong một chế độ tranh xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Bước đường cùng… Họ sẽ làm gì? Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Và ông dường như muốn mở đầu một trang mới cho giai cấp người nông dân, dự đoán cho cuộc khởi nghĩa 1945 sắp tới nên đã lựa chọn nhan đề là “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ theo đúng nghĩa đen của nó.

“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn.

Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng nhưng lẽ thường khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng, cho gia đình mình.

Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “SỐNG”.Tác phẩm “Tắt đèn” cũng như đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời.

Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 mẫu 2

Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?

Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy.

Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”.

Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại.

Cách xưng hô “ông- cháu” đã được thay bằng “ông- tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày- bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước.

Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muốn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ.

Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.”Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 3

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu “Tức nước vỡ bờ” ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 4

“Tức nước vỡ bờ” có nghĩa là: nước quá nhiều quá mạnh, bờ không thể chịu đựng được, bờ bị vỡ nước tràn ra ngoài, nước ào ạt chảy ra.

Nhưng đặt trong văn bản cuả Ngô Tất Tố, nhan đề Tức nước vỡ bờ ám chỉ bất kì sự chịu đựng nào cũng chỉ có giới hạn nhất định, nếu vượt quá giới hạn thì sự chịu đựng ấy sẽ không còn nữa mà thay bằng sự phản kháng, sự chống đối. Chị Dậu bị dồn đến bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác phải vùng lên quật ngã cả 2 tên tay sai

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 5

Nhan đề Tức nước vỡ bờ đã phản ánh một quy luật tất yếu của cuộc sống có tức nước có vỡ bờ có áp bức có đấu tranh. Chị Dậu khi bị dồn vào bước đường cùng quẫn đã đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 6

Nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích này rất đáng. Tức nước ám chỉ sự áp bức tàn nhẫn của cai lệ đối với vợ chồng chị Dậu; vỡ bờ chỉ sự vùng lên của chị Dậu khi không thể chịuđựng được nữa. Đó chính là quy luật có áp bức, có đấu tranh của quần chúng lao khổ trong chế độ cũ trước Cách mạng tháng Tám. Với đặc điểm súc tích và giàu ý nghĩa, nhan đề Tức nước vỡ bờ đã làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 7

Tức nước vỡ bờ là đoạn trích của tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy sự can đảm của chị dậu, vì bảo vệ chồng nên chị đã dám chống lại bọn tay sai, ý nghĩa của câu tức nước vỡ bờ là (ví dụ nhu 1 li nước gần đầy mà lại thêm nhiều giọt nước nữa thì nước trong li sẽ tràn ra ngoài)

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 8

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do tác giả đặt đã khái quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Đây chính là thành ngữ của người dân Việt Nam nói lên một chân lí: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

Những người nông dân trong xã hội phong kiến đã bị bóc lột nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần. Họ đã làm việc vất vả nhưng chỉ có được đồng lương ít ỏi, không đủ sống, họ không có tiếng nối, không có quyền quyết định. Và họ đã vùng lên đấu tranh vì “Con giun xéo mãi cũng quằn” hay chân lí “Tức nước vỡ bờ”

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8 ngắn gọn mẫu 9

– Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, tên nhan đề Tức nước vỡ bờ là do người biên soạn sách đặt- Nghĩa đen:

+ Bờ (bờ ruộng): Là ranh giới, giới hạn giữa các mảnh ruộng với nhau được con người đắp thành trong quá trình canh tác nhằm giữ lại lượng nước cần thiết bên trong mảnh ruộng và ngăn cản sự thoát nước ra bên ngoài

+ Tức nước: Tình trạng nước quá đầy sắp trào ra

– Nghĩa bóng:

+ Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng khác nhau, khi mức độ chịu đựng vẫn còn trong phạm vi giới hạn, con người có thể nhẫn nhịn cho qua được. Tuy nhiên nếu sự việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát, có nghĩa phá vỡ mức độ chịu đựng, con người sẽ phản kháng lại như sức mạnh của dòng nước đã quá đầy, trào ra phá vỡ bờ.

– Nhan đề tác phẩm khẳng định con đường đấu tranh giải phóng chính mình của tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ là con đường tất yếu và đúng đắn. Đó cũng chính là điều nhà văn Nguyễn Tất Tố muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Của Ngô Tất Tố

1. Tóm tắt nội dung bài học

Bộ mặt tàn bạo bất nhân của chế độ xã hội phong kiến áp bức bóc lột và tình cảnh thống khổ của người nông dân

Phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của chị Dậu – người phụ nữ nông dân.

1.2. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Ngô Tất Tố

2. Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị:

Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không”.

Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng” – chúng là hiện hình của tai họa.

Câu 2: Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Phân tích nhân vật cai lệ:

Là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai:

Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu).

Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.

Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế. Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói.

Đánh người là “nghề” của hắn, hắn làm có kĩ thuật, thành thạo.

Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của cái chế độ tàn bạo đó. Chế độ ấy rất cần những hạng người, những tư cách ấy. Hôm trước, ở đình làng, tên phó lí Đông Xá đã bảo hắn: “Sao ông không giã cho nó (chị Dậu) một mẻ. Ông lí tôi mời ông về đây chỉ có thế!”.

Trong kì sưu thuế giống như một cuộc săn thú này, cai lệ là một con chó săn nòi hung dữ, rất được việc! Dường như toàn bộ ý thức của hắn lúc này chỉ là ra tay trừng trị kẻ thiếu thuế:

Vừa “sầm sập” xông vào nhà chị Dậu cùng gã người nhà lí trưởng, hắn đập roi xuống đất, quát thét ra oai, rất hống hách và đểu cáng: “- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý. Mà nếu anh Dậu chết đêm qua thì chính là hắn phải chịu trách nhiệm trước tiên, chứ không phải ai khác. Vì chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng.

Mở miệng, hắn chỉ thét, quát, hầm hè, tức là “ngôn ngữ” của thú dữ chứ đâu phải tiếng nói của con người!

Và hắn cũng có nghe gì người khác nói đâu, nên mới không cho lọt vào tai bất cứ một lời nào của chị Dậu, để cuối cùng, chị Dậu hoảng sợ quá, van xin hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Thì hắn đã đáp lại bằng thứ ngôn nữ riêng của hắn, tàn ác và đểu giả: “Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu”.

Trong cái đám đông tay sai của quan phủ, lí trưởng, cai lệ chỉ là một nhân vật “chạy cờ”, một gã tay sai mạt hạng, vô danh. Nhưng bộ mặt hung dữ, đểu cáng của hắn vẫn có một giá trị tiêu biểu riêng; hắn là một thứ “Thiên lôi”, một cái búa sắt trong tay bọn thống trị, tức là tiêu biểu cho chức năng đàn áp của cái chế độ tàn bạo ăn thịt người. Hắn dữ tợn, gây tội ác không hề chùn tay nhưng tất cả đều nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Vì vậy, có thể nói, cái tên cai lệ không chút tình người đó chính là hiện tượng đầy đủ, “thật thà” nhất của cái trật tự tàn bạo dã man đương thời.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu: Lúc cai lệ và tên nhà lí trưởng ập vào chị Dậu ở vào tình cảnh éo le ngặt nghèo trước sự sống, chết của người chồng, chị phải tìm mọi cách để bảo vệ bằng mọi giá. Diễn biến tâm lí và hành động của chị thay đổi vào từng cảnh ngộ, tình huống

Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, thể hiện:

Xưng hô: gọi cai lệ bằng ông – xưng cháu.

Lời nói: Thể hiện sự nhún nhường, cầu xin tha thiết: “Hai ông làm phúc”; “xin ông trông lại”; “cháu van ông, ông tha cho”.

Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ… Hết sức vì tính mạng của chồng chị đã hạ mình, nhún nhường nhưng cai lệ vẫn cứ hách dịch, tàn nhẫn, đáp lại sự lễ phép hạ mình của chị Dậu là hành động hết sức thô bỉ và nhẫn tâm của hắn: đánh chị Dậu và xông vào trói anh Dậu.

Sau đó: vùng lên phản kháng chống trả:

Trước sự lâm nguy của tính mạng người chồng thái độ hoàn toàn thay đổi “Tức nước vỡ bờ” chị đứng dậy chống trả lại kẻ thù

Xưng hô: Từ “ông cháu” chuyển sang “ông – tôi” đặt mình ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn và sau đó đặt cai lệ xuống “thứ mày – tao” một cách căm giận, khinh bỉ.

Lời nói: Đầy quyết liệt thách thức “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”; “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Hành động: túm lấy cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã “chỏng quèo trên mặt đất” với người nhà lí trưởng chị “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

⇒Hình ảnh chị Dậu thật mạnh mẽ, khỏe khoắn quyết liệt, sức mạnh của chị không chỉ là sức mạnh của người đàn bà lực điền mà chủ yếu là sức mạnh của lòng căm thù trào lên thành sóng lũ.

Nhận xét cách miêu tả:

Đoạn trích miêu tả rất chân thực, sinh động, hợp lí trong sự vận động và chuyển biến về tâm lí của nhân vật chị Dậu.

Ngòi bút của tác giả dường như rất hả hê, sung sướng, theo từng hành động của nhân vật mà mình yêu mến.

Nhận xét về tính cách của chị Dậu:

Chị Dậu là người phụ nữ giàu tình thương chồng, rất mực dịu dàng: Chăm sóc chồng ân cần, chu đáo, cứu anh khỏi tay thần chết “nấu cháo quạt nhanh cho chóng nguội, bưng cháo đến tận chỗ chồng nằm động viên anh “thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Chị Dậu là người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng: chị dám chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ cho tính mạng của chồng mình mà không phải người phụ nữ nào cũng dám làm như thế. Với một điều rất đơn giản: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Đó chính là sự thể hiện chân lí: Có áp bức, sẽ có đấu tranh.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích. Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Nhan đề Tức nước vỡ bờ:

Nghĩa đen: nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ.

Nghĩa bóng: người dân đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.

Đặt tên tiêu đề như vậy là hoàn toàn thỏa đáng. Vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích: Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng tất sẽ Tức nước vỡ bờ, họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lí trướng của chị Dậu ở đây tuy liều lĩnh, cô độc và tự phát nhưng đã thế hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Chính hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nước vỡ bờ. ở đâu có áp bức, ớ đó có đấu tranh.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”

Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng – đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”.

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm rõ sáng kiến của Nguyễn Tuân.

Ý kiến nhà văn Nguyễn Tuân về tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”: là xác đáng

Bởi qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp thuế thân.

Sự tàn nhẫn của xã hội đối với người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả tài sản mới chỉ đủ sức nộp một suất sưu. Anh Dậu lại đang bị ốm thế mà vẫn bị bắt, bị đánh cho thập tử, nhất sinh.

Sự hống hách, bất nhân, tàn ác của giai cấp thông trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử tàn bạo với con người.

⇒ Với những sự thật ấy, quần chúng nông dân nghèo khố bị áp bức hết mức chỉ còn một con đường vùng dậy đế tự cứu mình, không có cách nào khác

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Tức nước vỡ bờ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Hướng dẫn soạn Tức nước vỡ bờ

soạn bài “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố

Bản chất của xã hội cũ qua Tức nước vỡ bờ

1.Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em hiểu được gì về bản chất của xã hội cũ qua hình ảnh tên cai lệ và người nhà lí trưởng?

2. đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với nhân vật chị Dậu giúp em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội bấy giờ?

PLEASE HELP ME!!!!!!!!!!!! MÌNH ĐANG CẦN GẤP. PLEASE!!!!!!!!!

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu

Cảm nhận của em về nhân vật chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ của ngô tất tố

Ít nhất 3 mặt giấy

Mn giúp e vs ak

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ

theo em,đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn thích này có hợp lí không ?Vì sao ?

Tình cảnh của gia đình chị Dậu

Cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Tức Nước Vỡ Bờ

Tức nước vỡ bờ

Câu 1 (Câu 1 trang 32 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu thì tình thế của chị Dậu như thế nào?

Trả lời:

– Chị Dậu phải bán con, bán chó để nộp xuất sưu cứu anh Dậu đang bị trói ngoài đình, nào ngờ còn phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái.

– Anh Dậu bị đánh đến chết đi sống lại nhưng chị Dậu không còn cách nào để chạy đủ tiền lo cho suất sưu của em chồng, cả nhà đang nơm nớp lo sợ

– Chị Dậu đang rón rén bưng bát cháo đến bên chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không thì bọn tay sai đã ập tới.

→ Tình cảnh chị dậu vô cùng éo le, thương tâm.

Câu 2 (Câu 2 trang 32 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

– Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ, là tay sai của chế độ thực dân phong kiến.

– Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò đi thúc sưu thuế, chúng thét lác, đánh đập như một cuộc săn người.

– Hắn với tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định bắt anh ra ngoài đình chịu phạt vì không nộp đủ sưu thuế. Bản chất hung dữ, trợn mắt, quát tháo, tát vào mặt chị Dậu

– Hắn là một tên tay sai mạt hạng nhưng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy bởi xã hội thực dân đã trao cho chúng những quyền ấy, hắn là công cụ đắc lực cho trật tự xã hội ấy. Qua đó cho thấy xã hội đầy nhiễu nhương, loạn lạc.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình (mắt trợn ngược), giọng điệu (khàn khàn, hằm hè, thú tính), hành động (dã man, tàn nhẫn không có tính người).

→ Cai lệ chỉ là kẻ tiểu tốt vô danh nhưng lại hống hách, tàn ác, hung dữ làm những điều bất nhân mà không ghê sợ, là tay sai đắc lực cho chế độ thực dân phong kiến.

Câu 3 (Câu 5 trang 33 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Hành động của bọn người thúc sưu Tình cảnh và thái độ của anh Dậu Sự đối phó của chị Dậu

Bước 1

Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng, quát thét thúc sưu

Uể oải, run rẩy vừa lề bát cháo vào miệng, hoảng quá để vội bát cháo xuống phản lăn đùng ra không nói được câu gì

Run run, van xin

Bước 2

Trợn ngược mắt quát tháo, mắng chửi, đe dọa.

Ốm nặng , người nhà lí trưởng e dè khi động vào

Tha thiết van xin

Bước 3

Giật phắt thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, đánh chị Dậu

Muốn dậy can ngăn vợ, vừa run vừa kêu vợ không được đánh trả

Xám mặt, đặt con xuống đỡ tay tên cai lệ, nghiến hai hàm răng, đánh trả

– Nghệ thuật thuật kể chuyện và kết cấu đoạn văn:

+ Cách kể chuyện tự nhiên, gay cấn, hấp dẫn.

+ Kết cấu chặt chẽ, tập trung vào các chi tiết đặc sắc, đặc tả hành động, tính cách nhân vật.

Câu 4: Theo em do đâu mà chị Dậu có được sức mạnh để đánh ngã cả hai tên tay sai hung dãn đó? Em crm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách chị Dậu?

Trả lời:

a. Chị Dậu có được sức mạnh để đánh ngã cả hai tên tay sai hung dãn đó bởi sau khi nhẫn nhịn, cam chịu van xin nhưng chỉ nhận được sự phũ phàng, hung hãn, nhất là khi anh Dậu – người chồng mà chị đang gắng bảo vệ đang đứng trước nguy cơ một lần nữa bị bắt trói ra đình khi đang ốm nặng, chị bị tên cai lệ đánh thậm tệ. Sự uất ức căm hờn của chị Dậu lên tới đỉnh điểm, rồi trào dâng thành hành động. Những điều đó đã tạo thành sức mạnh để chị Dậu đánh ngã hai tên tay sai.

b. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của chị Dậu:

Chị Dậu là người phụ nữ tầm tảo hết lòng yêu thương chăm sóc và bảo vệ chồng.

Chị cũng là người có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác trong khi tất cả mọi người đều cam chịu không dám phản kháng.

Câu 5 (Câu 6* trang 33 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

– Ý kiến của Nguyễn Tuân muốn khẳng định: Qua Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã nói lên quy luật có áp bức phải có đấu tranh.

– Chứng minh: Chị Dậu và gia đình chị bị áp bức bất công, phải nộp thuế cho cả người em chồng đã mất. Mặc dù đã van xin tha thiết nhưng chỉ nhận lại sự hung hãn, vũ phu cho nên Chị Dậu đã phẫn uất mà đấu tranh chống lại.

Câu 6:

Trả lời:

Giọng điệu, ngôn ngữ của 4 nhân vật trong đoạn trích có những sắc thái biểu cảm rất khác nhau:

– Anh Dậu: Rụt rè, sợ hãi, nhún nhường.

– Chị Dậu: Ban đầu tha thiết van xin, run run nhún nhường, sau đó mạnh mẽ, dõng dạc, dứt khoát.

– Cai lệ: Giọng khàn khàn, hằm hè, hống hách, hung hãn

– Người nhà lí trưởng: Mỉa mai, giễu cợt

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ &Amp; Tóm Tắt Văn Bản trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!